BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73328)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lưu Bang chơi cờ người

19 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 975)
Lưu Bang chơi cờ người
50Vote
40Vote
33Vote
20Vote
10Vote
33
“Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được chuyện thắng thua ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng; trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đều là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt.”

Câu này Chủ tịch nghe GS Hoài nói đã hàng chục lần rồi, nên thuộc. Mỗi lần ngồi uống bia với ai đó, khi đã có hơi men ngà ngà, gợi ý đề tài Tam Quốc hay Đông chu liệt quốc là hắn mở máy. Với hắn, những bộ sách này dường như đã được ghi tạc trong đầu như băng ghi âm, chỉ cần mở ra là đọc thuộc làu từng đoạn, nghe mãi vẫn thấy hay, ngẫm mãi vẫn thăm thẳm ý nghĩa.

Trở lại câu nói của Lưu Bang, đọc lại vẫn thấy hiện đại, không cổ xưa một tý nào. Người xưa gọi là thuật dùng người, ngày nay, người ta gọi là hợp tác vì mục tiêu chung. Theo đó, mỗi người có một lợi thế riêng về sức lực, về trí tuệ, về tài năng. Đứng riêng rẽ sẽ không làm được gì nhiều, nhưng nếu biết kết hợp những thứ ấy, sẽ tạo dựng được một sự nghiệp, thậm chí, lấy được cả thiên hạ như Lưu Bang, người gây dựng nên cơ nghiệp nhà Hán kéo dài hàng trăm năm.

Lưu Bang (256 TCN hay 247 TCN – 1/6/195 TCN) người làng Trọng Dương, ấp Phong, quận Bái, ở ngôi từ năm 202 TCN đến 195 TCN. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Lưu Bang có nhiều tướng lạ. Ông không lo nghĩ đến sản nghiệp, không câu nệ chuyện nhỏ nhặt. Tính tình tuy khá buông thả, song rộng rãi, sáng suốt, nhanh trí, khôi hài. Lưu Bang từng phải đi phu ở Hàm Dương và trông thấy Tần Thủy Hoàng. Sau đó ông làm Đình trưởng ở Tứ Thượng. Từ đó, ông quen biết và thân thiện với những người như Hạ Hầu Anh, Tiêu Hà, Tào Tham.

Một lần ông phải đưa những người bị đày đến Lịch Sơn. Đường xa, nhiều người bỏ trốn. Thấy rằng đến nơi thì chẳng còn ai thì ông cũng bị xử tội, ông bèn tha hết những người còn lại và trốn theo họ vào vùng núi Mang. Những người này tôn ông làm thủ lĩnh.

Tần Thủy Hoàng chết (210 TCN), Tần Nhị Thế lên thay, nhà Tần suy yếu. Tháng 7 năm 209 TCN, Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa, khắp Sơn Đông, Hà Bắc các nơi nhao nhao hưởng ứng. Quan lại địa phương của Tần không chế ngự được. Quan huyện của Bái vì thế cũng muốn khởi quân tham gia, hỏi kế huyện lại như Tiêu Hà, Tào Tham. Tiêu, Tào khuyên quan huyện cho gọi nhóm của Lưu Bang về làm thanh thế.

Quan huyện bèn sai Phàn Khoái mời Lưu Bang. Lưu Bang cùng đồng đảng đến nơi, quan huyện đổi ý, đóng cửa thành, lại muốn giết cả Tiêu, Tào vì sợ những người này làm nội ứng. Tiêu, Tào trốn theo Lưu Bang, bàn kế cho Lưu Bang bắn thư vào thành thuyết phục các bậc trưởng lão để họ cho con em đuổi quan huyện để đón mình. Kế thành công. Lưu Bang được tôn làm Bái Công lãnh đạo con em huyện Bái tham gia khởi nghĩa. Từ đó, ông đánh đông chiếm tây, đánh bại các quan cai trị địa phương tạo thế lực.

Song các thế lực cát cứ nhiều người có thanh thế hơn ông. Ông cô thế, nghe tin quân khởi nghĩa của Hạng Lương đến đất Tiết, ông đến xin theo, được Hạng Lương cấp thêm binh sĩ. Ông cùng Hạng Vũ đánh quân Tần ở Thành Dương, Bộc Dương, Ung Khâu, chém Thái Thú Tam Xuyên của Tần là Lý Do.

Trước đó, Trần Thắng bị quân Tần giết, Hạng Lương tôn hậu duệ nước Sở tên Tâm lên ngôi, tức Sở Hoài Vương. Sau, Hạng Lương thua trận chết ở Định Đào, Sở Hoài Vương (Hạng Vũ) đích thân chỉ huy quân đội, dời đô đến Bành Thành để ổn định tình hình. Sở Hoài Vương giao ước với các tướng lĩnh và chư hầu rằng: “Ai vào Hàm Dương trước được làm vua nước Tần”. Sau khi giết được Hạng Lương, quân Tần do Chương Hàm chỉ huy vượt Hoàng Hà sang bắc đánh quân khởi nghĩa ở nước Triệu. Triệu cầu cứu, Sở Hoài Vương phong Tống Nghĩa làm Thượng Tướng Quân thống lĩnh quân đội đi cứu Triệu. Song Tống Nghĩa đồn binh không tiến. Hạng Vũ bèn giết Tống Nghĩa, tự mình thống lĩnh quân đội, vượt Hoàng Hà đến cứu Triệu.

Trong lúc này, Lưu Bang đánh quân Tần ở vùng Sơn Đông, Hà Nam, theo lời Lịch Tự Cơ chiếm Trần Lưu để lấy thêm lương thực, rồi tiến đánh quân Tần ở Bạch Mã, Khúc Ngộ, Huỳnh Dương, Khai Phong, Dĩnh Dương. Xong ông chiếm ải Hoàn Viên, đánh Lạc Dương, chặn bến Hà Tân, rồi ra ải Hoàn Viên về phía tây vây Uyển Thành. Quan Thú Nam Dương của Tần đầu hàng. Rồi ông tiến đến Vũ Quan. Lúc này Chương Hàm vừa đầu hàng Hạng Vũ, nước Tần chấn động. Triệu Cao bèn giết Tần Nhị Thế, lập Tử Anh lên ngôi, tự giáng xuống chỉ làm Tần Vương mong giảng hòa với chư hầu. Lưu Bang theo kế Trương Lương hối lộ tướng Tần giữ Vũ Quan để quân Tần trễ nải, nhân đấy tập kích đánh bại quân Tần, rồi lại đánh bại quân Tần ở Lam Điền. Ông dẫn quân đến Bá Thượng, vua Tần Tử Anh đầu hàng.

Coi toàn bộ lãnh thổ Tần cũ đều thuộc quyền cai trị của mình, Hạng Vũ phân chia lại các vùng đất không chỉ của Tần mà của cả các nước chư hầu khác có tham gia vào cuộc khởi nghĩa thành 19 quận huyện. Hạng Vũ không thực hiện lời hứa của Sở Hoài Vương (Hạng Bá) và nhanh chóng ám sát Hoài Vương. Thay vào đó Hạng Vũ chia Quan Trung thành Tam Tần. Lưu Bang chỉ được phong làm Hán Vương (Tứ Xuyên, Trùng Khánh và phía nam Thiểm Tây hiện nay).

Tại Hán Trung, Lưu Bang tập trung nỗ lực vào việc phát triển nông nghiệp và huấn luyện binh sĩ, nhờ đó tăng cường sức mạnh quân sự. Lưu Bang tấn công Tam Tần, chiếm Quan Trung và bắt đầu cuộc chiến sau này sẽ được gọi là Hán Sở tranh hùng chống lại Hạng Vũ.

Hạng Vũ có khả năng quân sự vượt xa Lưu Bang, nhưng lại không có tài chính trị. Hạng Vũ liên tục đánh bại Lưu Bang trên chiến trường nhưng mỗi thắng lợi lại càng làm mọi người xa lánh Vũ để quay sang ủng hộ Lưu Bang. Khi cuối cùng Hạng Vũ bị đánh bại, Vũ không thể hồi phục và phải tự sát. Cuộc chiến kéo dài năm năm (206–202 TCN) và chấm dứt với thắng lợi của Lưu Bang. Sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu Bang trở thành Hoàng đế Hán Cao Tổ, lập ra nhà Hán và đóng đô tại Trường An (Tây An hiện nay).

“…Ba người này đều là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt.” Câu này ngắn gọn nhưng đã lột tả hết sự khác biệt giữa Lưu Bang và Hạng Vũ. Sự thành công hay thất bại trong cuộc sống đôi lúc chỉ là tạo nên những sự khác biệt nho nhỏ đó.

Phan Thế Hải

19-11-2010

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn