BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73222)
(Xem: 62211)
(Xem: 39389)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Covid 19 trải nghiệm và suy nghĩ

15 Tháng Bảy 20216:50 SA(Xem: 543)
Covid 19 trải nghiệm và suy nghĩ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Lúc có những tin tức từ Vũ Hán qua mạng xã hội và được biết viruts sẽ lây lan qua đường thở, đường chạm tay vào những vệt trên nắm cửa hay gì đó. Tôi chủ động mua sớm cả vài trăm cái khẩu trang loại xịn, nước xịt khuẩn lại xịn để dùng cho nhà và người quen.

Nhiều người lúc đó phản đối, cho rằng việc đeo khẩu trang là người bị bệnh mới cần đeo. Khoẻ thì việc gì phải đeo. Tôi cho rằng khoẻ đeo càng tốt chứ có sao. Một số người đeo khẩu trang ngoài đường lúc đó bị kỳ thị. Tôi mặc kệ, chẳng những thế còn mua thêm cả đống khẩu trang y tế và nước xịt khuẩn.

Thế rồi rất nhanh, người dân Đức lục tìm khẩu trang, có những trường hợp không mua được khẩu trang, người ta bịt mọi thứ có thể lên trên mặt. Lúc đó số khẩu trang của tôi thành quý giá, tôi đem cho những người quen, mang đến viện dưỡng lão. Người viện trưởng viện dưỡng lão muốn ngỏ ý với tôi rằng, thiết lập cuộc hẹn để viện tổ chức cảm ơn. Tôi lắc đầu nói, nước Đức đã giúp đỡ người Việt chúng tôi rất nhiều, tôi từ chối đưa số điện và danh tính. Tôi tặng cho viện 2 nghìn chiếc khẩu trang và 24 chai nước xịt khuẩn loại tốt.

Thời gian ngắn sau, nước Đức nhập khẩu trang từ TQ, số lượng đã tràn ngập thừa đủ để dùng.

Chính phủ ra lệnh giãn cách, đóng cửa trường học, quán xá...chỉ để lại trạm thuốc, cây xăng và dịch vụ mang đồ ăn đến nơi. Những người lao động nghỉ ở nhà được hưởng 75% tiền lương. Các cửa hàng được hỗ trợ tiền cho việc đóng cửa. Tiền lúc đó được giải ngân rất nhanh, chỉ cần khai báo một số giấy tờ là trong một tuần tiền đã được chuyển về tài khoản.

Người ta bảo không được tụ tập đông người, trên xe ô tô không được phép quá hai người, trừ trường hợp người trong gia đình....

Nhưng không ai bị nhiễm Covid mà bị cách ly kiểu dồn một chỗ cả. Người nhiễm bác sĩ xem thấy không nặng, họ nói về nhà đóng cửa lại, đừng có giao tiếp làm lây người khác. Nhiều người bị bệnh, tâm lý lo lắng, họ thấy bác sĩ nói thế, một số người bất mãn. Thật sự thì nhìn thông tin khắp nơi như Vũ Hán, Rome người xác người trong bao bọc la liệt, ai mà chẳng lo. 

Về khẩu trang, nước xịt khuẩn tôi đã chuẩn bị trước. Đương nhiên lương thực, thực phẩm không thể không trữ. Lúc Tí Hớn đi xét nghiệm bị Covid, gia đình tôi ở trong nhà không ra ngoài. Tí Hớn đã lớn, tuy nhiên tôi vẫn quàng vai ngồi sopha xem tivi với con mình. Tí Hớn ho húng hắng, đi i chảy, hơi sốt vài hôm rồi trở lại bình thường. Chúng tôi có gọi đồ ăn, người ta mang đến đặt ở cửa bấm chuông rồi đi. Chúng tôi tin bác sĩ có lý, nếu cứ nhiễm mà phải yêu cầu bác sĩ giữ lại chăm sóc hoặc có khu cách ly thì lấy đâu ra cho đủ chỗ, đủ người chăm. Chắc hẳn không phải ai bị nhiễm tính mạng đều nghiêm trọng cả, cho nên bác sĩ khám qua mới yêu cầu về nhà đóng cửa tự cách ly như vậy.

Chính phủ cho mở cửa trường học, quán xá nhưng với điều kiện phải giữ khoảng cách, một thời gian sau thống kê dịch bệnh tăng, chính phủ lại ra lệnh đóng cửa. Một thời gian sau lại cho mở và giữ cự ly, rồi đeo khâủ trang , quy định số người trên diện tích.....

Và bây giờ thì tất cả được mở lại, thậm chí còn nhiều nơi không đeo khẩu trang cũng chẳng sao.

Những điểm test có khắp mọi nơi, rất đơn giản. Chỉ cần khai tên, địa chỉ, năm sinh, số điện thoại là được test miễn phí, kết quả được chứng nhận trong tờ giấy hoặc gửi qua email sau 10 phút. Đầu tiên vào siêu thị hay vào đâu người ta còn kiểm tra giấy test, sau thì cũng bỏ chẳng còn ai kiểm tra nữa.

Sau khi mọi thứ trở lại bình thường, tôi gặp lại những người quen, hầu hết đều nói rằng họ đã bị nhiễm và tự khỏi. Có hai người đi viện nằm thời gian ngắn, sau đó đã trở lại bình thường.

Không còn ai rón rén dùng giấy lót tay mở cửa chung cư hay bấm nút cầu thang máy. Chẳng còn ai phải giữ ý khi ngồi cạnh nhau. Chúng tôi ăn nhậu và xem bóng đá vai sát vai.

Covid đã biến mất rồi ư ? Nó biến mất thế nào ?

Tôi chịu, có lẽ nó vẫn còn. Nhưng vì sao người ta không hạn chế như trước ? Có lẽ do những con số thống kê tỷ lệ người nhiễm không còn cao nữa.

Thật kỳ diệu, hình như lúc bắt đầu có vắc xin để tiêm, thì người ta chẳng cần phải cách ly, giãn cách hay thực hiện biện pháp phòng dịch như trước nữa. Duy có vào nơi công cộng như siêu thị, công sở thì khẩu trang vẫn cần phải đeo.

vaccinecovid19
Người ta quy định phải tiêm vắc xin,  sau đó được cấp giấy chứng nhận đã tiêm là cuốn sổ màu vàng, thì sẽ được đi lại mọi nơi. Nhiều người khoe với tôi tấm sổ vàng họ đã tiêm, lúc đó việc tiêm là người ưu tiên mới đăng ký được. Thế nhưng chừng một tháng sau thì các điểm tiêm vắc xin cũng nhiều như điểm test, đến đăng ký tiêm cái là được tiêm ngay trong ngày hoặc hôm sau. Cũng như test, tiêm vắc xin ở Đức miễn phí và đón tiếp rất chu đáo, ân cần.

Công việc của tôi hay đi xa, tôi là nhân viên kinh doanh của một công ty.  Tuy nhiên thì đến giờ tôi vẫn chưa tiêm và chưa có sổ vàng hay còn gọi là hộ chiếu vắc xin, mặc dù tôi có  rất nhiều việc cần phải đi xa. Tôi đi sang nước khác bằng ô tô hay máy bay, trước khi đi có test ( mà kết quả tôi chưa test đã biết chắc chắn sẽ chẳng có gì ) nhưng chẳng ai hỏi xem tôi có chứng nhận kết quả thế nào.

Phải nói cơn dịch này có quá nhiều mâu thuẫn. Các dư luận viên Việt Nam đầu tiên chê bai các nước tân tiến như Đức, Mỹ, Pháp, Ý , Anh còn '' toang '' ... chỉ có Việt Nam chống dịch là thành công nhất. Nhưng đến giờ khi Việt Nam thưc hiện chính sách phòng dịch khắt khe nhất, thì dư luận viên lại nói nước ta nghèo, y tế không hiện đại như các nước kia, nên phải ngặt nghèo kiểm soát không thì '' toang''.

Mâu thuẫn không phải chỉ ở đám dư luận viên, mà ngay cả chính tôi người chủ động phòng ngừa mua sắm khẩu trang , chai xịt khuẩn từ rất sớm, rất đề cao nguy cơ của dịch. Vậy mà giờ tôi cảm thấy chưa cần thiết phải đi tiêm vắc xin. Tôi có hỏi nhiều người đã đi tiêm, họ nói chỉ ngơ ngơ, mệt mỏi hai hay ba hôm là hết, sức khoẻ sau đó trở lại bình thường. Đa phần trong số họ đều nói vì công việc đi lại, nên  tiêm để có sổ chứng nhận.

Tuy nhiên thì tôi vẫn mua máy thở tạo ô xy gửi về cho gia đình mình khi mà ở quê nhà dịch còn chưa có dấu hiệu bùng phát.

Người ta không thể vì bán được khẩu trang, xịt khuẩn hay máy trợ thở, vắc xin để mà tạo ra dịch. Thực tế thì lợi nhuận từ việc sản xuất những thứ đó không ăn nhằm gì so với những thiệt hại về phong toả, cô lập, ngăn sông cấm chợ, đình chỉ mọi  hoạt động đông người, đóng cửa nhà máy, trường học....nhà nước Việt Nam cũng không làm trò mượn dịch để lấy tiền của doanh nghiệp, tiền viện trợ  dùng chia nhau. Cái này nói ra nhiều bạn không bằng lòng, nhưng tôi nghĩ sao thì nói vậy. Giỏi lắm tiền các doanh nghiệp trong nước góp lại cho nhà nước phòng dịch không thể bằng số tiền thất thoát ở Vinashin, họ không thể vì số tiền đó mà gây hoảng loạn xã hội như hiện nay.

Thế nhưng kỳ lạ là trước khi chưa có vắc xin, mọi thứ thật kinh khủng, khi nó bắt đầu được tiêm, mọi thứ bỗng nhiên trở lại êm đềm. Mặc dù số lượng  người được tiêm tính theo đầu người chưa được là bao. Đến đây phải nói, rất nhiều quốc gia họ tiêm miễn phí, không phải tiêm lấy tiền để mà nói do để bán vắc xin mà tạo ra dịch trục lợi.

Hy vọng khi lượng vắc xin ở Việt Nam về đủ để tiêm cho dân, mặc dù việc tiêm không thể một vài chục ngày là toàn dân tiêm hết, nhưng việc hạn chế nghiêm ngặt sẽ được dỡ bỏ.

Tiêm vắc xin vào người có hại không ?  Tôi tin là không, chẳng chính phủ nào mà không kiểm tra nghiêm ngặt tác hại của nó cả, họ phải xác định chắc chắn rằng trước tiên nó không có hại cho cơ thể người, mới quyết định để toàn dân phải tiêm.

Thế giới đang toàn cầu hoá, một thế giới toàn cầu hoá tất nhiên phải có tầng lớp lãnh đạo.  Tầng lớp lãnh đạo nào cũng có phương pháp để duy trì mệnh lệnh của mình.

Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam có những cân nhắc kỹ,  khi ra những quyết định phong toả thành phố HCM.

Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn