BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73410)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

“Hố Chôn Người Ám Ảnh” được cộng sản không?

28 Tháng Mười Hai 20205:46 SA(Xem: 897)
“Hố Chôn Người Ám Ảnh” được cộng sản không?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Đôi điều dưới đây, không còn là chuyện cá nhân, mà là chứng tích cuộc nội chiến Bắc-Nam bi thảm. Vẫn còn đó, nguyên vẹn.

Ngày 14/9/1958, Phạm Văn Đồng ký Công Hàm Tuyệt Mật mà mãi đến cả chục năm sau ngày “giải phóng” mới bị phát hiện. Công hàm đó thừa nhận đảo Hoàng Sa là của Tàu cộng để nhận được viện trợ vũ khí và kinh tế đánh chiếm miền Nam, gây nên cảnh núi xương sông máu có từ 3 hay 4 triệu (?) người chết và dân tộc bị phân tán, chia ly.

Ngày 23/1/1988, Phùng Gia Lộc kể câu chuyện Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì, xảy năm 1983, của chính gia đình ông tại Thanh Hóa. Tức là những 8 năm kể từ sau ngày “giải phóng” mà người dân quá nghèo khổ vẫn còn bị truy bức đến tận cùng, do hậu quả cung phụng cho chiến trường miền Nam. 

Ngày 20/6/1987, Nguyễn Huy Thiệp phổ biến bài Tướng Về Hưu, khi ông Tướng nói với con trai “việc lớn trong đời cha làm xong rồi!” để phải đón nhận một bi kịch lớn khác mà ông không thể nào ngờ. Đó là sự cô đơn, lạc lõng giữa một xã hội mà căn tính thiện của con người bị mất trắng. Một xã hội dửng dưng với cái ác, mục ruỗng đạo đức. Xác thai nhi bị nạo ra tại bệnh viện được cất giấu đem về nhà nuôi heo và bầy chó béc giê cho mau lớn béo để bán! Chung cuộc Tướng về hưu đã không chết bình yên tại nhà mà lại bỏ xác tại “chốt” ngoài chiến trường, như một giải thoát. 

Ngày 24/2/2015, Trần Đức Thạch kể lại chuyện Hố Chôn Người Ám Ảnh, vì ông là nhân chứng, cũng là người trực tiếp chôn lấp xác chết sau vụ thảm sát tại ấp Tân Lập, xã Bàu Sen, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, một trong những trận đánh cuối cùng trước khi kết thúc nội chiến. Hố Chôn Người Ám Ảnh không còn là nỗi riêng của ông mà là của tất cả những ai còn có chút lương tri. Xin trích một đoạn: 

… Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này?
Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy 
những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.

– Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!

Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.

Tôi quát:

– Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.

Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:

– Anh ơi! đây là lệnh…

– Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!

– Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!

-Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!

Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy năm người con gái và năm người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:

– Ai bắn đấy?

– Đại đội phó Hường đấy anh ạ!

Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sốc thực sự. 
(Hết trích)

Rồi đọc đến Thảm sát Mỹ Lai, xảy ra ngày 16/3/1968, đang có nhà lưu niệm trưng bày chứng tích tội ác của Đế quốc Mỹ.

Vấn đề là giấu đi nguyên nhân lính Mỹ tàn sát thường dân vô tội. Vì nguyên nhân đó là 4 chữ “chiến tranh nhân dân”. Du kích cũng là dân. Dân cũng là du kích. Du kích bắn xong, giấu súng trở thành dân. Đó là sự độc ác, dùng dân làm bia đỡ đạn, rồi lấy đó tuyên truyền!

Lính Mỹ giết dân dẫu gì cũng là dị chủng và tòa án Mỹ đã xử. Một số người đó cũng đã quay lại Mỹ Lai bày tỏ hối hận, ăn năn. Còn “bộ đội cụ Hồ” giữa ban ngày giết dân ấp Tân Lập vô tội mà nhân chứng sống Trần Đức Thạch kể trong Hố Chôn Người Ám Ảnh, ai xử?

Nhà thơ Trần Đức Thạch
Nhà thơ Trần Đức Thạch


Đã thế ông phải trả giá bằng bản án 2 năm tù giam. Bây giờ, vừa bị thêm một án tù 12 năm nữa, ở tuổi 69, thì ngày được về lại gia đình coi như đã hết! Thế nhưng ông vẫn hiên ngang nói trước tòa:

Với sự minh triết của người dân xứ Nghệ, tôi xác định phiên tòa này là những nốt nhạc cuối của bản hung ca, bi tráng của cuộc đời tôi. Nó sẽ không kết thúc tại đây mà nó nó sẽ ngân nga mãi theo thời gian, theo dòng chảy lịch sử của người dân nước Việt, của những người yêu và hy sinh cho sự công chính.

Tôi rất tự hào vì được cùng anh chị em dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của Việt Nam và sự nghiệp chống Trung Quốc thao túng, xâm lược Việt Nam.

Tôi vinh dự là người dân xứ Nghệ, người dân nước Việt Nam.

Dấn thân vì Dân chủ không phải là tội.”

FB LS Ha Huy Son, Ngo Dong

Chiến tranh thì súng đạn có thể vô tình giết người nhưng, hôm nay, 45 năm sau ngày “giải phóng”, đảng cộng sản lại dùng tòa án để giết người:

– Giết nhân chứng sống vụ thảm sát ở ấp Tân Lập, ăn năn sám hối về cuộc chiến đã qua “… tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu.”.

– Giết một công dân yêu nước, cùng đồng bào chống Tàu cộng xâm lược.

– Giết một công dân quyết tâm xây dựng dân chủ cho Việt Nam!

(17/12/2020)

Kông Kông
Nguồn : Đàn Chim Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn