BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73165)
(Xem: 62197)
(Xem: 39370)
(Xem: 31127)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện từ những chuyến đò ngang

11 Tháng Mười 200612:00 SA(Xem: 749)
Chuyện từ những chuyến đò ngang
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Ngày 19 tháng 5 năm 2003, một chuyến đò ngang - qua bến Cà Tang - bị nước cuốn trôi, khiến cho mười tám em học sinh chết đuối! Người phải chịu trách nhiệm trong tai nạn thương tâm này là ông Võ Nghĩnh, và kẻ liên đới là bào đệ của ông ta - ông Võ Quang Trang. Cả hai đều là những công dân lão hạng. Dù không ai trong số những gia đình nạn nhân nói trên đã đưa đơn thưa kiện, ông Võ Nghĩnh vẫn bị truy tố và xử phạt ba năm tù giam vì tội vi phạm các qui định điều khiển giao thông đường thủy.

“Bị cáo Võ Quang Trang (người giao đò cho anh trai điều khiển) và UBND xã Quế Trung phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường gần 282 triệu đồng cho các bị hại… "(*)

“Trước tòa, bị cáo Nghĩnh nhận hết trách nhiệm trong vụ án. Ông nói: "Tôi lẽ ra là người chết rồi, nhưng sống được tới giờ cũng khổ sở lắm chứ sướng ích chi. Tòa xử sao tôi cũng chịu vì tôi là người có lỗi". Chủ tọa Vũ Thanh Liêm hỏi: "Biết mình già yếu, tuổi đã cao nhưng tại sao ông vẫn còn chèo đò. Lúc đó ông có biết đã vi phạm pháp luật vì không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy không?". Ông Nghĩnh đáp: "Tôi gắn bó với sông Thu Bồn từ nhỏ. Già cả rồi nhưng nghĩ tới hột lúa hột gạo nên phải làm. Cả đời tôi không đi ra khỏi làng, làm sao biết quy định của pháp luật được".









Người mẹ ra bờ sông ngóng tìm con - Nguồn: Tiền Phong Online


Tính cho đến hôm nay, án tù dành cho ông ta và bào đệ vẫn chưa đáo hạn. Rồi sáng nay, ngày 7 tháng 10 năm 2006, một vụ chìm đò khác xẩy ra - ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An - khiến cho 19 người thiệt mạng. “Theo người dân địa phương và một số học sinh sống sót, chủ đò tên là Phong, nhưng chuyến đò định mệnh này lại do con trai ông Phong lái, trên đò chở khoảng 25 em học sinh đang trên đường đến Trường THCS Lạng Khê. Lúc đò rời bến Chôm Lôm ra giữa sông Cả, nhận thấy đò quá nặng, lái đò loay hoay quay đò vào bờ để bớt người thì bị mất lái, chiếc đò chao đảo, học sinh hoảng loạn và đò lật chìm … các cơ quan chức năng đã vào cuộc để cứu nạn và điều tra làm rõ vụ lật đò này"

Không biết các cơ quan chức năng sẽ “cứu nạn” thế nào (khi mà 19 thi thể trẻ thơ đã bị cuốn phăng theo dòng nước lũ) nhưng khỏi cần điều tra thì người ta cũng có thể đoán được là Toà Án Nhân Dân Huyện Con Cuông sẽ có bản án xử phạt ra sao cho hai cha con người làm chủ con đò, ở bến Chôm Lôm. Hai anh em ông Võ Trang và Võ Nghĩnh đã trở thành vật tế thần cho oan hồn của những bé thơ ở bến Cà Tang, số phận cha con ông Phong (chắc chắn) cũng không thể khác.

Đó là những chuyện thường ngày vẫn xẩy ra ở huyện, và ở huyện nào thì những “cơ quan chức năng” cũng sẽ “xử lý” y như thế mà thôi. Chỉ có phản ứng của những giới chức ở trung ương, trong vụ đắm đò lần này, là hơi khác, và đây là một hiện tượng rất đáng khích lệ.

Ngay ngày hôm sau – ngày 8 tháng 10 năm 2006 - người dân ở bản Chôm Lôm đã nhận được công điện từ văn phòng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông “gửi lời thăm hỏi ân cần và chia buồn sâu sắc đến gia đình các cháu… Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An phải rút kinh nghiệm nghiêm túc và có biện pháp chấn chỉnh ngay, không để xảy ra tình trạng tương tự".

Qua hôm sau nữa, Bộ Trưởng Giáo Dục Nguyễn Thiện Nhân cũng gửi thư chia buồn đến trường trung học Lạng Khê. Cùng lúc, bí thư tỉnh ủy Nghệ An, Nguyễn Thế Trung cũng đã đến “chia buồn với các gia đình nạn nhân, cũng như cảm ơn những người dân đã thể hiện tinh thần tuơng thân tuơng ái, tham gia tìm kiếm thi thể các em…Ông cũng ra lệnh phải “khắc phục ngay tình hình an toàn giao thông ở bến Chôm Lôm".









Tính đến ngày 9 tháng 10 năm 2006, lực lượng cứu hộ và người dân bản Chôm Lôm mới tìm thấy thi thể của 13 học sinh - Nguồn Tiền Phong Online


Ở những vùng cao, vùng xa, vùng sâu như huyện Con Cuông mà nhận được những lời chia buồn thảm thiết - cùng với sự quan tâm thắm thiết - của các giới chức lãnh đạo cao cấp như thế quả là một sự kiện hiếm hoi, và (vô cùng) cảm động. Là một người dân miền núi, tôi cảm thấy (rất) ấm lòng và an ủi. Chỉ có điều đáng tiếc là những biện pháp để “khắc phục” hoặc để “chấn chỉnh tình hình an toàn giao thông ở bến Chôm Lôm” mà qúi ông Thủ Tướng, Bộ Trưởng, Bí Thư Tỉnh Ủy đã nhắc đi nhắc lại - trong những công điện hay huấn thị vừa rồi - thì nghe sao có vẻ hơi (bị) tù mù!

Dường như không ai trong qúi ông biết rằng đây không phải là lần đầu, mà là lần thứ 4 (trong vòng mấy năm qua) đã xẩy ra tai nạn chìm đò ở bến Chôm Lôm. Lần nào cũng có người tử nạn, và lần nào người dân cũng như những cán bộ địa phương cũng đều nhận được những chỉ thị “khắc phục” (tương tự) nhưng dường như không ai biết phải xoay trở ra sao cả?

Tôi cũng e rằng không ai trong số qui vị biết rằng, “sau ba lần bị chìm đò tại bến sông này làm thiệt mạng năm học sinh, năm 2004, dự án Luxembourg đã tài trợ cho xã Lãng Khê một thuyền lớn 12 sức ngựa, có thể chở từ 25 - 30 người để đưa các em học sinh qua sông đi học. Nhưng xã Lăng Khê lại không đưa vào sử dụng vì ‘tốn dầu’, thu sẽ không đủ chi. Thay thế chiếc thuyền này, xã đã thuê đóng chiếc thuyền có trọng tải dưới 1 tấn và ký hợp đồng với ông Lô Quốc Phong (sinh 1951) người bản Chôm Lôm làm người lái. Chính chiếc đò này đã gây vụ tai nạn thương tâm ngày 7-10".

Như thế, rõ ràng, những nạn nhân trong tai nạn vừa rồi đều chết là do số - số nghèo. Và họ nghèo đến mức nào thì đây (có lẽ) là điều ngoài sức tưởng tuợng của tất cả mọi người - chứ chả riêng chi qúi ông Thủ Tướng, Bộ Trưởng hay Tỉnh Uỷ… ở Việt Nam.

“Cả bản Chôm Lôm như chết lặng trong tiếng khóc thương. Nghĩa trang của bản đã phủ thêm 13 vòng hoa trắng. Nhiều em không thể có nổi tấm ảnh thờ, gia đình phải dùng sách vở, giấy khen để làm di ảnh”.

Ở một nơi mà những cụ già đến tuổi tám muơi vẫn phải làm việc mưu sinh, và những đưá bé suốt thời ấu thơ chưa bao giờ có đuợc cơ hội chụp một tấm hình, mà đòi hỏi ông lái đò phải có giấy phép hành nghề, và khách đi đò phải có phao an toàn là những biện pháp … “khắc phục” (nghe) rất … viển vông!

Và chuyện bắc một cái cầu, thay cho những chuyến đò ngang thì còn viển vông hơn nữa – theo như nhận định của ký giả Quang Long, người đã đến tận nơi để viết bài tường thuật: ”Bao giờ bản làng Chôm Lôm heo hút mới có một cây cầu nối hai bờ sông, để các em khỏi phải qua những chuyến đò rét mướt? Bao giờ, cho đến bao giờ?”

Chả cần đợi đến hôm nay người ta mới nhận thức được khoảng cách giàu nghèo (xa thẳm, và mỗi lúc một xa) ở Việt Nam, cùng với nguyên nhân của nó. Ai cũng biết một trong những lý do chính là tệ nạn tham nhũng. Và vấn để này đã được chính phủ đặt ra trước đó, trước đến … ba ngày, nếu tính từ hôm có chuyện th ương tâm xẩy ra - ở bến Chôm Lôm.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, vào ngày 4 tháng 10 năm 2006, đã có phiên họp (đầu tiên!) về việc phòng chống tham nhũng tại Hà Nội. Trong dịp này, Thủ Tuớng Nguyễn Tấn Dũng (Trưởng Ban Chỉ Đạo) tuyên bố: ”Chúng ta phải kiên quyết, kiên trì, đồng bộ từng bước ngăn chận và đầy lùi tham nhũng”.

Ông Dũng nói năng cứ y như là một người vừa mới từ trên Trời rớt xuống. Nghe sao mà dễ ợt vậy, cha nội? Nếu có chút xíu hiểu biết về thành tích và lịch sử của cái đảng (thổ tả) có tên là Đảng Lao Động VN thì có lẽ đương sự đã không lớn tiếng đến như thế. Trước đây đã lâu, vào ngày 13 tháng 9 năm 2001, ông Nguyễn Thụ (người mà tuổi Đảng nhiều hơn tuổi đời của ông Nguyễn Tấn Dũng) đã nói nhỏ nhẹ hơn, về vấn đề này, như sau:

“Từ hơn hai mươi năm nay, lấy mốc từ NQ /228 (mà cán bộ và nhân dân gọi đùa là ‘nghị quyết hai hai túm’), cho tới nay đã có hàng chục nghị quyết khác về chống tham nhũng: hết NQ14 sang NQ/15, rồi tới QĐ 240, lại ra NQ/45. Hết của Đảng tới Chính phủ... Có khác gì chống tham nhũng bằng mồm, bằng văn bản? Nạn tham nhũng vẫn cứ như vòi bạch tuộc lộng hành khắp chốn khắp nơi"

Sống dưới sự lãnh đạo của “những cái vòi bạch tuộc lộng hành khắp chốn khắp nơi” như thế, cùng với đám ký sinh là “những doanh nghiệp nhà nước” thì khoảng cách giàu nghèo - ở Việt Nam - sẽ mỗi ngày một rộng hơn. Và chuyện bắc một cái cầu, qua những bến sông thay cho những chuyến đò ngang, mãi mãi sẽ là ước mơ vô vọng của những người dân ở bản Chôm Lôm, xã Lãnh Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Giá ngày trước Bác (giai) đừng đi linh tinh (tìm đường cứu nước, và chung chạ tùm lum) thì mọi chuyện – không chừng – đã khác, và đã khá. Cứ ở lại quê mình với bác gái, một vợ một chồng – sớm tối có nhau – không có sức vóc làm ruộng thì nuôi gà, nuôi vịt, đan lát quàng qué kiếm thêm (có lẽ) cũng không đến nỗi nào. Được thế thì bây giờ gia tộc cũng đỡ mang tiếng xấu và tỉnh nhà (chắc chắn) đã có một chiếc cầu ngang, qua bến Chôm Lôm. Còn những công dân lão hạng khắp mọi nơi (như ông Võ Nghĩnh) cũng sẽ đều được nằm chết ở nhà mình – thay vì ở nhà … tù, vì tội đưa đò – khi đã quá tuổi tám muơi.

Tưởng Năng Tiến

Trích DCVOnline


Ghi chú: (*) Ngày 2 tháng 2 năm 2004, những gia đình có con thiệt mạng trong vụ những gia đình có con bị thiệt mạng trong vụ lật đò ở Nông Sơn, đã đồng loạt đệ đơn chống án lên TAND Tối cao, đề nghị cho bị cáo Võ Quang Trang không phải chịu trách nhiệm thanh toán hơn 140 triệu đồng bồi thường theo phán quyết của án sơ thẩm (18 gia đình bị hại trong vụ lật đò kháng cáo có lợi cho bị cáo).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn