BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72818)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31056)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Từ 30-4: Những người chọn sống "xa lạ" với hệ thống đương quyền

23 Tháng Tư 20217:34 SA(Xem: 649)
Từ 30-4: Những người chọn sống "xa lạ" với hệ thống đương quyền
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

(Saigonnhonews.com) Không ai vong bản điên rồ đến mức cho rằng mình xa lạ trên chính tổ quốc mình; nhưng ai cũng có quyền là người xa lạ với hệ thống đương quyền, nhất là chế độ đó độc tài chuyên chế.

saigonsau1975061975-hocsinhtrenduongtranhungdaotruocrapdainam
Non nửa thế kỷ từ biến cố 30-4 1975. Người Sài Gòn, dân miền Nam ở lại trong nước, số đông vẫn âm thầm hiện hữu chọn ý thức sống và cách sống xa lạ với chế độ cộng sản để bảo toàn phẩm chất gốc cội, được vun bồi bởi ý thức Cộng Hòa. Họ không thay đổi đề cầu cạnh danh, lợi tiến thân.

Có thể thống kê dân số cộng đồng người Việt lưu vong khắp thế giới, nhưng không thể biết được số lượng người Việt 46 năm qua ở lại và chọn ý thức tách mình xa lạ với hệ thống chính trị hiện hành. Nhiều người hoặc nhiều nhóm người ở ẩn chính trị, nhưng không thể gọi họ là ẩn sĩ – bất đắc chí, bởi đơn giản chính họ chọn cho mình tư thế xa lạ với chính trị chế độ; và chọn điều kiêu hãnh đó có nghĩa là họ tự chọn cắt bỏ các ráp nối “lợi quyền chính trị” vốn là quyền của công dân ở mọi quốc gia.

Đã 46 năm, vì sao chọn xa lạ, và tin đó là điều tốt nhất cho đời thường dân?

Một giáo sư đại học Sài Gòn trước năm 1975 kể: “Trong buổi họp đầu tiên của các giáo sư Sài Gòn với cán bộ tuyên huấn cấp cao từ Hà Nội vào, tôi có đặt câu hỏi: Thưa quý ông, dưới chế độ mới, người trí thức chúng tôi có được tự do không? Vị cán bộ ấy trả lời: Tùy các ông hiểu tự do nào, hiểu tự do theo cách của chúng tôi muốn, các ông sẽ có tự do. Đó là câu hỏi đầu tiên và cũng là cuối cùng của tôi với chế độ”.

Mãi về sau, khi qua thời bao cấp đói khổ, chế độ mở cửa với kinh tế thị trường, con gái vị giáo sư đó làm việc ở tập đoàn nhà nước theo mô hình kinh tế tư bản. Cô được chọn ra nước ngoài học và sau đó được cấp trên quy hoạch làm cán bộ lãnh đạo với đề nghị là cô phải vô Đảng. Cô về thưa lại chuyện và xin ý bố cô. Ông chỉ thản nhiên, nói: “Nghỉ việc ngay!”. Và cô con gái cũng không chần chừ, đồng thuận với người bố.

Không chọn hiểu tự do theo cách người cộng sản muốn là phẩm chất có tầng sâu rộng hơn hẳn quan điểm và thái độ chính trị thông thường.

Với người miền Nam, và phần lớn người Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì chọn lựa đó thể hiện tư thế toàn phần tinh hoa giáo dục, phẩm chất văn hóa, và nếp sống văn minh vốn trực tiếp tạo môi trường thành NHÂN của các thế hệ người miền Nam.

Chọn xa lạ với chế độ mới là tư thế, dù tối thiểu nhưng ít ra giữ mình, để không hổ thẹn mà vẹn toàn tấm lòng tri ân với Đất – Trời – Người miền Nam, với lịch sử nước mắt và máu đào trong những thập niên Tự Do ngắn ngủi.

Khi chế độ chuyên chế suốt non nửa thế kỷ quyết định rằng, hình ảnh và nội dung về chế độ phải xâm chiếm công chúng không từ bất cứ ai, hệ thống cai trị đã làm tất cả để hình ảnh, nội dung tuyên truyền chiếm lòng dân với nội hàm “chính nghĩa” qua từng chi tiết tô màu, đóng dấu.

Nhưng cách áp đặt tự do cho công chúng, con đường áp đặt, xâm chiếm đó sẽ dẫn đến cướp xóa mất sự thật nội tại của hàng triệu công dân miền Nam có quan điểm chính kiến riêng, dẫn tới nguy cơ diệt vong linh hồn tự do của họ.

Vì thế, thật chính đáng khi một người miền Nam chọn xa lạ với chế độ hiện hành, đó không phải là cách đóng cửa ngừng tiến hóa chính kiến; việc chọn xa lạ với chính trị chế độ, chính là mở cả không gian sự thật rằng: Không hề lụi tàn hay biến mất các giá trị định hình phẩm giá sáng rõ của một đời người trong một thời yêu và chết dưới ánh sáng mặt trời Tự do Miền Nam Việt Nam.

Vậy chọn tư thế xa lạ với chế độ thì có ích gì, khi sự kết nối – truyền thừa các giá trị chân chính nếu không bị cấm, thì cũng không còn thực tế? Câu trả lời là bởi chính chế độ quyết nhồi nhét vào não trạng công dân bằng sự thật đánh tráo, dàn dựng dối trá, chính thực tế đó đã hình thành các thế hệ tiếp theo chọn thái độ và ý thức xa lạ với chính trị chế độ.

Một cô gái sinh năm 1977 mở quán cà phê nhỏ thuộc một hệ thống chuỗi thương hiệu cà phê đang thịnh hành ở Sài Gòn. Có lần cô kể chuyện với khách: “Cháu gốc dân quận Tư, theo nhà chồng về Bình Dương, rồi trở lại Sài Gòn, trước khi lấy chồng cháu làm trưởng bộ phận ở một ngân hàng cổ phần. Nội, ngoại bên chồng đều là cán bộ có chức to. Ba chồng muốn cháu phấn đấu theo con đường của họ, cháu cũng muốn, nhưng mỗi lần họp mặt gia đình thấy họ bênh chính quyền nói dối đến nhức đầu, cháu nghĩ, để có được địa vị mà phải cả đời nói dối thì thiệt sợ quá đi, đâu có đáng!”

Không phải là phong trào nhất thời, khi các thế hệ sinh sau 1975 tìm đến với không gian ký ức Sài Gòn, miền Nam. Có rất nhiều không gian quán cà phê, công ty kinh doanh, nhà riêng… bài trí đủ loại vật dụng, sách, ấn phẩm, biển hiệu, kỷ vật, nhất là âm nhạc Sài Gòn trước 1975… Người ta cho là, do người trẻ thấy tò mò và cả thấy lạ nên tìm đến phần ký ức lịch sử mà chế độ cắt bỏ ngay trong sách giáo khoa và dùng cả thời gian làm thứ thuốc tẩy xóa; nhưng những gì gần như im lặng bị hệ thống tuyên truyền bôi nhọ mà nay những người trẻ chạm vào, tiếng họ gõ vào cánh cửa tưởng như im bặt đó, không ít thì nhiều vang vọng, âm thầm tỏa ra ánh sáng giá trị thật.

Tuy người trẻ dưới chế độ chuyên chế có thể khó nắm bắt, nhưng chính vì là sự thật nên họ biết đó là nền dân chủ – tự do chân chính Việt Nam có thật, thuyết phục chân thật bằng phẩm chất tinh hoa từ hai nền Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Người dựng nên nền độc lập của Ấn Độ Mahatma Gandhi, nói: "Tự do không bao giờ là đắt đỏ. Nó là hơi thở của cuộc sống. Có điều gì con người lại không từ bỏ để được sống?"

Chọn xa lạ với chế độ chuyên chế hiện hành cũng là một cách từ bỏ để được sống bằng hơi thở Tự Do sinh thành nên phẩm giá – lương tri Việt Nam.

Trần Tiến Dũng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn