BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72807)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bài văn nghị luận điểm không: Đi tìm lòng tự trọng!

02 Tháng Tư 20186:47 SA(Xem: 1293)
Bài văn nghị luận điểm không: Đi tìm lòng tự trọng!
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Câu nói “Sự trung thực và lòng tự trọng chính là hai yếu tố tiên quyết để dẫn đến thành công,” đối với xã hội Việt Nam hiện nay rõ ràng là một câu nói lạc hậu đến buồn cười.

Nhưng quan niệm thành công là thế nào? Ngày nay nhà đẹp, xe đời mới, tiền nhiều, quyền chức và quyền lực được đánh giá là thành công, nhưng nếu trở lại vế đầu của câu nói, thì sự thành công này rõ ràng không phải do sự trung thực và lòng tự trọng. Xác định như vậy nên bài viết nghị luận của một học sinh trung học phải nhận điểm “không” từ một cô giáo “xã hội chủ nghĩa!”

Ngày xưa trong một xã hội tử tế, chúng ta vẫn nghe lời khuyên của cha mẹ, thầy giáo là phải biết giữ lòng tự trọng, ra đời làm điều gì cũng phải nghĩ đến danh dự, phẩm cách, đừng để ai khinh miệt, đụng đến gia tộc, ông bà, cha mẹ. Những câu cách ngôn chúng ta vẫn thường thấy viết trên bảng đen trong lớp học hàng xưa như: “Giấy rách phải giữ lấy lề,” “Đói cho sạch, rách cho thơm,” đã hằn sâu vào tâm khảm chúng ta.

Kho ca dao thời thượng đã cho ta những câu nghe xót xa khi xã hội đảo lộn, đạo lý không còn: “Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt. Luồn lách lươn lẹo lại lên lương?”

Đã không biết xấu hổ phải che mặt, quan chức ngày nay còn nhơn nhơn ngụy biện, mồm mép, nói đến một đứa trẻ cũng không tin nổi, khi cho rằng nhờ chạy xe ôm tích lũy, bán chổi đót mà làm giàu! Cả một băng đảng che chở cho nhau nên Tổng Thanh Tra Chính Phủ, đã nói một câu rất khó hiểu là: “Rất khó kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức.” Cuối cùng là huề cả làng: “Trong năm 2016, chưa phát hiện trường hợp vi phạm nào.”

Khu “biệt phủ” của ông Phạm Sĩ Quý, cựu giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Yên Bái. (Hình Zing)
Khu “biệt phủ” của ông Phạm Sĩ Quý, cựu giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Yên Bái. (Hình: Zing)

Chính Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên Trung Ương Đảng, Tổng Thanh Tra Chính Phủ, người đánh tham nhũng, đã sở hữu một khối tài sản khổng lồ, cùng rất nhiều biệt thự lộng lẫy thì còn nói đến ai!

Trong xã hội này không có lòng trung thực, cũng như không có lòng tự trọng. Trong một xã hội này, cán bộ xã ăn chặn tiền tuất liệt sĩ, tiền mai táng, tiền cứu trợ bão lụt; cán bộ xã hội ăn chặn tiền của bệnh nhân tâm thần; hiệu trưởng ăn chặn tiền lương của giáo viên và tiền ăn của học sinh; tổng giám đốc và kế toán, thủ quỹ đã tự ý “chi tiêu” với số tiền trên 5.1 tỷ đồng (hơn $223,507); đến chuyện lớn như Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng, cả hai từng là ủy viên Bộ Chính Trị, giữ những chức vụ cao cấp trong chính phủ, đã cấu kết nuốt của công quỹ hàng trăm triệu đô la.

Tiến Sĩ Ngô Huy Cương (Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội) tại một cuộc hội thảo của Mặt Trận Tổ Quốc, cho rằng mọi hành vi tham nhũng đều xuất phát từ cán bộ, nhất là cán bộ cao cấp, trong khi để những hành vi tham nhũng xảy ra và kéo dài là do nể nang nhau và không dám nói đúng sự thật!

Cựu Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã từng nói, “bây giờ, người ta ăn của dân không từ một cái gì, từ tiền thương binh, hỗ trợ vùng cao, tiền người nghèo…  cho đến vacxin. Thế nên “càng đi nhiều nơi, tôi càng thấy buồn!” Ngày nay bọn quan chức nhà nước ăn chặn tiền cơm của học sinh, cho gia đình đứng tên lãnh tiền cứu trợ, làm thịt luôn mấy con bò giống mới được cấp, lo tom góp, đục khoét công quỹ để xây tư dinh, biệt phủ, không còn chút lòng tự trọng, không cần gì đến gia phong, để ngoài tai lời nguyền rủa của dân đen.

Ngày xưa Út Tịch tuyên bố: “Đánh Mỹ đến còn cái lai quần cũng đánh!” Rõ ràng là ngày nay, đánh Mỹ rồi, có chức quyền, thì “ăn đến cái lai quần cũng ăn!”

Chúng tôi xin mượn lời của học sinh trong bài văn nghị luận “điểm không” để làm lời kết cho bài báo này: “Vẫn nghĩ rằng, chúng ta đang được sống trong một xã hội “công bằng – dân chủ – văn minh” thì chí ít, đó phải là xã hội “quan chức sống có lương tri,” “công an giao thông không nhận mãi lộ,” “bác sĩ không vòi phong bì,” “nhà báo không hoạnh họe doanh nghiệp…” Nói chung, khi mà văn hóa xã hội đã xuống cấp và mục ruỗng, cộng đồng mạng chạy theo thị hiếu rẻ tiền thì hai chữ “nhân phẩm” càng được đặt trong báo động đỏ. Vì thế, chúng ta nói đến sự trung thực và lòng tự trọng để làm gì?”

Đó là chỉ mới nói đến chuyện ăn cắp của chung bộ máy cường quyền. Còn ra những chuyện tự trọng của khuôn mặt Việt Nam, ra nước ngoài, ai cũng dè chừng vì sợ nạn ăn cắp, gái Việt đẹp lắm nên lê la tứ xứ. Đại biểu quốc hội, lãnh tiền lương của dân vào hội trường ngủ gục. Cả một anh thủ tướng, tiền hô hậu ủng, ra nước ngoài dự hội nghị quốc tế, cũng ngoẹo đầu ngủ một giấc ngon lành. Ngày xưa cha mẹ dạy con: “Lòng tự trọng là ra đường làm gì thì làm, đừng để ai chửi đến cha mẹ!”

Cha mẹ không cần biết, tổ quốc quay lưng, đảng thì không có lòng tự trọng nên sản sinh ra một thế hệ rỗng nát, càng ngày càng làm xấu đi khuôn mặt Việt Nam!

Huy Phương

Nguồn Người Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn