BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

RFA Phỏng Vấn Phương Nam

11 Tháng Mười 200412:00 SA(Xem: 752)
RFA Phỏng Vấn Phương Nam
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Giới thiệu:
Như thường lệ, mỗi thứ bảy hàng tuần, chương trình Văn Học Nghệ Thuật do Phạm Điền phụ trách lại đến với quý thính giả. Kỳ này, tạp chí hân hạnh được Phương Nam, tác giả của các tiểu luận giá trị về Việt Nam cho biết quan điểm của ông đối với các đề tài sinh tử của đất nước. Trước đây, tiến sỹ Hà Sĩ Phu đã trăn trở với các vấn đề Việt Nam, nay Phương Nam trong các tiểu luận của mình cũng đóng góp vào sự nhận diện và soi sáng những vấn đề không thể không đặt ra, trước khi Việt Nam muốn ra khỏi bế tắc và hội nhập vào dòng sống hài hòa của thế giới.

Phương Nam, một nhà trí thức Việt Nam, nay đang sống tại Việt Nam. Nhưng vào năm 2000, từ Australia, ông đã viết nhiều tiểu luận, mà bản đầu tiên mang tựa đề Việt Nam Đất Nước Tôi. Các tiểu luận sau đó không chỉ phản ảnh những băn khoăn của người trí thức, mà còn là của cả dân tộc, trước các chuyển biến diễn ra từng ngày ở Việt Nam.

Bằng một cái nhìn điềm tĩnh, khách quan của một nhà phân tích, căn cứ vào các sự kiện lịch sử, nhưng lại có một tấm lòng nồng nhiệt muốn thấy đất nước sớm thay áo, sớm phát triển, để tránh khỏi tình trạng bế tắc mà tác giả thấy Việt Nam sẽ vướng phải. Ông kêu gọi Việt Nam phải sớm bước ra ngoài sự khống chế của sự độc tài, độc đảng.

Giống như Hà Sĩ Phu trước đây kêu gọi dân tộc Việt Nam phải Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ, nay Phương Nam cũng kêu gọi một sự thức tỉnh rốt ráo, nhận thức lại thân phận đất nước, nhằm sớm thoát khỏi sự khống chế của chủ nghĩa cộng sản, một bảng hiệu đã suy tàn, để xây dựng một đất nước hùng cường và thịnh vượng.

Trong câu chuyện với Phương Nam tối này, chúng tôi có một số câu hỏi để ông cho biết rõ hơn về hoàn cảnh viết các tập tiểu luận này. Xin mời quý thính giả theo dõi.

Hỏi: Thưa ông Phương Nam, các bài tiểu luận của ông được ghi xuất xứ ở Autralia, xin cho thính giả biết rõ hơn về giai đọan ông khởi sự viết về Việt Nam ?

Trả lời: Vâng, xin kính chào anh Phạm Điện, xin kính chào các thính giả của chương trình Văn học nghệ thuật – Đài Á Châu Tự Do. Tôi viết 5 bài tiểu luận là: Việt Nam Đất Nước Tôi/ Việt Nam Và Sự Đổi Mới/ Suy Nghĩ Về Nhận Thức Lại/ Viết Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Viết Tiếp Về Nhận Thức Lại.

Những bài này tôi đều viết tại Australia, trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2000 đến tháng 8 năm 2001. Tôi sang Australia cùng gia đình từ năm 1994 và khởi sự viết bài đầu tiên: Việt Nam Đất Nước Tôi vào cuối năm 1999, sau khoảng thời gian hơn 5 năm sinh sống tại đây. Bài này tôi viết trong 6 tháng, còn những bài sau thì viết nhanh hơn, khoảng từ 2 đến 3 tháng.

Hỏi: Trong các tiểu luận của mình, ông đã đề cập đến chủ nghĩa cộng sản và các sự sai lầm từ Mác và cổ động cho một sự thay đổi ở Việt Nam. Mục tiêu của ông hẳn là một sự thuyết phục, một sự đánh thức, không những cho người đọc mà còn là cho chính quyền nữa. Liệu những điều ông đặt ra, họ có hiểu để thay đổi không ?

Trả lời: Việc nhận ra những sai lầm chết người của chủ nghĩa cộng sản, của Mác thì đã có nhiều người làm không phải là mới đây, mà là từ 150 năm trước, tức là ngay sau khi chủ nghĩa ấy ra đời. Tôi chỉ cố gắng góp một phần nhỏ bé nào đó, để tô đậm thêm trong những bài viết của mình mà thôi.

Nhìn lại sự hình thành và tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20 vừa qua, chúng ta thấy rõ một điều: các nước có trình độ dân trí và dân chủ cao hơn thì họ không ra nhập vào hệ thống này. Hoặc nếu có lỡ chót dại mà lao đầu vào thì họ cũng đã tìm cách quay ra cả. Bởi một lẽ đơn giản là họ nhận thức được rõ hơn so với những nước còn lạc hậu như nước ta, về những sai lầm chết người kia của Mác.

Ở Việt Nam thì chủ nghĩa Mác đã vào được đây mà “không qua vọng gác của trí tuệ”, theo cách nói của anh Hà Sỹ Phu. Nay thì phải dùng trí tuệ của cả dân tộc, kết hợp với sức mạnh tổng hợp của thời đại để đẩy nó ra.
(bằng những cách làm dân chủ mang tầm vóc toàn dân tộc, chứ không phải là bằng chiến tranh, bạo loạn hay lật đổ.)

Chính quyền “của dân, do dân và vì dân, mọi hy sinh, phấn đấu cũng đều là vì hạnh phúc của nhân dân” (!?) ở Việt Nam hiện nay dỹ nhiên là dị ứng với bất cứ ai muốn lật ngược những cái gọi là “hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác” kia lên xem ở bên dưới nó là cái gì ? Rất nhiều người đã phải trả giá đắt cho điều này, nhưng không vì thế mà họ chùn bước.

Theo tôi, muốn có một cuộc cách mạng trong hành động, thì trước hết phải tạo được một cuộc cách mạng trong nhận thức. Những bài viết mang tính nhân bản, không cay cú, hận thù, với sự điềm tĩnh, khách quan và khoa học sẽ là tiền đề quan trọng cho cuộc cách mạng đó. Một nước Việt Nam mới cũng phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị ấy.

Một cuộc “cách mạng nhung” nhất định sẽ diễn ra trong một tương lai không xa trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Đó là khi nhân dân không muốn bị cai trị như cũ nữa và chính quyền bảo thủ cũng không thể tiếp tục cai trị được nhân dân như cũ nữa. Những mâu thuẫn về quyền lợi giữa một thiểu số nắm quyền lực với đại đa số dân tộc (kể cả rất nhiều Đảng viên cộng sản chân chính, nay cũng đã là nạn nhân của chế độ), khi nó lên tới đỉnh cao, sẽ là thời cơ của một cuộc cách mạng xã hội. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: mâu thuẫn ấy là đối kháng, ngày càng không có cơ sở và khả năng dung hòa. Chúng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ theo đúng quy luật của nó.

Hỏi: Ông đi du học năm nào ? Xin ông cho biết sơ lược về bản thân. Khi viết những bài tiểu luận này, phản ứng của người đọc ra sao, đặc biệt là thành phần trí thức có đồng ý với ông không ? Họ sẽ làm gì nếu cùng chia sẻ quan điểm của ông ?

Trả lời: Không, tôi không phải là sinh viên đi du học. Tôi sang Australia sinh sống cùng gia đình từ năm 1994 và về lại Việt Nam đầu năm 2002. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và vào Sài Gòn năm 1975, khi còn là một cậu học sinh phổ thông, 16 tuổi.

Tôi đã tốt nghiệp kỹ sư kinh tế và làm việc trong ngành ngân hàng ở Việt Nam nhiều năm. Tôi cũng đã học xong chương trình cao học kinh tế, khóa 1992 – 1994. Nhưng năm 1994, do đi sang Australia nên tôi chưa kịp làm bản luận văn tốt nghiệp. Vì vậy về mặt lý thuyết thì tôi đã hoàn tất, nhưng về mặt bằng cấp thì tôi chưa có bằng thạc sỹ kinh tế.

Về phản ứng của đa số độc giả, nhất là giới trí thức sau khi đọc những bài viết của tôi nhìn chung là tích cực. Tôi thường nhận được những bức thư, những lời nhận xét tốt đẹp của nhiều người, ở cả trong và ngoài nước. Tôi tin rằng mình đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi cũng nhận được những phản ứng không thuận lợi từ một số người, về những quan điểm của tôi thể hiện trong các bài viết của mình, hoặc khi trao đổi trực tiếp với họ. Tôi cho đây là điều bình thường, do tính đa nguyên vốn có của cuộc sống. Với những trường hợp như vậy thì phương châm của tôi là kiên trì đối thoại.

Hỏi: Chính quyền Việt Nam phản ứng thế nào trước sự trình bày thẳng thắn các phê phán của ông đối với chủ nghĩa cộng sản ?

Trả lời: Dỹ nhiên là họ không hài lòng, nhưng tôi cũng không vì vậy mà nản chí hoặc khiếp sợ. Theo tôi, Đảng cộng sản Việt Nam muốn có chỗ đứng trong lòng dân tộc trong tương lai, thì việc cần làm là phải trao quyền tự quyết cho dân tộc ấy, thông qua một cuộc Trưng cầu dân ý. Qua đó để xác định xem dân tộc ấy có muốn duy trì chế độ nhất nguyên, độc đảng ở Việt Nam hôm nay hay không. Chứ không thể cứ nói mãi một cách lấy được rằng: “chủ nghĩa cộng sản là sự lựa chọn của nhân dân và của lịch sử, là ước mơ ngàn đời của dân tộc Việt Nam.” (!?)

Hỏi: Ông có nghĩ cần phải in những tiểu luận này phổ biến ở hải ngọai lẫn trong nước hay không ?

Trả lời: Tôi thấy rất nhiều trang web của đồng bào mình ở hải ngoại đăng các bài viết của tôi. Điều này làm tôi cảm thấy rất ấm lòng và nó động viên tôi rất nhiều. Bởi vì, những suy nghĩ của mình đã ngày càng được nhiều người quan tâm. Gần đây, tôi cũng được biết tờ báo Người Việt, là tờ có số xuất bản cao ở Mỹ cũng đăng chúng trên báo giấy. Ở trong nước, việc phổ biến chúng dỹ nhiên là khó khăn hơn, vì theo điều này, điều nọ của Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam, thì rõ ràng đây là “tài liệu phản động” (!?).

Tôi rất mong ngày càng có nhiều độc giả, nhất là ở trong nước đọc chúng và thảo luận về chúng. Tất nhiên tôi cũng hiểu là việc này phải thận trọng để giữ an toàn cho cả người đọc và người đưa các bài viết ấy. Ở nước người ta dân chủ một lần là được rồi. Đằng này ở nước mình, vì là “dân chủ một triệu lần hơn” (!?) nên kẹt giữ lắm!

Cuối cùng, xin cám ơn chương trình Văn Học Nghệ Thuật đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này. Xin chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt đến các thính giả của đài Á Châu Tự Do. Chúc dân tộc Việt Nam sớm chuyển mình, để có thể hòa nhập được tốt vào thế giới hiện đại.

Tháng 10/2004.

RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn