BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nam Bắc

07 Tháng Bảy 20217:59 SA(Xem: 6048)
Nam Bắc
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nhân chuyện Bắc Nam kể chuyện mình. Khi kết thúc học bổng của thành phố Weimer, mình được chuyển sang học bổng của Pendeutschland dài hạn. Học bổng này dài hạn đến 4 năm, vừa mục đích cho mình có thời gian ngồi viết sách, vừa có thời gian làm quen với cuộc sống ở nước Đức.
 
Người ta sắp xếp khá chu đáo, tức họ tính kỹ cho mình có thời gian ở Đức hợp pháp và có thu nhập chính thức thời hạn dài, tạo cho mình tiêu chuẩn để nhập quốc tịch sau này. Không những thế họ còn sắp xếp chỗ ở tại Muenchen hoặc Nurnberg, bởi họ biết những người như mình ở Tây Đức nơi có nhiều người thuyền nhân miền Nam, mình sẽ được thuận lợi hơn vì có những người chung mâu thuẫn với chế độ CSVN.
 
Thế nhưng khi chuyển sang học bọc dài hạn kia, mình yêu cầu cho mình ở Berlin.
 
Vì người ta đã chuẩn bị nhà cho mình ở Tây Đức, họ không ngờ mình xin về Berlin, thủ phủ của người Việt yêu chế độ cộng sản Việt Nam, nơi mà có đến những hàng chục hội đoàn treo cờ đỏ, cờ búa liềm sinh hoạt nhộn nhịp, nơi có đại sứ quán Việt Nam với mạng lưới chân rết bao phủ khắp cộng đồng.
 
Người ta hỏi nếu mình sống ở Berlin, có gặp sự thù nghịch của những người miền Bắc đi theo diện lao động, học tập và vượt biên theo đường Nga không ?
 
Mình nói, ở Hà Nội tôi vẫn sống và viết như thế này.
 
nguoibuongio21Mình phải ở lại Weimar thêm vài tháng để bên học bổng họ tìm nhà cho mình ở Berlin. Thời gian đầu ở Berlin những người Việt đi từ miền Bắc rất e ngại mình, có nhiều người còn có vẻ thù nghịch. Sau thời gian dài, rồi hầu như đại đa số người Việt ra đi từ trên vỹ tuyến 17 ở Berlin mà mình gặp, đều coi việc mình viết là quan điểm cá nhân, tự do của mỗi người, có thể họ không đồng tình, không ủng hộ. Nhưng họ vui vẻ không còn thái độ coi mình là phản động, là phá hoại đất nước gì nữa. Nhiều người coi mình như bạn bè, dù họ vừa đi dự một buổi kỷ niệm quốc khánh 2/9  do sứ quán tổ chức và  vỗ tay nghe những phát biểu của quan chức chế độ CSVN, sau đó ra về gặp mình ở quán xá, nghe mình chửi chế độ, họ coi chuyện đó là bình thường , chuyện đa nguyên ở đất nước đân chủ như Đức.
 
Nếu phải bắt buộc sống ở khu vực người thuyền nhân miền Nam, những người ra đi từ chế độ VNCH. Mình sẽ chọn một tỉnh lẻ để sống và giao du với số hạn chế những anh em miền Nam như Hân Trần bên Austin hay anh Hoàng bên Houston, những người thực sự coi mình là anh, là em. Mình sẽ hạn chế tối thiểu xuất hiện ở công động người Việt tị nạn cộng sản.  Bởi mình kinh nghiệm là khi mình cất giọng Bắc lên, lỡ say chuyện văng câu chửi thề đm...những người đó họ nghe sẽ khơi lại ký ức của họ về nỗi buồn ngày 30 tháng 4.
 
Mình theo dõi văn học, văn hoá người miền Nam, hình như trước ngày 30 tháng 4. Người miền Nam họ không có sự căm ghét người miền Bắc như bây giờ. Kể cả những tác phẩm viết về chiến tranh của nhà văn Phan Nhật Nam hay những nhạc phẩm thời chiến của Nguyễn Văn Đông, Trần Thiện Thanh... nhưng sau 30 tháng 4 thì mọi thứ đã khác, đương nhiên và tất nhiên sẽ khác.
 
Những em nhỏ từ Hải Dương vào tiếp viện cho Sài Gòn, họ quá trẻ để không đủ hiểu về lịch sử đất nước, họ chỉ nghe những tuyên truyền nhồi sọ hết năm này sang năm khác cái điệp khúc chiến thắng 30.4 thần thánh. Một vài phát ngôn của họ bột phát từ ý thức ấy, nó không phải của những người chủ trương việc đưa người vào Nam hỗ trợ chống dịch. Nhưng nó lại là phát ngôn đụng chạm đến nỗi đau của người khác, xuất phát từ sự nhồi sọ có chủ ý của chế độ CSVN.
 
Người ta nói lịch sử không nói đến chữ '' nếu ''
 
Tuy nhiên cuối bài, mình vẫn muốn dùng chữ '' nếu'' để nói tâm tình của mình. Nếu bây giờ miền Nam và miền Bắc được một lần nữa chia lại, giới tuyến và hai chế độ. Những người như mình buộc phải trở về. Mình sẽ chọn miền Bắc, nơi của những món ngô khoai độn cơm, nơi của những chiếc xe đạp kẽo kẹt trưa hè, nơi phải xếp hàng dài dằng dặc ở bách hoá 12 Bờ Hồ chỉ để mua nhúm bấc bếp dầu. 
 
Mình chửi chế độ CSVN, sang nước Đức mình vẫn thế. Mình ra đi vì ở nơi này được tự do phát ngôn, đời sống cũng sung túc hơn... nhưng nếu nước Đức này chỉ có những người miền Nam tị nạn cộng sản mới có quyền ở, mình sẽ đi nước khác hoặc trở về Hà Nội.
 
Vây là cuối cùng trong lòng mình cũng có sự phân biệt vùng miền, nên mình chẳng trách những người Nam Kỳ đang chửi người Bắc Kỳ.

5/7/2021
Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn