BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76808)
(Xem: 63144)
(Xem: 40543)
(Xem: 32173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thăm nuôi 2 tù nhân lương tâm ngày đầu năm

04 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 1217)
Thăm nuôi 2 tù nhân lương tâm ngày đầu năm
52Vote
41Vote
30Vote
21Vote
10Vote
44
Buổi sớm 2/1/2016, Hà Nội vẫn hơi lạnh và mờ mờ tối như những sáng mùa đông khác, nhưng chị Lê Thị Minh Hà (vợ blogger Ba Sàm) và chị Vũ Minh Khánh (vợ luật sư Nguyễn Văn Đài) đã dậy từ sớm để chuẩn bị đồ tiếp tế, mang vào trại B14 thăm nuôi chồng.

Chị Hà vợ anh Nguyễn Hữu Vinh (Anh ba Sàm) đang chuẩn bị đồ thăm nuôi


Đây là lần thăm nuôi đầu tiên của họ trong năm 2016. Từ tháng 11 vừa qua, Trại tạm giam B14 (thuộc Cục An ninh Điều tra, Bộ Công an) đã lên lịch “gửi quà” cho người bị tạm giam, tạm giữ trong cả năm 2016. Theo đó, mỗi tháng Trại ấn định hai ngày cho thân nhân đến thăm nuôi người bị nhốt bên trong – nói trắng ra là NUÔI, vì chẳng ai sống nổi nếu không có đồ tiếp tế mà chỉ dựa vào trại.

Có đến đây mới thấy vô vàn cái bất cập và vô nhân đạo của hệ thống nhà tù, trại giam ở Việt Nam. Hay nói đơn giản hơn, đây là nơi mà sự chà đạp quyền con người trong xã hội được thể hiện một cách thô thiển và trêu ngươi nhất. Chẳng hạn, nó bộc lộ ngay từ việc hạn chế quyền thăm nuôi của người nhà. Đó là một thứ quyền hiển nhiên, thế nhưng muốn thực hiện, người nhà phải đăng ký vào một cuốn sổ, được Bộ Công an nói giảm, nói tránh là “Sổ thăm gặp – gửi quà”. Vâng, “quà” thôi, chứ không phải đồ ăn, đồ uống, quần áo, chăn màn và các vật dụng thiết yếu khác đâu ạ, trong tù đầy đủ hết rồi mà.

Trong sổ, thân nhân người bị giam phải lập một danh sách những người đến “gặp mặt – gửi quà”, nêu rõ họ tên, chỗ ở, quan hệ của họ với người bị giam. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở cái cơ chế này là, dù không nêu ra thành văn bản nhưng nó chỉ chấp nhận người nào có cùng hộ khẩu với người bị giam mà thôi. Nói cách khác, chỉ có bố mẹ, vợ chồng, con cái (may ra có thêm anh chị em) là “được” gửi đồ cho người bị tạm giam/ tạm giữ/ tù. Bạn bè, người quen, hoặc bất kỳ ai khác không chung hộ khẩu, đều không được chấp nhận.

Nếu người bị tạm giam/ tạm giữ/ tù là người độc thân thì sao? Không biết, không quan tâm. Có hộ khẩu ở tỉnh xa, bố mẹ già yếu thì sao? Không biết, không quan tâm. Neo đơn, không con cái thì sao? Không biết, không quan tâm.
Trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài, người duy nhất được Bộ Công an duyệt cho đến thăm nuôi anh là vợ anh, chị Vũ Minh Khánh. Vậy nếu chẳng may đến ngày tiếp tế, chị Khánh ốm bệnh đột ngột, không đi được thì sao? Không biết, không quan tâm.

Có ai nhìn ra chính sách quản lý hộ khẩu của Trung Quốc và Việt Nam phát huy hiệu quả tới mức nào trong chuyện này không?

HỐNG HÁCH NHƯ CÁC “CÔ MẬU” THỜI BAO CẤP

Cán bộ quản giáo nắm quyền xét duyệt đồ thăm nuôi, coi như có toàn quyền quản lý dạ dày của người bị giam, nên oai lắm, hống hách lắm, hét ra lửa mửa ra khói y như mậu dịch viên thời bao cấp. Ở họ, toát lên một thái độ kỳ lạ: luôn sẵn sàng ngồi lên đầu dân ngay lập tức, nếu thấy dân có vẻ run, yếu thế, dễ bị bắt nạt. Trong căn phòng đăng ký chật chội ở bên ngoài trại (là nơi người nhà khai báo và gửi đồ vào trong trại, cán bộ tiến hành kiểm tra, kiểm duyệt, cân đong đo đếm v.v.), luôn nghe thấy tiếng cán bộ la lối: “Chị Vinh đâu nhở?”, “Bà X. khai xong chưa? Làm cái gì lâu thế?”. Hễ viết sai một chữ là người đi thăm nuôi phải làm lại tờ khai mới, trong khi liên tục bị thúc giục, quát lác xơi xơi.

Chị Lê Thị Minh Hà đang nộp phiếu gửi đồ cho trại thì Thiếu tá Nguyễn Thị Kim Oanh, số hiệu 204-291, cao giọng: “Lần sau đi thăm nuôi thì chị đi một mình thôi. Một mình chị. Nhá”. Chị Hà hỏi có chuyện gì, cô thiếu tá này trỏ tay vào mấy bạn trẻ đi cùng (đưa chị Hà và chị Khánh đến trại): “Thì chị nhìn đấy. Họ đến đây làm mất trật tự”.
Thiếu tá Nguyễn Thiện Khánh, số hiệu 009-268, tranh thủ ngay: “Mời các anh chị ra ngoài. Đi về. Về”. Mọi người bực bội: “Chưa xong việc, về cái gì mà về?”.




Cô Kim Oanh lại hống hách: “Tôi không làm việc với các anh các chị. Tôi chỉ làm việc với chị Hà đây thôi. Nhá. Mời các anh chị về”.

Giận quá không chịu được nữa, một trong số những người thăm nuôi xẵng giọng đáp lại: “Hay nhỉ, chị nói về chúng tôi, liên quan tới chúng tôi, mà lại bảo “chỉ làm việc với chị Hà đây thôi” là thế nào? Nói xấu sau lưng à? Có cần căng thẳng thế không? Chúng tôi là bạn anh Vinh, anh Đài, chúng tôi đến gửi đồ giúp gia đình cũng không được à?”.

Có vẻ đuối lý, Kim Oanh im dần. Nhưng sau đó, hai vị thiếu tá cùng cả chục cán bộ quản giáo khác kéo đến, ra sức kiếm cớ, xua mọi người ra ngoài. Vì không muốn dây dưa với những người đã mất hết ý niệm về sự tôn trọng, những người bạn của blogger Ba Sàm và luật sư Nguyễn Văn Đài bỏ ra khỏi phòng. Nhưng suốt cho tới lúc họ rời trại, không khi nào Nguyễn Thiện Khánh rời ánh mắt gườm gườm khỏi họ, kèm vẻ mặt vênh váo như của một kẻ tự biết mình là “chúa ngục”. Mà họ còn đang là những công dân bình thường, có đầy đủ quyền đấy nhé. Đủ biết khi đối xử với người đang bị tạm giam/ tạm giữ/ tù thì công an, quản giáo sẽ như thế nào.

Hống hách, hách dịch, tùy tiện không theo một điều luật nào (và kể cả có quy định riêng của trại thì quy định ấy cũng hết sức tùy tiện theo từng “đời” quản giáo), đó là cung cách làm việc của các “chúa ngục”.

Thế mà B14 vẫn còn được coi là “thiên đường tù”, “tiêu chuẩn quốc tế” trong hệ thống nhà tù và trại giam ở Việt Nam.

Theo Facebook Đoan Trang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn