BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73397)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nỗi đau ầm thầm của những chàng “trai làng”

02 Tháng Chín 200712:00 SA(Xem: 921)
Nỗi đau ầm thầm của những chàng “trai làng”
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Trong hai kỳ trước, tôi đã tường trình với bạn đọc về cái chết của hai “cô dâu” Việt chết thảm trên đất Hàn Quốc. Tuần vừa qua ở Việt Nam lại xảy ra một chuyện thương tâm khác, cái chết của một cô gái sắp sửa bước lên xe hoa đi đến xứ Hàn.

Theo những tin tức ban đầu, cái chết có vẻ như còn nhiều bí ẩn, đến nay vẫn chưa tìm ra lý do chính xác hay nói cho rõ hơn là chưa có câu trả lời “ai là thủ phạm”. Thoạt tiên có tin đồn cô gái bị “một số người” hiếp dâm rồi quăng xác xuống sông. Nhưng theo tin tức của những người dân trong làng dần dần lộ rõ, cô gái đã bị một hoặc hai chàng thanh niên trong làng đâm chết vì ghen tức người con gái đẹp trong làng, “bỏ tình” theo chồng Hàn Quốc.

Bị sát hại sau một tuần lễ đính hôn với chú rể Hàn Quốc

Liên tục trong tuần lễ vừa qua, người dân ở ấp Tân Quy, phường Trường Lạc, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) xôn xao bàn tán về cái chết bi thảm đầy bí ẩn của cô Nguyễn Thị Dễ (SN 1984).

Một tuần sau lễ đính hôn với một người đàn ông Hàn Quốc, cô Nguyễn Thị Dễ bị giết chết, xác nổi trên sông. Cơ quan điều tra nhận định đây có thể là một vụ giết người sau khi đã hiếp dâm tập thể. Tuy nhiên, có hai thanh niên tình nghi đang bị thẩm vấn.

Tại dốc cầu khu vực Tân Quy, các điều tra viên của Công an quận Ô Môn và Công an phường Trường Lạc đã khảo sát vườn chuối cạnh đó để tìm ra dấu vết của hung thủ.

Cách đó khoảng 1 km là nhà của cô Dễ. Cô sống cùng cha mẹ trong căn nhà lá ọp ẹp. Nhà nghèo, lại đông anh em (4 gái, 1 trai), nên từ nhỏ, chị em Dễ có cuộc sống rất vất vả. Trong gia đình, Dễ là người xinh đẹp nhất trong 4 chị em gái, tính nết lại dịu hiền nên rất được bà con lối xóm quý mến. Chính vì hồng nhan nên năm mới 16 tuổi, Dễ đã mang tiếng chửa hoang vì có con với một người đàn ông. Kể từ ngày đó, Dễ sống trong tâm trạng buồn chán, ít giao tiếp với mọi người vì mặc cảm. Tuy nhiên, mặc dù biết Dễ là gái một con, nhưng nhiều thanh niên địa phương vẫn mong được xe duyên cùng cô.

Mới đây, có hai người đàn ông theo đuổi Dễ. Một người tên K. (đã có vợ con) đang làm việc tại UBND phường Trường Lạc và một người tên C. ở Sóc Trăng. Ông C. tuy đã bước sang tuổi 52 và đã có vợ con, nhưng vì là một ông chủ sà lan khá giả nên cha mẹ Dễ có vẻ xiêu lòng. Thỉnh thoảng, ông C. đi sà lan lên Cần Thơ rồi ghé nhà Dễ giúp đỡ gia đình Dễ rồi ngủ qua đêm, tìm mọi cách chiếm đoạt tình cảm của cô gái xinh đẹp nhất làng. Tuy nhiên Dễ đã một lần “trót dại” nên cô không dám tỏ thái độ chống đối rõ ràng vì sợ làm buồn lòng cha mẹ. Hơn thế, ông C. lại có vợ con đùm đề, tuổi đời gấp đôi tuổi cô nên càng khiến Dễ ngần ngại.









Hình ảnh cô dâu Nguyễn Thị Dễ (giữa) trong ngày lễ đính hôn với chú rể Kim Sang Bong) tại Ô Môn, Cần Thơ ngày 16- 8 vừa qua

Quyết tâm chọn chồng Hàn

Giữa tình trạng “nhùng nhằng” đó, cách đây không lâu, một cặp vợ chồng Hàn - Việt tìm đến nhà bà Lựa (mẹ Dễ) mai mối cho Dễ lấy chồng Hàn để... đổi đời. Nghĩ đến viễn cảnh căn nhà lá rách nát bấy lâu nay sẽ mau chóng được thay bằng ngôi nhà xây khang trang để cha mẹ có nơi an dưỡng tuổi già, Dễ gật đầu đồng ý.

Ngày 16-8 vừa qua, lễ đính hôn của Dễ với chú rể tương lai người Hàn Quốc Kim Sang Bong được tổ chức, nhà Dễ và chòm xóm vui như hội. Mọi người chúc tụng gia đình bà Lựa có được chàng rể ngoại.

Ngay sau ngày lễ đính hôn, vợ chồng Dễ dắt nhau lên TP Sài Gòn. Đến ngày 23-8, Dễ quay về nhà chuẩn bị các thủ tục để xuất ngoại theo chồng; còn chú rể thì vội bay về Hàn Quốc để sắp xếp ngày rước vợ sang.

Đi thăm chị, bị mất tích

Ngay sau khi cùng người chồng Hàn Quốc Kim Sang Bong lên thành phố, vui vẻ một tuần (từ 16 đến 23-8), Dễ trở lại nhà với một vẻ mặt hoan hỷ, đầy tin tưởng.

Nhưng chỉ một ngày sau đó, Dễ bất ngờ mất tích. Người chị thứ ba của Dễ thuật lại: “Ngày 24-8, sau khi ra phường làm các thủ tục kết hôn, Dễ xin phép cha mẹ đi thăm tôi ở phường Phước Thới (Ô Môn). Đến 21 giờ cùng ngày, Dễ được anh K. đưa về tới dốc cầu Tân Quy”.

Nếu như mọi lần trước, Dễ gọi điện thoại cho cha lấy xuồng ra đón, nhưng đêm đó mọi người trong nhà chờ đợi mãi, vẫn không thấy Dễ gọi về nhà. Vợ chồng bà Lựa liên tục gọi điện thoại nhưng máy của cô không có tín hiệu. Biết chuyện chẳng lành, cả nhà Dễ đốt đèn đi tìm nhưng vô vọng. Mãi đến sáng 27- 8, một người dân làm nghề chài cá trên sông đã phát hiện xác của Dễ nổi lên cách dốc cầu Tân Quy khoảng 3 km, đang trong giai đoạn thối rữa. Trên người cô chỉ mặc một chiếc áo. Đặc biệt, ở phần bụng của Dễ có một bao cát nặng gần 50 kg cột chặt. Người nhà nhận dạng được cô nhờ vào chiếc bông tai do người chồng Hàn trao trong dịp lễ đính hôn.

Khi điều tra, Công an quận Ô Môn xác định bao cát đó là của một gia đình ở cạnh dốc cầu Tân Quy. Anh K. cho biết anh ta chỉ chở cô Dễ đến dốc cầu rồi quay về nhà; còn ông C. thì luôn tắt điện thoại kể từ ngày hay tin về cái chết của cô Dễ. Theo nhận định của một điều tra viên quận Ô Môn, rất có thể đây là một vụ hiếp dâm tập thể rồi giết người đã được chuẩn bị trước (dây và bao cát). Hung thủ chắc chắn sẽ từ 2 người trở lên. Sau khi hiếp và giết cô Dễ, hung thủ đưa xác cô xuống xuồng chở đến bỏ gần nơi xác nổi lên với mục đích phi tang.

Thông tin gần đây nhất vào chiều 29-8: Công an phường Trường Lạc đang lấy lời khai 2 thanh niên (ở cùng ấp với Dễ). Trước đó, vào đêm 28-8, trong lúc đang nhậu say, hai thanh niên này tự nhận đã hiếp rồi giết cô Dễ vì ghen sau khi hay tin Dễ sắp về làm dâu xứ Hàn. Tuy nhiên chưa thể kết tội hai anh thanh niên nói năng lảm nhảm trong cơn say.

Cho đến khi tôi viết bài này (02-9) vẫn chưa tìm ra chính xác ai là thủ phạm.

Nguyên nhân sâu xa
Thật ra có một nguyên nhân sâu sắc hơn mà từ bao lâu nay ít người chú ý. Đó là những cậu thanh niên ở những làng có nhiều cô gái lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Nhất là sau này, khi “phong trào lấy chồng Hàn” nở rộ ở một số vùng quê, và người Hàn thường “khó tính”, họ thích chọn những cô gái đẹp hơn là những “chú rể” ở những nơi khác, có phần dễ tính hơn.

Một nguyên nhân khác, phim ảnh xứ Hàn tràn về đồng quê, nhìn cuộc sống của họ cao hơn, sang trọng hơn, nên khá nhiều cô gái đẹp ở thôn quê sẵn sàng từ bỏ làng xóm và cả những mối tình của mình để chạy theo một tương lai mới.

Không thiếu gì những chuyện tình ngang trái, đau lòng. Đã có khá nhiều những chàng trai thôn dã, âm thầm ôm vết thương tình yêu đầu đời cho mãi đến ngày nay.

Nỗi đau âm thầm của những chàng trai làng
Nhìn vào trường hợp của cô Nguyễn Thị Dễ ở Ô Môn, Cần Thơ, chúng ta thấy xung quanh cô không thiếu gì những chàng trai làng và cả những chàng trai làng khác cũng ngấp nghé. Mặc dù cô đã có “một lần trót dại” nhưng sắc đẹp của cô vẫn còn mặn mà lắm. Không lẽ trong số những chàng trai ấy không ai xứng với cô? Nếu chỉ muốn sống một cuộc đời “chân chỉ” làm ăn như bao nhiêu cặp vợ chồng khác, chắc cô cũng sẽ tìm được hạnh phúc. Nhưng cô đã bỏ qua những mối tình của những chàng “trai làng” vì dường như cái quyết tâm chọn chồng Hàn đã được cô nuôi dưỡng từ lâu. Có thể là ngay từ sau lần thất bại đầu tiên. Và nhân cơ hội này cô cũng muốn bỏ làng ra đi để không còn ai đàm tiếu. Nhưng dù sao sự ra đi của cô cũng chịu ảnh hưởng của một “phong trào chung”, ít nhất là trong địa phương này.

Trường hợp của người con gái bị giết vì ghen tức đó chỉ như một giọt nước tràn ly. Nó làm rõ thêm nỗi đau âm thầm của biết bao nhiêu anh “trai làng”. Một nỗi đau nghẹn ngào, khó có thể diễn tả thành lời.

Tựa cửa chờ vợ… không bao giờ về
Có lẽ lâu lắm rồi, người ta “quên” mất hoặc không nhìn thấy nỗi đau này. Vết thương cứ thế lặng lẽ kéo dài. Anh thanh niên mộc mạc đành cam chịu, chắc có những buổi chiều người con trai ôm mối tình tuyệt vọng của mình đứng nhìn về một phương trời xa thẳm nào đó nhớ đến hình bóng người con gái mình yêu thương, bây giờ ở bên một người đàn ông xa lạ trong một xứ sở tít mù chân mây. Nỗi đau lớn lắm, sâu lắm. Ẩn ức từ bao lâu nay rồi.

Đây là lần thứ nhất nó bùng nổ. Như chiếc dây cháy chậm dẫn đến trái bom.

Không thể biện minh cho hành động trả thù man rợ của thủ phạm đã sát hại cô gái trước ngày theo chồng về xứ Hàn. Đó là một tội ác. Nhưng ở đây tôi chỉ tường trình những tình tiết phía sau vụ án mạng “vì tình” này để bạn đọc có thể hiểu được tâm trạng của những chàng trai làng như thế nào.

Ngoài những cô gái đẹp của làng quê lấy chồng Hàn Quốc, bây giờ ở thôn quê, những cô gái có chút nhan sắc và nuôi hy vọng lên đời, hầu hết cũng biến mất, chìm ngập vào trong vòng quay của những thành phố công nghiệp. Các cô đã để lại biết bao nỗi thổn thức, buồn tủi cho những chàng trai làng. Thậm chí còn có cả những người chồng ngày ngày tựa cửa chờ người vợ… không bao giờ trở về.









Ông Nguyễn Văn Phẩm (72 tuổi) ôm di cốt cháu ngoại Huỳnh Mai vào lòng mà nước mắt tuôn trào

Trong khi đó ở những khu công nghiệp, khu chế xuất thì 80% là con gái, họ không còn thì giờ nghĩ đến chuyện tình duyên. Và ở những nơi đó đàn ông lại “đắt giá” như vàng. Đó là một nghịch lý trong xã hội hiện nay.

Nắm tro tàn của Huỳnh Mai được đưa về quê hương
Nhân đây, tôi cũng thông tin về việc cô gái Huỳnh Mai bị người chống sát hại dã man tại Hàn Quốc đã “trở về với quê nhà”. Sáng 30-8, buổi lễ trao di cốt của Mai cho gia đình diễn ra tại trụ sở Sở Ngoại vụ Sài Gòn. Chiếc lọ tiểu sành đựng nắm tro tàn bọc trong tấm vải trắng tinh do Tham tán Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc Nguyễn Thạc Dư trao tận tay những người thân của cô dâu bất hạnh Huỳnh Mai.

Ông Nguyễn Văn Phẩm (72 tuổi) ôm di cốt cháu ngoại vào lòng mà nước mắt tuôn trào. Mái tóc ông bạc trắng, khuôn mặt hằn những vết nhăn đau khổ. Ông mếu máo khóc. Hình hài cháu ngoại của ông là đây, một nắm tro tàn nằm trong lọ sứ lạnh...

Để giúp gia đình nạn nhân lo hậu sự và hương hỏa cho người đã mất, một tổ chức thiện nguyện Hàn Quốc đã quyên góp được 5.000 USD và đích thân ông Min Young Min, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại VN, trao tận tay cho gia đình Mai. Ông Minh Young Min nói: “Tôi cũng có cha mẹ và hai con gái nên rất thấu hiểu tình cảnh của gia đình cô dâu Huỳnh Mai. Chúng tôi sẽ tích cực điều chỉnh chính sách và có những biện pháp để trong tương lai không còn những bi kịch như thế này xảy ra nữa”.















Ông Min Young Min, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại VN trao tận tay cho gia đình Mai 5.000 USD và tỏ lời an ủi
Bà con anh em rước cốt Huỳnh Mai từ TP. Sài Gòn ra xe về với quê nhà

Sau buổi lễ, di cốt Huỳnh Mai được đưa ra xe mang về ngôi nhà cô đã sống cách đây chưa đầy 6 tháng. Đón chào và cũng là lời từ biệt một người con gái xấu số. Nhưng mọi chuyện rồi sẽ chìm vào lãng quên! Cuộc sống vốn khắc nghiệt, đau lòng như thế.

Đây cũng là một bài học để đời cho các cô gái quê nghèo. Lúc này các cô đã thận trọng hơn trong việc lấy chồng ngoại. Tại xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có chừng 2.000 người trong độ tuổi kết hôn. Khoảng 10% (hơn 200 cô) trong số nữ thanh niên chuẩn bị làm hồ sơ xuất ngoại theo chồng, nhưng sau vụ việc của Huỳnh Mai, quá nửa đã rút. Số còn lại hoãn thời gian để tìm hiểu về vị hôn phu rõ hơn.

Bao che có hệ thống
Câu chuyện về cậu ấm Bình Dương múa kiếm tại phi trường Đà Nẵng đã quá nhàm tai, thật tình tôi không còn muốn đề cập đến nữa. Nhưng tuần vừa qua, “lãnh đạo” công an tỉnh Bình Dương lại có cuộc trả lời trước công luận sau khi đã cho cậu ấm về vườn hưởng… già với cái gia sản đồ sộ của gia đình cậu đã tích lũy được bao lâu nay. Thế cũng nhàn. Khỏi phải đến sở làm cho có vị, thêm mất thì giờ.

Nếu chỉ công bố cái quyết định “tước danh hiệu công an đối với thiếu úy Đỗ Hoài Phương Minh” thì chẳng có gì đáng nói. Nhưng e rằng nhân dân nhận thấy cái quyết định ấy còn là nhẹ nên ông Mai Công Danh - thượng tá, Phó Giám đốc CA tỉnh BD - đã có cuộc trả lời báo chí với mục đích làm “sáng tỏ” những lỗi lẫm của nhân viên thuộc hạ của mình. Nói gọn lại ông muốn chứng minh tội của anh thiếu úy này… cũng nhẹ thôi, để bảo vệ cho cái quyết định kia là “đúng người đúng tội”. Chính vì thế, dư luận lại có dịp bùng lên, bất bình, tôi không thể không tường trình rõ ràng.

Lời diễn tả của cơ quan quyền lực
Về vụ Đỗ Hoài Phương Minh từng bị cảnh cáo vì nổ súng tại quán karaoke Hoàng Dung năm 2000, ông Mai Công Danh - Phó Giám đốc CA tỉnh BD lập luận: Vào 21 giờ 30 ngày 30.10.2000, Minh cùng 2 người bạn đến hát karaoke và uống bia ở quán Hoàng Dung. Khoảng 23 giờ, nhóm Minh kêu chủ quán tính tiền để về. Minh đòi trả tiền, người bạn đi cùng không chịu và kéo người Minh. Minh loạng choạng ngã ngồi xuống ghế. Khẩu súng Minh mang theo bị cấn vào người (súng nhỏ, giống như hình chiếc hộp quẹt).

Minh lấy súng ra để trên bàn. Một tiếp viên của quán ngồi cạnh, tưởng chiếc hộp quẹt gas, nên cầm lên bật thử. Minh chồm đến giật lại làm súng phát nổ. Sau đó, Minh lúng túng làm nổ thêm 2 phát nữa". Vụ việc đã được CA tỉnh xác minh: Nguyên nhân gây nổ súng "do Minh chưa sử dụng thành thạo vũ khí, nên trong lúc giật lại làm nổ súng. Khi nghe súng nổ lại lúng túng làm cướp cò, nổ thêm 2 phát nữa...". Về vụ việc này, Minh bị kỷ luật cảnh cáo. Theo ông Danh, "vi phạm của Minh đã xử lý thỏa đáng".

Súng của ai?
Ông Danh cho biết: Khẩu súng trên do ông Đỗ Văn Công (cha của Minh) - hiện là Bí thư Huyện ủy Tân Uyên, trước là Trưởng CA huyện Tân Uyên - quản lý sử dụng. Năm 1998, ông Công chuyển công tác sang UBND huyện, ông Công có làm đơn xin CA tỉnh giữ lại súng để làm "vật kỷ niệm". Ông Mai Công Danh khẳng định: Căn cứ công văn số 1532/C11 (C13) của Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 504/TTg, ngày 16.9.1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, ông Đỗ Văn Công được giữ súng làm vật lưu niệm.

Nhưng cũng theo luật này, tại điều 4 của Chỉ thị 504/TTg, có đoạn: "Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, cá nhân dùng vũ khí, phương tiện để biếu, tặng hoặc nhượng bán sai quy định. Trường hợp muốn giữ lại làm lưu niệm phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định...".

Khẩu súng trên của ông Công có được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép hay không? Và hơn thế, người được quyền “giữ súng làm kỷ niệm” có được quyền cho người khác, dù là vợ con mình, sử dụng hay không?

Vậy ông bí thư Đỗ Văn Công có tội gì?

Gần đây trong một loạt phóng sự điều tra về “vua xe ben” với những chiếc xe ben hung thần tại Bình Dương, dư luận đã “khui ra” một loạt những chiếc xe đứng tên một người khác, nhưng người này lại khai “vẫn còn làm việc cho ông Hai” (tức ông Hai Công) và cái bãi xe ben lại ở sát “tư dinh” của ông Hai Công. Vụ này chỉ “khui” đến đấy rồi… ngưng. Chưa có một kết luận nào chính thức hay đã “chìm xuồng” chỉ có trời mới biết.

Ngây ngô và ngụy biện như đùa
Trước những lời biện luận của ông Phó trưởng Công an tỉnh Bình Dương, lập tức dư luận lại phẫn nộ. Có thể kết luận gọn gàng trong 6 điểm người dân đã đặt ra:

Mấy ông lãnh đạo CA tỉnh Bình Dương đã trả lời trước dư luận về cách xử lý của họ trong việc Đỗ Hoài Phương Minh nổ súng ở quán karaoke có 6 điểm… cứ như đùa:

- Thứ nhất, Minh đã bắn tới 4 viên đạn. Theo lời diễn tả của ông Phó trưởng Công an tỉnh Bình Dương thì viên đầu tiên là do Minh chạy đến chộp cái súng từ tay người kia, nhưng do lúng túng mà để cướp cò và bắn ra những 3 viên đạn. Cách giải thích thật ngây ngô. Lấy lại được súng rồi thì làm gì có lý do mà lúng túng rồi bắn thêm những 3 viên đạn. Thêm nữa, sĩ quan công an mà “sử dụng súng không thành thạo” thì súng để làm gì?

- Thứ hai, lãnh đạo CA Bình Dương hoàn toàn không lấy cung, lời kể của những người làm việc ở quán karaoke để so sánh.

- Thứ ba, những cảnh sát đồng nghiệp đi cùng, có người kể chuyện khác hẳn.

- Thứ tư, có một nhân chứng là nữ. Người ấy bị Minh hăm dọa: nếu báo cho Công an thì sẽ bị hắn giết chết. Vậy người đó đi đâu rồi và tại sao CA không hỏi và lập biên bản với người phụ nữ này.

- Thứ năm, có một cô bị Minh bắn sượt qua người và ngất xỉu, sao CA không mời cô ta đến làm việc và lập biên bản.

- Thứ sáu: Tại sao vụ này không gửi qua viện kiểm sát vì có tới 4 viên đạn bị bắn ra có thể làm chết người?

Cách trả lời của Phó giám đốc CA Bình Dương cũng giống như Phó CA quận Hải Châu - Đà Nẵng: Ngụy biện và bao che trước sự thật rành rành. Và điều đáng nói là những nhân vật này có chức vụ, cấp bậc khá cao, đại diện cho cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước.

Họ thừa hiểu nhưng vẫn cố tình "giả ngây". Và viên thiếu úy kia cũng chỉ là sản phẩm của những người như vậy. Người dân rất mong dư luận tiếp tục làm rõ vụ việc này để trả lời cho nhân dân.

Có tính hệ thống

Và một công dân khác chua chát đưa ra nhận định: Việc ông Mai Công Danh ngụy biện các thông tin trên thì đã rõ. Đến con nít nghe còn thấy khó và do đó bản thân ông Danh nghe cũng không lọt lỗ tai mình.

Thế nhưng tại sao ông vẫn nói? - Vì đó là những nội dung đã được bàn bạc cụ thể, đã được cấp trên thông qua trước khi ông Danh (vật tế thần) phải cắn răng trả lời trước công luận. Vì thế, chúng ta đừng quá đả kích, phẫn nộ với cá nhân bản thân ông Danh mà cần đả kích, chống lại sự dung túng, bao che, làm việc không có trách nhiệm của những tổ chức và cá nhân đang tồn tại nhức nhối một cách vững chắc hiện nay.

Vấn đề là ở chỗ đó các bạn ạ. Ông Minh hay ông Danh chỉ là những sản phẩm tiêu biểu cho hệ thống ấy mà thôi.

Tôi tưởng không cần phải bàn bạc gì thêm ngoài tiếng nói trung thực của người dân. Sự việc này còn diễn tiến ra sao, chúng ta lại chờ quyết định cuối cùng của Viện kiểm sát Hải Châu.

Bình Dương là một tỉnh đang phát triển vào hàng đầu tại Việt Nam, vì thế có khối chuyện “lẩm cẩm”để bàn. Vụ "biếu không" 700ha đất công ở Bình Dương để gần 400 tỉ đồng của nhà nước đã chảy vào... túi tư nhân đang là một đề tài nóng bỏng. Tôi sẽ tường trình trong một kỳ sau.

Thông tin về việc giúp Thương Phế Binh và người nghèo tại VN
Trong tháng 8 vừa qua, chúng tôi đã nhận được khá nhiều những tin tức của bạn đọc, của một vài cơ quan thông tin cung cấp về những Thương Phế Binh ở những vùng xa xôi hẻo lánh, có những người vô cùng khó khăn nghèo khổ mà chưa hề nhận được sự giúp đỡ nào hoặc chỉ nhận được rất ít. Và một số bạn đọc đã gửi quà trực tiếp đến những địa chỉ chúng tôi đã ghi trên các trang báo hoặc gửi qua chúng tôi để chuyển đến những địa chỉ đó.

* Danh sách của anh Quyết (TQLC) báo VietHouston:

Có 5 anh thương binh đều bị cụt 2 chân, đã gởi hồ sơ qua Mỹ nhung chưa có ai bảo trợ. Chúng tôi đã gửi tiền qua bưu điện trích trong số tiền của độc giả Thời Báo Canada, mỗi người 100 CND:
1- Anh Dương quang Thương. Đội 1 HTX Trung Tiến, Xã Lộc Tiến, Huyện Phú Lộc. Thừa thiên Huế 2- Ngô Quang Phước 62 Vạn Xuân, Phường Kim long, TP Huế.

2- Huỳnh đình Me, Thôn Long hồ hạ, Hương hồ, Hương Tra,ø Thừa thiên Huế

3- Nguyễn thành Thanh 110/17/24 Kim Long, TP Huế.

4 -Lê quang Nhịnh số 3 ngỏ 10 kiệt 76 Trần nguyên Đán Phường Thuận Hòa TP Huế.

* Qua những thông tin của anh Ngô Văn Tân (Tan Van) cùng một số anh em khác, có một số anh em ở Thừa Thiên Huế mới tìm được. Chúng tôi đã gửi cho 6 anh em TPB, mỗi người 100 CND, trong số tiền của độc giả Thời Báo Canada,
1- Đỗ Gia Nhân: Tổ 1, Khu Nghĩa Nam, Thị Trấn Ái Nghĩa, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.

2- Trần Văn Tròn: Thôn Quý Trung, Xã Đại Hiệp, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam

3- Bà Ngô Thị Gái, Lô 52. Đường Điện Biên Phủ, Tp Đà Nẵng.

4- Huỳnh Bảy: Thôn Đại An, Xã Ca Khuol, Huyện Chu Put, Tỉnh Gia Lai (Đien thoại gan nhà ông này la:ø 59893131)

5- Phan Giang: Thôn Phiêm Ái, Xã Đại Nghĩa, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.

6- Huỳnh Văn Nguyện: Xã Mộc Trụ, Huyệ Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế

7- Nguyễn Đình Mai (Nghĩa quân Chi khu Đức Dục, TK Q.Nam, QĐ 1)

Đội 8 Thôn Thạch Xuyên, Xã Duy Thu, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam

* Độc giả Nguyễn Kim Loan ở Úc tặng
1- Anh Lê Văn Tỳ TD3/ TrD 1/ SD1BB 142 Trần Quốc Toản, P. Tây Lộc,Thừa Thiên Huế.

02- Hạ sĩ Nguyễn Dẫn TrD3/ SD1BB Thôn Phước Lễ, Xã T6an Phước, Hoặc Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị

03- Hoàng Nhơn, Thiết đoàn 7, Chi đoàn 2/7 - Thôn Bắc Trung, Xã Lộc An, H. Phú Lộc,Thừa Thiên Huế. 04- Lê Mãi SQ: 200292 - QYV/ NTP -Đội 2 Thôn Đông, Xã Lộc An, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.

05- Nguyễn Huynh, Sq: 76/206791 - ĐĐ 2/ TĐ 1 Quân Y/ SD1 - Thôn Hải Hà, Xã Lộc An Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.

Chúng tôi đã chuyển đến tận tay mỗi anh TPB này 100 AuD.

* Bà Dương Kim Thoa (qua nhà văn Huy Phương) gửi 400 USD tặng, mỗi người 100 USD:
01- Anh Võ Văn Bôn ( nghĩa quân) chấn thương sọ não. Tổ 47 Ấp Phước Trung, Xã Phước Long, huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2- Anh Nguyễn Văn Ngọc (nghĩa quân), bị mù, cụt tay phải. Ấp Thanh Tâm, Xã Phước Thanh, Huyện Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

3- Ngô Văn Giỏi (nghĩa quân), cụt hai chân Ấp Phước Long, Xã Phước Long, huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

4- Anh Đinh Văn Tiệp (nghĩa quân), cút hai chân - Tổ 34/4403, Khu phố Hải Điền 2, Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Anh TP Nguyễn Văn Bảo đã đưa số tiến này đến nhà từng người nhận và anh cũng được giúp 100 USD.

* Ngoài ra chúng tôi cũng nhận được quà của ông Đỗ Đức Ngọc nhờ chuyển 400 đô la Canada đã đổi thành tiền VN của các vị hảo tâm tặng:

Bà Lý Hồng Phấn gửi 50 cho ông Mai Phiên, 50 cho những thương binh khác

Cô Đỗ Quỳnh Diễm Châu gửi 100 cho ông Mai Phiên, 100 cho những gia đình nghèo khổ khác.

Ông Đỗ Đức Ngọc 50 cho ông Mai Phiên, 50 dự trữ làm tiền chi phí di chuyển trong công tác làm từ thiện.

* Anh Lê Thanh Chi ở Cali gửi 300 USD mua gạo cho những gia đình nghèo khổ. Chúng tôi cũng đã giúp ngay cho khoảng 30 gia đình nghèo, mỗi người 30Kg gạo. Một số gia đình khác được giúp 500 ngàn VND trong số tiền của bạn đọc tặng.





















Nhà Bà Nguyễn Thị Dưa đang sống, được tặng một căn nhà tình thương
Nhà ông Cấn Văn Nhân đang sống cùng vợ con, cũng sẽ được xây tặng một căn nhà tình thương giá 12 triệu VNĐ
Nhà bà quả phụ Trần Thị Trầm - vợ cố Trung Tá Võ Văn Tây- mái ngói đã dột nát, chưa có tiền sửa

Tất cả những công việc này chúng tôi đã thực hiện nhờ sự giúp đỡ của một số anh em thương binh còn có đủ sức khỏe đưa đến tận tay những anh em ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Đông Nam Bộ. Còn những anh em ở miền Trung chúng tôi phải gửi qua bưu điện hoặc những người quen biết các gia đình này ở Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, và đã được hồi âm xác nhận đầy đủ.

Các anh em TPB và những người nghèo khổ rất vui mừng và xúc động và nhờ tôi chuyển lời cảm ơn đến tấm lòng hảo tâm của quý vị.

4 căn nhà tình thương sẽ được xây dựng

Trong tuần vừa qua, chúng tôi cũng nhận được 4.000 đô la Úc của Tuần Báo Văn Nghệ Australia đại diện cho “Quỹ Mái Ấm Tình Thương Australia” tài trợ để xây dựng 4 căn nhà tình thương cho người dân huyện Lộc Ninh. Mỗi căn 12 triệu và số tiền còn lại sẽ được mua thêm đồ gia dụng cho những gia đình này.

Sau khi cùng một số người dân địa phương đi “khảo sát”, chúng tôi cũng đã tìm được 4 căn nhà của người dân đang sống trong cảnh rách nát tả tơi. Xin nói rõ là những căn nhà này của người dân nghèo khổ không hề có liên quan gì đến những gia đình “chính sách, liệt sĩ …” bởi những gia đình đó đã có chính phủ VN lo. Chúng tôi chỉ chú trọng đến những người dân cùng khổ không được cơ quan nào lo liệu. Tôi đã chuyển số tiền này đến tay những gia đình nghèo khổ đó ngay trong tuần. Khi nào nhà làm xong, người dân có thể vào ở ngay.

Trong đó tôi đã gặp gia đình của cố Trung Tá Võ Văn Tây, đã chết tại Trại “cải tạo” Hà Tây vào năm 1979. Gia đình bà quả phụ Trần Thị Trầm (vợ cố Trung Tá Tây) hiện sống ở Tổ 4, Ấp 1A, thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước. Căn nhà cũ thời xưa để lại, mái nhà đã bị mọt và dột nát quá nhiều. Chúng tôi đã định dành một căn nhà tình thương cho gia đình bà Trầm. Nhưng rất tiếc là theo ý kiến của người dân địa phương thì căn nhà đó vẫn còn tốt hơn nhiều so với những căn nhà khác ở đây. Nếu chúng tôi tặng một căn nhà tình thương là “không đúng”, người dân có thể chỉ trích, gây dư luận không hay. Và thật ra bà Trầm chỉ cần sửa chữa chứ không phải làm một căn nhà khác. Cho nên, sau khi đã thảo luận với các anh em trong tòa soạn báo Văn Nghệ, chúng tôi sẽ tìm cách khác yểm trợ cho gia đình cố Trung Tá Võ Văn Tây.

Xin thông tin đến bạn đọc. Nếu có điều gì sai sót xin các vị vui lòng bổ túc.

Văn Quang
02/09/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn