BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77668)
(Xem: 63369)
(Xem: 40815)
(Xem: 32451)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh [2]

06 Tháng Hai 20177:49 SA(Xem: 1017)
Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh [2]
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
trinhxuanthanh

TXT. Ảnh báo Tuổi Trẻ

Lúc ăn cơm tôi nói.

- Anh à, ban nãy em hỏi. Anh trả lời nhiều từ chuyên môn, và cả trong những văn bản anh đưa em xem những báo cáo, quyết định này nọ từ ngữ không phù hợp với bình dân lắm, như những cái gọi là vốn hoá, lỗ dự phòng…nên tí nữa khi anh trả lời. Anh em mình cố diễn giải sao cho đại đa số người đọc dễ hiểu.

Thanh.

- Ok, đấy là việc của chú giỏi mà. Anh khoái chú ở chỗ là chú dùng từ hay câu đơn giản.

Tôi nói thêm.

- Còn những con số, văn bản mình chỉ dẫn ý chính thôi. Không phải đọc cả cái văn bản ra đâu, chép lại dài lắm. Nó có đấy rồi, nếu người nào họ cần mà mình thấy đúng là họ cần, họ thắc mắc thì mình chụp hay sao văn bản, quyết định đấy gửi cho họ. Còn những con số thì 17 phẩy mấy tỷ, cứ gọi tròn là 17 thôi. Tuy thế nhiều thằng nó sẽ thắc mắc là tại sao 17, 34 tỷ bây giờ lại là 17 thì để em block bọn đấy. Thực ra người hiểu thì họ cần tình tiết chứ sai ngày, sai số không quan trọng. Nhưng bọn dư luận viên thường nó sẽ soi thế để la làng lên mình viết sai, từ đó kêu mình sai tất.

Thanh cười khà.

- Chú nhiều mưu đéo chịu được.

Tôi.

- Mưu gì đâu anh, mấy cái lặt vặt trên mạng này, em ngồi mãi lên rành thôi.

 Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh – Phần 2.

NBG: Ông cho biết đợt tăng vốn tiếp theo?

TXT: Vào cuối 2011 và đầu năm 2012 tăng tiếp vốn điều lệ lên 4000 tỷ. Trong đó có 1000 tỷ tiền mặt tập đoàn dầu khí rót vào, đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp nhận tiền mặt. Mục đích là để xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình và 500 tỷ do các cổ đông nhỏ lẻ góp vào. Đây là đợt tăng vốn cuối cùng.

NBG: Như thế tổng số vốn mà PVC được tăng bằng nhập trên sổ sách, định giá và chuyển tiền mặt là 3500 tỷ do tiền nhà nước và 500 tỷ từ các cổ đông ở lần cuối. Nhưng 1500 tỷ lần thứ nhất là do định giá ảo trong khi giá trị thật chỉ 807 tỷ, trong đó còn có 13 % nắm giữ của các chủ nợ cũ. Còn 1000 tỷ thứ hai hoàn toàn không có. Thực chất tập đoàn PVC nắm 1807 tỷ. Vậy có những lần nào PVC rút vốn về cho nhà nước không ?

TXT: Đợt 1 tháng 12 năm 2009 bán cổ phần từ 87% xuống 51 %, thu về cho nhà nước 1316 tỷ đồng tiền mặt.

- Đợt 2 tháng 7 năm 2010 bán tiếp 10 % còn 41%, thu về cho nhà nước 625 tỷ đồng.

- Qua hai đợt rút vốn này PVC đã mang về cho nhà nước 1941 tỷ đồng, so với thực chất tài sản vốn liếng thì hai đợt này đã thu về nhiều hơn số vốn đã bỏ ra. Chưa kể số tiền cổ tức thu về đến năm 2010 là 235 tỷ đồng và nộp ngân sách 4207 tỷ đến năm 2012. Ngoài ra, PVC cũng đã tích cực đóng góp cho xã hội như xây trường học, nhà tình nghĩa,… với số tiền là 166 tỷ.

Nếu như bán hết cổ phần PVC tại thời điểm 2010, tức hết 41% còn lại sẽ thu về 2562 tỷ. Tổng thu sẽ là 4503 tỷ đồng. Nhưng lãnh đạo cấp trên thấy những thắng lợi to lớn của PVC, từ những công ty be bét, đổ vỡ đã đạt được thành công như vậy nên đã không thoái vốn hoàn toàn mà còn tăng vốn thêm 1000 tỷ vào năm 2012, tức tăng số cổ phần nhà nước ở đây thành 54%, nhưng với điều kiện oái ăm là chỉ đạo dùng số vốn này để thực hiện xây nhà máy nhiệt điện Thái Bình .

Những thắng lợi đạt được này chủ yếu do cơn sốt đất và sốt tài chính tại thời điểm 2010 và 2011 đem lại.

NBG: Theo báo cáo của Bộ Công Thương tháng 10 năm 2014, Tổng công ty PVC đã bị thua lỗ 3262 tỷ vào năm 2012, 2013. Ông giải thích sao về việc này?

TXT: Về việc này, vào ngày 8 tháng 5 năm 2014 PVN đã chỉ đaọ PVC tổ chức kiểm điểm. Sau khi xem xét kỹ, PVN đã có công văn gửi Bộ Công Thương và thủ tướng chính phủ trong đó có kết luận như sau: ” Tập đoàn dầu khí Việt Nam thấy rằng, PVC đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến kinh doanh thua lỗ của PVC. Các cá nhân liên quan đến kinh doanh thua lỗ của PVC. Các cá nhân vi phạm đã được xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật, tập thể lãnh đạo PVN, PVC đều đã sâu sắc kiểm điểm, nhận trách nhiệm về người quản lý và người đứng đầu đơn vị đối với kết quản sản xuất kinh doanh của PVC giai đoạn 2012-2013. Riêng đối với cá nhân đồng chí Trịnh Xuân Thanh không có sai phạm gì về cá nhân trong thời gian làm việc tại đơn vị”.

NBG: Nếu không có trách nhiệm cá nhân của ông, cơ quan chủ quản giải thích ra sao về việc này?

TXT: Ngày 13 tháng 10 năm 2014 Bộ Công Thương đã có công văn số 643 gửi thủ tướng chính phủ, trong đó có phần giải thích lý do thua lỗ ở PVC như sau:

” Sản xuất kinh doanh sụt giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm, nợ khó đòi, vốn không có thực của các công ty chuyển về như công ty PETROLAND, PVPOWER, PVFCLAND, IDCO Long Sơn ..”

Riêng lỗ đầu tư ở thị trường chứng khoán đã làm mất 1389 tỷ đồng. Đáng kể thêm là khoản nợ 959 tỷ đồng là do khoản tiền ứng thi công, khoản tiền ứng này đã được thủ tướng đồng ý cho ứng. Sau đã được chủ đầu tư thanh toán, nhưng vẫn được cộng vào khoản lỗ báo cáo. Hai khoản lỗ này đã đến 2348 tỷ đồng- một đã được thanh toán, một do thị trường chứng khoán rớt giá. Số còn lại phần lớn là lỗ trích lập dự phòng.

NBG: Ông cho biết lỗ trích lập dự phòng là thế nào?

TXT: Có thể hiểu về lỗ dự phòng như sau: ví dụ ta mua một miếng đất giá 100 tỷ, sau đó giá miếng đất đó còn 50 tỷ do thị trường xuống giá. Mà ta vay 100 tỷ để mua miếng đất này, vậy ta phải bỏ sẵn tiền của mình ra 50 tỷ để dự phòng khi bán miếng đất kia đi chỉ được 50 tỷ, ta bỏ 50 tỷ của mình vào để bù. Lỗ trích lập dự phòng là khi đánh giá miếng đất thời điểm ấy được 50 tỷ. Nhưng nếu thời gian sau miếng đất này trở lại giá 100 tỷ, thì số 50 tỷ ta dự phòng bỏ ra đó không được tính nữa, gọi là hoàn dự phòng.

NBG: Trên cương vị lãnh đạo tổng công ty PVC ông có ký quyết định mua bất động sản nào vào hoàn cảnh đó không?

TXT: Trong thời gian tôi lãnh đạo PVC, tôi không mua bất động sản nào cả. Những khoản lỗ dự phòng kia là do những công ty con đã mua trước khi họ sát nhập về PVC. Nhưng những bất động sản của công ty con này đến thời điểm tôi quản lý vẫn chưa bán nên chỗ lỗ dự phòng kia chỉ là lỗ ảo trên sổ sách. Trường hợp bán đi rồi , lúc đó giá thị trường ra sao mới phân định được là lỗ hay lời bao nhiêu. Trong trường hợp bán đi có lỗ thì đó là trách nhiệm trước đó của các công ty con này, tôi không liên quan đến.

NBG: Khi các công ty con này sát nhập về PVC, ông có kiểm tra đánh giá tình trạng của họ không?

TXT: Tôi đã kiểm tra và báo cáo cấp trên trong các cuộc họp là các công ty này trong tình trạng xấu, nhưng cấp trên ( PVN ) chỉ đạo cứ sát nhập số vốn của PVN trong các công ty này về trên sổ sách ban đầu mà PVN đã góp, mặc dù giá trị thực tế là rất kém. Ông Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ công thương, cơ quan chủ quản đã có văn bản xác nhận điều này. Thực tế là tôi đã phải chấp nhận sự sát nhập các công ty thua lỗ trên do sức ép chính trị.

NBG: Từ khi các công ty này sát nhập về PVC thì tình hình của họ có cải thiện được hơn không?

TXT: Đến nay họ vẫn hoạt động bình thường, nhưng họ là những công ty bất động sản, mà tình hình bất động sản từ nhiều năm qua vẫn đóng băng cho nên họ không những không phát triển được mà còn phải gánh lãi từ những khoản vay đầu tư ở ngân hàng.

NBG: Ông cho biết những cơ quan chức năng nào đã kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tổng công ty PVC?

TXT: Trong thời gian năm 2011 và 2013 có 3 cơ quan thực hiện công tác thanh tra PVC. Đó là đoàn thanh tra chính phủ theo quyết định 725 của Thủ tướng chính phủ vào ngày 5 tháng 4 năm 2011 về quản lý sử dụng vốn, đoàn thanh tra chính phủ theo quyết định số 1116 của Thủ tướng chinh phủ ngày 17 tháng 5 năm 2013 về phòng chống tham nhũng, đoàn kiểm toán nhà nước theo quyết định 508 của Kiểm toán nhà nước ngày 30 tháng 3 năm 2012 kiểm toán về tài chính.

Blog Người Buôn Gió

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn