BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phường Tiền phong Thành Phố Thái Bình rực lửa đấu tranh

31 Tháng Bảy 200812:00 SA(Xem: 1337)
Phường Tiền phong Thành Phố Thái Bình rực lửa đấu tranh
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Sự việc ở phường Tiền Phong, TP Thái Bình xảy ra hơn vài tháng năm. Nguyên nhân chính là do cán bộ lãnh đạo các cấp cướp đất của dân bán lấy tiền hoặc chia chác cho nhau. Thấy việc làm của chính quyền quá trắng trợn. Bà con trong phường rủ nhau đi khiếu kiện thì bị công an thẳng tay đàn áp. Các vị lãnh đạo từ to chí nhỏ do tham lam nên “Hà miệng mắc quai” không làm sao mà trả lời giải thích cho dân đàng hoàng được. Đành mở trò liều “Rung cây nhát khỉ”. Đang đêm, họ cho công an đột nhập bắt giam chị Đào Thị Hiền và anh Lê Đình HẠnh. Cả 2 người này đều trên dưới 50 tuổi . Việc làm vi luật này của công an Thái Bình chẳng khác nào “Thêm dầu vào lửa”. Khí thế đấu tranh của bà con phường Tiền Phong càng sục sôi. Bà con chiếm hội trường trụ sở uỷ ban phường, dựng bếp ngay trước cổng trụ sở nấu cháo ăn chung, thay nhau xuống đường đấu tranh. Bị công an cướp đi băng rôn, biểu ngữ chỗ này, thì bà con lại dựng lên chỗ khác. Càng ngày cách thức đấu tranh của bà con càng phong phú. Nhiều người may cờ, băng rôn, khẩu hiệu thành áo mặc. Khiến công an Thái BÌnh phải bó tay.

Tôi đã đến trụ sở phường Tiền Phong TP Thái Bình vào khoảng 13 giờ ngày 20 tháng 07 năm 2008, mục đích là lấy tư liệu viết bài. Tôi phải loay hoay mất vài tiếng đồng hồ mới tác nghiệp được. Có 2 khó khăn chính, thứ nhất là trụ sở phường Tiền Phong công an, an ninh coi là điểm nóng nên trông chừng rất nghiêm ngặt. Nếu tác nghiệp lộ liễu là bị bọn họ sách nhiễu ngay. Khó khăn thứ 2 là làm cách nào để tiếp cận hỏi chuyện bà con. Thực tế bà con không tin vào báo chí nữa, thêm vào đó là sự cảnh giác. Bà con sợ công an cài người vào.

May mắn cho tôi là được bà con tin tưởng. Ngay từ đầu tôi dùng phương thức “Đong lưng giáo đấu chẳng qua đong đầy” tôi đã chân thành trình bày trích ngang nghề nghiệp và mục đích sự có mặt của minh. Bà con giới thiệu cho tôi gặp ông Phạm Văn Phồn. Nghe bà con ca ngợi ông Phồn bằng những nời cảm phục tôi nhận ngay ra ông là linh hồn của cuộc đấu tranh này. Quả đúng là như vây. Một chị phụ nữ dẫn tôi lên tầng 2 của trụ sở đến gian hội trường. Ông Phồn niềm nở đứng dậy bắt tay tôi. Trong phòng còn khá đông bà con kê ghế ngồi dọc theo mép tường, chắc là để bảo vệ ông Phồn. Ông Phồn đã 75 tuổi mà phong thái còn trẻ trung nhanh nhẹn lắm. Ông kể khái quát cuộc đấu tranh rất dễ hiểu. Vừa nói ông cùng chị phụ nữ lục chọn tài liệu đưa cho tôi. Ông Phồn đã ngủ tại hội trường này hơn 2 tháng. Cơm nước và mọi thứ sinh hoạt do bà con phường TIền Phong đóng góp chu cấp. Chỉ cần chi tiết này thôi cũng thấy rõ tinh thần đoàn kết của bà con và sự tin tưởng vào vị thủ lĩnh của mình. Cuối buổi gặp tôi xin phép được chụp ảnh chân dung ông Phồn. Ông vui vẻ cho phép và ngẩng mặt hướng ra cửa sổ cho ánh sáng rọi vào. Qua kính ngắm tôi nhìn thấy nét mặt của vị tướng già sáng lên một cách lạ lùng. Nhất là đôi mắt, cứ như đang rực cháy niềm khao khát tự do....

Tôi khép cửa phòng nghỉ, vừa cởi xong bộ quần áo dài thì nghe tiếng gõ cửa. Tôi linh cảm giông tố đang ập đến. tôi đã lượng định được chuyện này nhưng không tránh khỏi ngạc nhiên vì nó đến nhanh quá. Trên dương về khách sạn, tôi đã nhìn trước ngó sau đâu có thấy ai theo. Vậy mà... Tôi mở cửa phòng, một toán người hùng hổ xông vào. Một gã cao to, đầu cắt tóc ngắn chẳng cần giơ thẻ nói ngay :

- Chúng tôi là công an Thái Bình, yêu cầu anh để chúng tôi kiểm tra hành chính !
- Tôi vừa mới đến nhận phòng đã làm xong thủ tục với khách sạn đâu mà các anh kiểm tra !
- Nghe quần chúng nhân dân phản ảnh anh có đến trụ sở phường TIền Phong chụp ảnh. Anh có biết đấy là điểm nóng của TP Thái Bình không ?.
- Tôi là văn nghệ sĩ đi sáng tác. Thấy cảnh là lạ thì tôi chụp làm tư liệu chứ có làm ảnh hưởn gì đâu.
- Thôi không dài lời nữa, tiến hành kiểm tra.

HỌ thu giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ xe máy, tài liệu, máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại di động của tôi. Ngay sau đó họ đưa tôi về trụ sở Công an TP Thái Bình. Ngồi sau xe của tôi do một gã công an cầm lái. Tôi sực nhớ câu nói của tác giả bài “Uất ức biển ta ơi !” Phạm Thanh Nghiên: “Mỗi lần phải đối mặt với công an là một cơ hội tốt để đấu tranh”. Xác định tinh thần tư tưởng như thế nên tôi chẳng thấy gì làm lo lắng.

Từ 16 giờ ngày 20 tháng 7 năm 2008. Tôi đã bị công an TP Thái Bình tước quyền công dân một cách vô lối. Lẽ ra tôi không làm gì phạm pháp thì công an không được phép sách nhiễu. Vậy mà ở VIệt Nam, khi đảng cộng sản chà đạp lên hiến pháp, thì các cơ quan công quyền cũng chẳng ngán gì chà đạp lên pháp luật. Họ cho kỹ thuật viên kiểm tra máy ảnh, máy ghi âm, tệ nhát là liệt kê ra những tin nhắn và các cuộc gọi trong điện thoại di động của tôi, mà chẳng cần xin phép rồi sau đó họ hạch sách xét hỏi. Tôi nhớ tới vụ tổng thống Nich Son bên Hoa Kỳ. Chỉ vì vụ nghe lén điện thoại “Oa tơ get” mà phải rời ghế tổng thống giữa nhiệm kỳ 2. Ước gì chuyện ấy xảy ra tại Việt Nam. Chí ít là để tôi có quyền kiện công an TP Thái Bình vi luật. Nhìn cách làm việc của họ tôi có thể khẳng định rằng bọn này chẳng hiểu gì về luật. Thế mà nhà nước này lại giao cho chúng quyền hành pháp. Chúng đem sự ngu đần ra hành xử thì nhân dân ta khổ biết nhường nào. Biết vậy lên tôi chẳng thiết gì tranh luận với chúng. Tôi chợt nhớ ý của nhà thơ Aimatôkhơ “Khi bọn quỷ dữ nói đêm tối là bình minh thì xin người đùng phí lời cãi vã”

Là chiều chủ nhật mà từ chỉ huy cho đến lính thay nhau quần vũ tôi cho tới 21 giờ đêm. Cả tôi và họ đều đói vàng măt. Cuộc hỏi cung buộc phải dùng lại vì đơn kiện của dạ dày. HỌ cho 2 công an trẻ đưa tôi đi ăn. Trong bữa ăn, tôi tranh thủ nói cho 2 công an trẻ này biết về khát vọng tự do dân chủ của toàn dân tộc. Tôi dẫn chứng rất nhiều sự lậy lụa thối nát của các nhà quản lý xã hội đương thời. Tôi nói về những phảm chất cần thiết của người cảnh sát trong xã hội tự do dân chủ tiến bộ. Họ cũng nghe ra điều hay lẽ phải nhưng chép miệng đáng tiếc là họ đang chịu dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Điều làm tôi ngạc nhiên là sau bữa ăn, ngài chỉ huy sai lính thuê phòng khách sạn cho tôi nghỉ. Lúc đầu họ có ý định cho tôi ngủ ngay trên ghế của phòng làm việc. Họ đưa tôi đến khách sạn Thái Bình Dương thuê cho tôi một phòng tận gác 5. Trước khi đến khách sạn người chỉ huy còn dặn lính:

- Sáng mai mời anh ấy ăn sáng đàng hoàng xong mới làm việc.

Suốt 5 tiếng đồng hồ bị công an Thái Bình quấy rầy vặn hỏi. Tôi cảm thấy trong người mệt mỏi rã rời. Tôi ngồi thừ ra ghế nhâm nhi từng ngụm trà đặc. CHùng mươi phút sau đầu óc tỉnh táo hẳn tôi vào buồng tắm xả nước lên người. Dòng nước mát như tẩy rửa hết mọi sự khó chịu bục dọc mà tôi gặp phải trong ngày.

Ngày mai lại phải đối mặt với họ. Tôi chẳng ngần ngại gì dành thế thượng phong, lý lẽ, cương quyết chặt chẽ nhưng được trình bày bằng thái độ mềm mỏng. Họ cho tôi nghỉ khách sạn, ăn cơm nhà hàng như một thực khách. Song tôi không được phép quên mình đang là tù nhân dự khuyết của họ. Bên trong sự đối xử có vẻ tử tế này còn ẩn chứa những mưu mô thâm độc, chắc chắn ngày mai sẽ xảy ra...

Và ngày mai tức là sáng 21 tháng 7 năm 2008 tôi được đón về phòng làm việc sau khi được mời ăn sáng. Vãn các cán bộ chỉ huy thay nhau khai thác tôi bằng nhiều thái độ: Nhu, cương, thớ lợ, đồng tình, phản biện đều có cả. Công an trẻ Nguyễn Sơn Hải vẫn tiếp tục thẩm vấn tôi lại từ đầu và ghi biên bản. Chu kỳ hỏi đáp được lặp lại giống như chiều hôm qua. Đến 10 giờ 35 phts ngày 24 tháng 7 năm 2008 thì họ quyết định trả lại đồ đoàn và thả tôi. Điều kiện họ đưa ra là: Số tài liệu mà ông Phồn cung cấp cho tôi phải để lại cơ quan công an Thái Bình. Thứ nữa là phải xoá mấy bức ảnh ở trụ sở phường Tiền Phong, sau lệnh thả tôi phải lập tức rời khỏi TP Thái Bình. Nhất thiết không được lai vãng tới điểm nóng của họ.

Đến đây thì bạn đọc có thể hiểu được tôi đã bị trục xuất khỏi Thái Bình rất vô lý. Một lần nữa họ lại vi phạm quyền công dân. Để chắc ăn, họ cho 2 công an tiễn tôi ra khỏi Thành phố. Không trách được họ ở điểm này, vì biết công an bây giờ hay giờ “Bài bẩn” nên tôi yêu cầu họ phải bảo đảm an toàn tính mạng cho tôi từ TP Thái Bình về tới Nam Định. Họ vịn vào lí do này mà tháp tiễn tôi luôn. Chủ đích của họ là muốn bưng bít thông tin những chuyện đã và đang xảy ra ở phường Tiền Phong. Họ tưởng thu được số tài liệu và xoá được mấy tấm ảnh là tôi không còn gì để phản ảnh vào bài viết nữa. Họ đã nhầm và có phần ấu trĩ. Không có tôi thì người khác cũng cất lên tiếng nói. Hơn nữa thông tin thâu lượm vào đầu mới là lượng thông tin lớn. Chứ số tài liệu và mấy bức ảnh kia đâu nhằm nhò gì.

Công an Thái Bình đang thực hiện chủ trương của các cấp lãnh đạo “Lấy thúng úp voi” một việc làm vô nghĩa nhưng họ cũng chẳng có cánh nào khác. Họ tự gây ra rắc rối và bây giờ chẳng biết mối nào mà lần. Cuộc đấu tranh của nhân dân phường Tiền Phong ngày một dâng cao. Tiếng tăm của cuộc đấu tranh chính nghĩa ấy ngày cảng lan toả. Lại được sự ủng hội của bà con trong và ngoài nước. Hi vọng cuộc đấu tranh ấy hoàn toàn dành được thắng lợi. Chắc chắn lãnh đạo các cấp ở Thái BÌnh và cả lực lượng công an nữa, phải trả giá đắt về nhữg hành vi ăn cướp trắng trợn và bạo tàn của họ.

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2008
Văn Đạt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn