Rất lâu lắm rồi, từ thời mồ ma chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay mới có một vị lãnh đạo được ca ngợi một cách đầy vẻ xa xưa như Nguyễn Phú Trọng. Ông ta được ca ngợi là một minh quân, một bậc nhân kiệt, một con người giản dị, trong sáng và mạnh mẽ vì dân vì nước.
Là người chuyên ngành về lý luận và xây dưng đảng, tất Nguyễn Phú Trọng biết cách xây dựng hình tượng cho riêng mình , một bản sắc thời đại pha lẫn tính dân gian để trở thành lãnh tụ thời đại.
Chúng ta đã bỏ qua cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh quá nhiều chi tiết, chỉ trông cậy vào những gì đảng CSVN đưa ra, hay lời kể của Trần Dân Tiên...có những khoảng thời gian trống trong lịch sử Hồ Chí Minh khiến đời sau thế lực thù địch tận dụng khai thác, đến nỗi bây giờ nhiều người hoà nghi không biết Hồ Chí Minh có phải là anh Nguyễn Sinh Coong ở Làng Sen, Kim Liên , Nam Đàn, Nghệ An hay là một thằng cha vơ chú váo họ Lý bên Tàu giả dạng.
Đứng trước trường hợp Nguyễn Phú Trọng đang sắp trở thành một huyền thoại thứ hai, có phần còn rực rỡ không kém gì Hồ Chí Minh. Trong nội bộ đảng CSVN bây giờ nhắc đến Trọng, người ta kính cẩn gọi bằng Cụ, môt cách gọi đầy kính cẩn dành cho những lãnh đạo uy quyền tuyệt đối.
Đứng trước việc ấy, toàn dân, toàn quân ngay từ bây giờ cần tra cứu nghiêm túc cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Phú Trọng một cách khách quan và rõ ràng, tránh sự dèm pha sau này như Nguyễn Phú Trọng là Hán Gian cài vào, Nguyễn Phú Trọng người làng Lại Đà, Đông Hội Đông Anh, Hà Nội đã hy sinh năm 1969 tại chiến trường phía Nam.
Sau khi bài viết về dòng họ Nguyễn Phú và Trịnh Xuân đưa ra vài hôm trước, một số người ở cả hai làng này đã có những phản hồi tới tác giả bổ sung thêm một số điều, từ những lời góp ý này, xin chép thành một câu chuyện hầu bạn đọc.
Phú Trọng truyền kỳ.
Làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội vốn có 4 dòng họ lập nghiêp nên làng, tính đến nay đã hơn 400 năm. Họ Nguyễn Phú thuộc loại cùng đinh nhất trong làng, chuyên những nghề vặt vãnh, học hành thất bát, dân họ Nguyễn Phú đi tứ xứ làm thuê hay làm nghề rong. May nhờ gái họ Nguyễn Phú giỏi nghề cô đầu, hát xướng tạo thành nguồn thu chính của dòng họ này.
Cuối thế kỷ 19, triều nhà Nguyễn có nhiều khách trú ( Tàu ) sang nước ta hành nghề bói toán, địa lý, bốc thuốc. Bấy giờ ông nội Nguyễn Phú Trọng làm nghề vớt củi ven sông, vào mùa nước lũ trên thượng ngàn về cuốn theo nhiều củi gỗ, đấy là lúc ông nội Phú Trọng vào mùa làm ăn. Những ngày còn lại trong năm đi cày thuê, cấy mướn các làng bên. Người ta gọi là ông Cả Độn.
Những lúc đi cấy thuê, ông Cả Độn nhìn cảnh các họ làng bên và làng mình đều học hành đỗ đạt, duy có họ nhà Nguyễn Phú là quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không ngóc đầu lên nổi. Mới chạnh lòng suy nghĩ nhiều lắm. Một hôm ông Cả Độn quyết mời thầy địa lý người Tàu về xem gia trạch. Thầy địa lý xem quanh làng một hồi lắc đầu kêu không có đất đẹp, ông Cả Độn chợt nhớ ven sông chỗ mình vớt củi, đất đai rộng mới nghĩ có thể có huyệt tốt, bèn dẫn thầy đia lý đi xem.
Đến bãi bồi ven sông, thầy địa lý xem một lượt gật gù, nhưng chẳng nói gì bảo ông Cả Độn ra về.
Ông Cả Độn bắt gà đãi thầy địa lý, cơm rượu xong xuôi, thầy địa lý xỉa răng uống trà, đầu cứ gật gù mà chẳng nói thêm câu gì. Ông Cả Độn sốt ruột mới quỳ xuống vái thầy.
- Có gì xin thầy chỉ dạy, đời đời con cháu không quên ơn.
Thầy địa lý thấy ông Cả Độn thật lòng, mới vực dậy nói.
- Ông đã có lòng vậy, mai chúng ta ra bãi sông xem lại đúng lúc gà gáy canh tư.
Lúc gà gáy canh ba, ông Cả Độn dậy đun nước cho thầy rửa mặt, đồ sẵn gói xôi với nước , đúng cánh tư cả hai ra khỏi nhà tiến về hướng bãi sông.
Đến nơi trời đã tang tảng sáng, thầy địa lý dẫn ông đến một khu đất gò đống lổn nhổn bảo.
- Đây là thế đất Tiền Tam Tai, Hậu Thất Tinh. Tức phía trước có 3 cái gò lớn, đằng sau có 7 cái gò nhỏ là huyệt hậu sinh phát đế, phải vài gần trăm năm nữa huyệt mới phát. Huyệt này ba năm mở một lần, không nhận xương cải từ mả khác, mà phải của người vừa chết.
Ngừng một lát, thầy địa lý bấm đốt tay tính nói.
- Như vậy tính từ hôm nay, còn hai năm ba tháng một ngày nữa là huyệt mở. Lại nữa huyệt này thông với đến đất nhà ông ở, nên khi phát huyệt không được cải tạo, xây sửa đụng chạm đến gì trong làng , kẻo bị dứt long mạch. Đây là huyệt từ phương Bắc chạy theo sông Hồng đến đây, gặp bãi doi của làng Bắc Biên chia thành ngã ba sông thì tụ lại. Vậy nên sau này nhắn hậu sinh tâm niệm điều ấy, chọn phương Bắc thờ phụng chu đáo mới lên nghiệp đế vương.
Ông Cả Độn nhẩm đi nhẩm lại trong đầu những điều thầy địa lý dạy, bỗng ông ngẩn người ra hỏi.
- Huyệt đến ngày mở, không nhận xương cả mả mà nhận chỉ nhận người vừa chết, lúc đó không có ai chết thì lại đợi đến ba năm, ba năm sau ngày đó lại không có ai vừa chết, vậy thì biết tính thế nào.?
Thầy địa lý nói.
- Huyệt tốt không còn, chỉ có huyệt khó như vậy nên người ta chê, mới còn đến bây giờ. Trước đây chắc nhiều người đã xem huyệt này, do vì thế mà họ không chọn. Lại nữa huyệt lại phát đến cả trăm năm sau. Lúc táng huyệt rồi, hậu sinh phải né tránh hòn tên mũi đạn đến khi nào huyệt phát. Nay chỉ có huyệt này, chọn hay không tuỳ ông.
Ông Cả Độn mới nhớ ra, có lần ông đi vớt củi, thấy người vẻ như thầy địa lý cũng ngắm nghĩa nơi đây rồi đi, thảng lại có người đến xem rồi lại đi.
Cả hai trở về nhà, ông Cả Độn vần chum nước sang bên, đào lấy xâu tiền chôn dưới đó để trả ông thầy địa lý. Nhưng ông thầy địa lý nhất định không nhận vì thương gia cảnh ông khó khăn. Sáng hôm sau cơm nước xong xuôi, thầy địa lý từ biệt ông Cả Độn.
Tiễn ông thầy địa lý ra đến đầu làng rồi quay về, ông Cả Độn đầu rối như tơ vò.
Gã thầy địa lý Tàu ra khỏi làng, lập tức bỏ vất đồ nghề xuống sông, gã trở về luôn quê hương của mình, không thiết tha gì hành nghề ở xứ An Nam nữa. Dường như việc quan trọng nhất trong đời địa lý của của gã ở xứ An Nam đã hoàn thành.
Ông Cả Độn từ hôm ấy người cứ thơ thẩn, hàng ngày ông thẫn thờ ra bãi sông nhìn ánh mặt trời lặn, lại một ngày trôi qua, rồi lại ngày trôi qua.
Một năm sau, ông gọi con trai là Cả Đần lại bảo.
- Cha thấy trong mình nhiều lúc đã bất thường, nay cha có lời này dặn con, tuyệt đối phải nhớ cho kỹ không được sai lời.
Cả Đần biết cha có chuyện quan trọng, bèn ngồi xuống bên cạnh lắng nghe.
Ông Cả Độn nói.
- Khi cha chết, bật luận thế nào một ngày sau cũng phải đem chôn, đó là điều thứ nhất. Tuyệt đối không được sai ngày.
Cả Đần gật đầu.
- Vâng thưa cha.
Ông Cả Độn.
- Thứ hai, dù thời thế biến động ra sao, bằng mọi cách phải tránh con cái và bản thân khỏi nơi chiến trường, nơi hòn tên mũi đạn.
Cả Đần gật đầu.
- Vâng thưa cha.
Ông Cả Độn nói.
- Bây giờ cha dẫn con ra nơi mà cha muốn nằm.
Hai cha con nhà Độn, Đần dắt nhau ra bãi đất ven sông, ông Cả Độn cắm cái cọc xuống một vũng đất nói.
- Chính xác là chỗ này, con nhớ kỹ.
Cả Đần gật đầu.
Người Buôn Gió
Nguồn Blog Người Buôn Gió
Là người chuyên ngành về lý luận và xây dưng đảng, tất Nguyễn Phú Trọng biết cách xây dựng hình tượng cho riêng mình , một bản sắc thời đại pha lẫn tính dân gian để trở thành lãnh tụ thời đại.
Chúng ta đã bỏ qua cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh quá nhiều chi tiết, chỉ trông cậy vào những gì đảng CSVN đưa ra, hay lời kể của Trần Dân Tiên...có những khoảng thời gian trống trong lịch sử Hồ Chí Minh khiến đời sau thế lực thù địch tận dụng khai thác, đến nỗi bây giờ nhiều người hoà nghi không biết Hồ Chí Minh có phải là anh Nguyễn Sinh Coong ở Làng Sen, Kim Liên , Nam Đàn, Nghệ An hay là một thằng cha vơ chú váo họ Lý bên Tàu giả dạng.
Đứng trước trường hợp Nguyễn Phú Trọng đang sắp trở thành một huyền thoại thứ hai, có phần còn rực rỡ không kém gì Hồ Chí Minh. Trong nội bộ đảng CSVN bây giờ nhắc đến Trọng, người ta kính cẩn gọi bằng Cụ, môt cách gọi đầy kính cẩn dành cho những lãnh đạo uy quyền tuyệt đối.
Đứng trước việc ấy, toàn dân, toàn quân ngay từ bây giờ cần tra cứu nghiêm túc cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Phú Trọng một cách khách quan và rõ ràng, tránh sự dèm pha sau này như Nguyễn Phú Trọng là Hán Gian cài vào, Nguyễn Phú Trọng người làng Lại Đà, Đông Hội Đông Anh, Hà Nội đã hy sinh năm 1969 tại chiến trường phía Nam.
Sau khi bài viết về dòng họ Nguyễn Phú và Trịnh Xuân đưa ra vài hôm trước, một số người ở cả hai làng này đã có những phản hồi tới tác giả bổ sung thêm một số điều, từ những lời góp ý này, xin chép thành một câu chuyện hầu bạn đọc.
Phú Trọng truyền kỳ.
Làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội vốn có 4 dòng họ lập nghiêp nên làng, tính đến nay đã hơn 400 năm. Họ Nguyễn Phú thuộc loại cùng đinh nhất trong làng, chuyên những nghề vặt vãnh, học hành thất bát, dân họ Nguyễn Phú đi tứ xứ làm thuê hay làm nghề rong. May nhờ gái họ Nguyễn Phú giỏi nghề cô đầu, hát xướng tạo thành nguồn thu chính của dòng họ này.
Cuối thế kỷ 19, triều nhà Nguyễn có nhiều khách trú ( Tàu ) sang nước ta hành nghề bói toán, địa lý, bốc thuốc. Bấy giờ ông nội Nguyễn Phú Trọng làm nghề vớt củi ven sông, vào mùa nước lũ trên thượng ngàn về cuốn theo nhiều củi gỗ, đấy là lúc ông nội Phú Trọng vào mùa làm ăn. Những ngày còn lại trong năm đi cày thuê, cấy mướn các làng bên. Người ta gọi là ông Cả Độn.
Những lúc đi cấy thuê, ông Cả Độn nhìn cảnh các họ làng bên và làng mình đều học hành đỗ đạt, duy có họ nhà Nguyễn Phú là quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không ngóc đầu lên nổi. Mới chạnh lòng suy nghĩ nhiều lắm. Một hôm ông Cả Độn quyết mời thầy địa lý người Tàu về xem gia trạch. Thầy địa lý xem quanh làng một hồi lắc đầu kêu không có đất đẹp, ông Cả Độn chợt nhớ ven sông chỗ mình vớt củi, đất đai rộng mới nghĩ có thể có huyệt tốt, bèn dẫn thầy đia lý đi xem.
Đến bãi bồi ven sông, thầy địa lý xem một lượt gật gù, nhưng chẳng nói gì bảo ông Cả Độn ra về.
Ông Cả Độn bắt gà đãi thầy địa lý, cơm rượu xong xuôi, thầy địa lý xỉa răng uống trà, đầu cứ gật gù mà chẳng nói thêm câu gì. Ông Cả Độn sốt ruột mới quỳ xuống vái thầy.
- Có gì xin thầy chỉ dạy, đời đời con cháu không quên ơn.
Thầy địa lý thấy ông Cả Độn thật lòng, mới vực dậy nói.
- Ông đã có lòng vậy, mai chúng ta ra bãi sông xem lại đúng lúc gà gáy canh tư.
Lúc gà gáy canh ba, ông Cả Độn dậy đun nước cho thầy rửa mặt, đồ sẵn gói xôi với nước , đúng cánh tư cả hai ra khỏi nhà tiến về hướng bãi sông.
Đến nơi trời đã tang tảng sáng, thầy địa lý dẫn ông đến một khu đất gò đống lổn nhổn bảo.
- Đây là thế đất Tiền Tam Tai, Hậu Thất Tinh. Tức phía trước có 3 cái gò lớn, đằng sau có 7 cái gò nhỏ là huyệt hậu sinh phát đế, phải vài gần trăm năm nữa huyệt mới phát. Huyệt này ba năm mở một lần, không nhận xương cải từ mả khác, mà phải của người vừa chết.
Ngừng một lát, thầy địa lý bấm đốt tay tính nói.
- Như vậy tính từ hôm nay, còn hai năm ba tháng một ngày nữa là huyệt mở. Lại nữa huyệt này thông với đến đất nhà ông ở, nên khi phát huyệt không được cải tạo, xây sửa đụng chạm đến gì trong làng , kẻo bị dứt long mạch. Đây là huyệt từ phương Bắc chạy theo sông Hồng đến đây, gặp bãi doi của làng Bắc Biên chia thành ngã ba sông thì tụ lại. Vậy nên sau này nhắn hậu sinh tâm niệm điều ấy, chọn phương Bắc thờ phụng chu đáo mới lên nghiệp đế vương.
Ông Cả Độn nhẩm đi nhẩm lại trong đầu những điều thầy địa lý dạy, bỗng ông ngẩn người ra hỏi.
- Huyệt đến ngày mở, không nhận xương cả mả mà nhận chỉ nhận người vừa chết, lúc đó không có ai chết thì lại đợi đến ba năm, ba năm sau ngày đó lại không có ai vừa chết, vậy thì biết tính thế nào.?
Thầy địa lý nói.
- Huyệt tốt không còn, chỉ có huyệt khó như vậy nên người ta chê, mới còn đến bây giờ. Trước đây chắc nhiều người đã xem huyệt này, do vì thế mà họ không chọn. Lại nữa huyệt lại phát đến cả trăm năm sau. Lúc táng huyệt rồi, hậu sinh phải né tránh hòn tên mũi đạn đến khi nào huyệt phát. Nay chỉ có huyệt này, chọn hay không tuỳ ông.
Ông Cả Độn mới nhớ ra, có lần ông đi vớt củi, thấy người vẻ như thầy địa lý cũng ngắm nghĩa nơi đây rồi đi, thảng lại có người đến xem rồi lại đi.
Cả hai trở về nhà, ông Cả Độn vần chum nước sang bên, đào lấy xâu tiền chôn dưới đó để trả ông thầy địa lý. Nhưng ông thầy địa lý nhất định không nhận vì thương gia cảnh ông khó khăn. Sáng hôm sau cơm nước xong xuôi, thầy địa lý từ biệt ông Cả Độn.
Tiễn ông thầy địa lý ra đến đầu làng rồi quay về, ông Cả Độn đầu rối như tơ vò.
Gã thầy địa lý Tàu ra khỏi làng, lập tức bỏ vất đồ nghề xuống sông, gã trở về luôn quê hương của mình, không thiết tha gì hành nghề ở xứ An Nam nữa. Dường như việc quan trọng nhất trong đời địa lý của của gã ở xứ An Nam đã hoàn thành.
Ông Cả Độn từ hôm ấy người cứ thơ thẩn, hàng ngày ông thẫn thờ ra bãi sông nhìn ánh mặt trời lặn, lại một ngày trôi qua, rồi lại ngày trôi qua.
Một năm sau, ông gọi con trai là Cả Đần lại bảo.
- Cha thấy trong mình nhiều lúc đã bất thường, nay cha có lời này dặn con, tuyệt đối phải nhớ cho kỹ không được sai lời.
Cả Đần biết cha có chuyện quan trọng, bèn ngồi xuống bên cạnh lắng nghe.
Ông Cả Độn nói.
- Khi cha chết, bật luận thế nào một ngày sau cũng phải đem chôn, đó là điều thứ nhất. Tuyệt đối không được sai ngày.
Cả Đần gật đầu.
- Vâng thưa cha.
Ông Cả Độn.
- Thứ hai, dù thời thế biến động ra sao, bằng mọi cách phải tránh con cái và bản thân khỏi nơi chiến trường, nơi hòn tên mũi đạn.
Cả Đần gật đầu.
- Vâng thưa cha.
Ông Cả Độn nói.
- Bây giờ cha dẫn con ra nơi mà cha muốn nằm.
Hai cha con nhà Độn, Đần dắt nhau ra bãi đất ven sông, ông Cả Độn cắm cái cọc xuống một vũng đất nói.
- Chính xác là chỗ này, con nhớ kỹ.
Cả Đần gật đầu.
Người Buôn Gió
Nguồn Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn