BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73237)
(Xem: 62215)
(Xem: 39393)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xu hướng bắt chước của giới trẻ

20 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 934)
  • Tác giả :
Xu hướng bắt chước của giới trẻ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Gần đây, báo mạng VnExpress có bài viết về một hành động lạ lùng của giới trẻ.

Tải xuống để nghe.


Giới trẻ Ai Cập cạnh một quán cà phê wifi tại Cairo năm 2008, lúc mạng internet thường xuyên bị gián đoạn. AFP Photo


Đó là một đoạn băng ngắn ghi lại hình ảnh một bạn nam dừng lại giữa đường phố, giơ cao một chú gấu bông lên cao và một nhóm bạn trẻ khác chạy đến quỳ lạy liên tục cho đến khi bạn nam kia hạ con gấu xuống.

Video và bài viết này gây xôn xao dư luận khi độc giả không hiểu từ đâu các bạn trẻ lại làm một việc lạ lùng như thế. Có giải thích cho rằng đó là xu hướng bắt chước một phong trào mới, học theo những điều mới lạ từ những nơi khác trên thế giới…

Tuy nhiên, đâu là giới hạn cho sự học theo, bắt chước như thế? Liệu các bạn trẻ có hiểu được tầm quan trọng của những việc mình đang làm, dù đó là trào lưu mới nhất?

Trào lưu mới


Trang www.improveverywhere.com, đăng tải hình ảnh và hoạt động của một nhóm bạn trẻ có gắn tai nghe từ các máy MP3 đeo theo trong người và cùng nhau làm những động tác ngộ nghĩnh khiến những người xung quanh tròn xoe mắt nhìn.

Tìm hiểu thêm mới biết các bạn này nghe theo sự chỉ dẫn phát ra từ một đoạn băng được tải xuống từ internet qua trang nhà của Improv Everywhere, một trang mạng xã hội đặc biệt.

ImproveEverywhere được anh Charlie Todd lập nên năm 2002, khi anh 21 tuổi và mới tốt nghiệp đại học. Khởi đầu từ một ý tưởng chỉ muốn có những trò phá phách vui nhộn với những người xung quanh, anh Charlie cùng một nhóm bạn nhỏ hẹn nhau tại một địa điểm, vào thời gian nhất định, và cùng làm một việc gì đó khác người, gây sự chú ý chỉ để mua vui.

Sau gần 10 năm và số người tham dự những trò chơi của anh lên đến hàng ngàn người, anh Charlie vẫn xem những trò đùa của anh là vô hại và chung quy chỉ là để vui. Các trò chơi này thường được bắt đầu từ một ý tưởng, ví dụ như Thí nghiệm MP3 số 7, với số các bạn trẻ lên tới 3000, tải xuống đoạn ghi băng từ trang nhà của Improv Everywhere vào ipod hay bất cứ một máy nghe nào có thể chạy MP3. Đến giờ khắc đã định sẵn, một tiếng nói từ đoạn băng này sẽ vang lên lời chỉ dẫn.

Trước tiên giọng nói đó nói rằng nếu bạn đang nghe tôi nói, hãy gãi đầu và người ta có thể thấy hàng chục bạn trẻ cùng nhau gãi đầu. Sau đó từng bước một các bạn được chỉ dẫn nhảy theo một đoạn nhạc, di chuyển địa điểm, nhiều họat động khác nữa và sau đó là tất cả những người trong nhóm cùng tham gia một party ngoài trời vui vẻ.

Anh Charlie cho biết về suy nghĩ của mình sau những đạt đuợc, anh nói:

“Tôi đã làm công việc này được 10 năm rồi và sắp tới chúng tôi sẽ có một buổi họp mặt, thực hiện lại thí nghiệm đầu tiên mà chúng tôi đã làm để ăn mừng thành công này. Chúng tôi rất hãnh điện là chúng tôi sống sót được 10 năm nay.

Internet là một công cụ đã giúp chúng tôi rất nhiều nên không biết trong 5 năm hay 10 năm tới chúng tôi sẽ ra sao nhưng thật sự mà nói, giới trẻ chúng tôi bắt theo những phát triển của công nghệ thông tin cũng rất nhanh nên tôi cũng rất hồi hộp và mong đợi những điều tốt tương lai sẽ đem đến.”

Nên tiếp thu có chọn lọc


Có một số bạn trẻ Việt Nam cũng học theo cách làm này. Tuy vậy có những phản hồi không đồng tình với ý tưởng của Charlie. Liệu vấn đề nằm ở chỗ bản thân trò chơi hay chính những bạn trẻ học theo cách thể hiện này hiểu sai?


Giới trẻ Việt Nam trong một sàn nhảy ở SG. AFP photo


Quỳ lạy được xem là một hành động khá thiêng liêng đối với người Việt chúng ta nhưng đã bị các bạn dùng như là một trò chơi gây, bất bình trong chính giới trẻ.

Bạn Kim Hương, tại Hóc Môn, cho biết có nghe nói và xem qua đoạn băng đó. Hương cho rằng những hành động ấy phản văn hóa và đôi khi những điều được xem như là phổ biến tại các nước Tây phương hoàn toàn không phù hợp với giới trẻ Việt Nam. Hương bày tỏ ý kiến:

“Đó là một hành động phản cảm, vô nghĩa, nói chung là thấy nó kỳ kỳ sao đó. Em nghĩ đó là do những người trẻ muốn thể hiện bản thân khi làm hành động đó rồi quay clip rồi tung lên mạng.

Do những người đó thích chơi nổi nhưng mà không biết những hành động đó thiếu văn hóa, gây phản cảm. Em nghĩ mình học những điều hay của người khác là tốt với điều kiện là phải tiếp thu có chọn lọc, còn nếu mà mình tiếp thu mà mình không suy nghĩ, cò những cái ở nước ngoài phù hợp nhưng nước mình không phù hợp…”

Tuy nhiên, Hương cũng cho rằng có một số phong trào làm bạn thích thú và nghĩ rằng chúng hay hay như ngày “Free hugs” được tạm dich là “Ngày ôm miễn phí” được thực hiện bởi một cô gái ngoại quốc. Cô gái này đeo một tấm bảng trước ngực với dòng chữ cô sẽ để cho tất cả mọi người ôm cô miễn phí cho ngày hôm ấy.

Nói như vậy có nghĩa là chương trình tương tự như Improv Everywhere cũng có thể được đón nhận tại Việt Nam nhưng các bạn trẻ, những ai muốn học theo phong trào này phải xác định rõ mục đích cũng như suy nghĩ cẩn thận hầu tránh tình trạng gây phản cảm.

Improv Everywhere chỉ là một ví dụ của sự bắt chước, làm theo và suy nghĩ không chính chắn của các bạn trẻ, thế nhưng phong trào này có thể phát huy được nếu như giới trẻ có những mục đích chính đáng, như cùng nhau dọn rác, giúp đỡ người nghèo rồi sau đó có một buổi tiệc nho nhỏ để tự thưởng cho chính mình thì có lẽ các bạn ấy sẽ không phải nhận những cái nhìn thiếu thiện cảm của người khác.

Tính phiêu lưu

Anh Charlie Todd cho biết ý tưởng của Improve Everywhere chắc chắn là không mới mẻ nhưng chính tính thích phiêu lưu và mong muốn tạo được cái riêng cho chính mình đã đem đến cho anh kết quả như hiện nay. Charlie nói rằng anh không có dự định dùng Improv Everywhere để truyển bá bất cứ một thong điệp chính trị, nhân quyền hay những điều khác, anh chỉ mong những ai tham gia có được một khoảng thời gian vui vẻ, làm một điều gì đó ngộ nghĩnh mà không cảm thấy cô đơn. Anh Charlie nói về quan điểm này:

“Làm một việc gì đó như là Thí nghiệm MP3 mà số lượng người tham gia lên tới trăm hay hàng ngàn thì mục đích là để những người này có một trải nghiệm đáng nhớ, đặc biệt, vui và đối với chúng tôi, thỏa mãn được tính sáng tạo cho những người làm công việc giúp vui cho người khác như diễn viên hài.

Đối với chúng tôi, điều này thật sự đem lại cảm giác thỏa mãn khi có thể nghĩ đến một sáng tạo mà từ trước đến giờ chưa ai có thể làm được. Hàng ngàn người tham gia và cà trăm ngàn người theo dõi hay coi lại trên mạng. Rất nhiều người trong thế giới của chúng ta hơi khác số đông một tí xíu và có thể rất ngại ngùn, không được sống đúng như bản thân mình vì e ngại dư luận.

ImproveEverywhere đem đến cho họ một cơ hội để thể hiện mình, làm một điều gì đó ngộ nghĩnh và được công nhận. Bạn có thể đến buổi tiệc của chúng tôi một mình nhưng khi đến nơi, bạn sẽ thấy rằng có hàng trăm, hàng ngàn người khác đếu giống bạn, thế là tất cả mọi người có thể hòa nhập và vui chơi.

Chúng tôi không bao giờ làm điều gì trái luật hay phạm pháp hay tệ hơn nữa là dùng trò chơi của chúng tôi để ủng hộ một phe đảng chính trị. Chúng tôi thật sự chỉ muốn đem lại niềm vui và tiếng cười cho mọi người.”

Một chủ đích có ích cho xã hội hay ít nhất là không gây khó chịu cho người khác tất nhiên sẽ được tán thưởng. Giới trẻ luôn mang trong mình nhiệt huyết nhất, do đó, khi chúng ta định hướng đựơc đường đi của mình thì một chút vui nhộn của buổi tiệc ngoài trời sẽ không là quá đáng.
Khoa Diễm, phóng viên RFA

19-11-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn