BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73335)
(Xem: 62240)
(Xem: 39425)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một cái nhà cũ

15 Tháng Mười 200412:00 SA(Xem: 1069)
Một cái nhà cũ
56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56
 Đến ngày 15 tháng 10 năm 2004, Căn nhà ấy đã cất được tròn 40 năm. Bây giờ, nó đã tàn tạ, như ông già bố Vũ vậy. Mỗi lần đi về quê, Vũ lại cảm thấy lòng nao nao, dường như trong anh cảm thấy một lỗi lầm lớn với người cha già, khiến lòng anh không lúc nào thoải mái.

 Cả đời bố anh lam lũ, tần tảo cảnh gà trống nuôi con, Mẹ anh mất khi anh lên 6 tuổi, bỏ lại bố anh và 3 người con trai thơ dại,trong đó anh là con cả.Anh còn nhớ gì nhiều về mẹ đâu ? hay có chăng chỉ trong tiềm thức mơ hồ tuổi ấu thơ. Với anh, người cha còn cao hơn cả núi Thái Sơn, ông là một người cha vĩ đại, ông vĩ đại không chỉ đơn giản vì ông là một người đã sinh thành, dưỡng dục và là tấm gương nhân cách để anh em Vũ noi theo . Ông là một đảng viên mẫu mực, một anh hùng lao động thời kỳ bao cấp_ người quản đốc, kĩ sư phụ trách kĩ thuật đã nấu mẻ gang trắng thành công đầu tiên ở miền Bắc. Là một cán bộ có tài, có đức, là anh hùng, tính ông lại cương trực, thẳng thắn. Ông đứng lên phản đối cái kiểu làm ăn, sản xuất thời kỳ bao cấp lên ban lãnh đạo nhà máy, đề xướng phương thức quản lý mới, với nguyên tắc các phân xưởng phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình, các công nhân không phải làm theo kẻng, mà căn cứ vào năng suất và thời gian. Người ta cho rằng ông có chút thành tích, sinh kiêu căng, khinh thường tập thể, lại lật cái lý lịch "gia đình có người thuộc thành phần tay sai, ông nội là lý trưởng" để quy kết ông còn mang nặng tư tưởng tiểu tư sản, trí thức bàn giấy, cơ hội trong đảng. Ông sớm bị khai trừ đảng, đuổi khỏi nhà máy. Ông về làng.Gia tài của ông, đôi bàn tay người kĩ sữ còn nguyên vẹn, một mái nhà tranh xiêu vẹo của ông nội ông còn được chia lại thời kỳ sửa sai trong cải cách ruộng đất, người vợ hiền đang ốm yếu, và đàn con thơ dại. Người ta tránh ông như tránh hủi, xì xầm rằng ông là "phản động''. Đất đai bị Hợp Tác Xã nông nghiệp thu hồi luôn vì cái tội "tư tưởng tư hữu". Năm đó, vợ ông chết, chết vì bệnh, hay chết vì đói? Vì những năm ấy, bo bo, cháo bắp, khoai lang còn chẳng có ăn, huống chi cơm gạo, thuốc men cho người bệnh. Đưa tang vợ, ông không khóc, đám ma ít người đưa lắm, có người ác miệng thì thầm bảo nhau, ông nhiễm tư tưởng của bọn tư bản nên không biết thương vợ. Sau tang vợ, ông càng trầm lắng, lầm lỳ, ít nói ....

 Không việc làm, không đất ruộng, chẳng lễ bố con ông nhìn nhau khóc rồi chết sao ? Hợp tác xã thu lại đất, thì ông vẫn còn trí óc và đôi tay mà ..., Nhưng ông biết làm gì, Mỗi sáng, khi mặt trời đã lên quá ngọn tre, nghe tiếng kẻng giục xã viên ra đồng, rồi khoảng một tiếng đồng hồ sau, người ta í ới gọi nhau đi làm, ông đau lòng lắm!, Thảo nào, ruộng đất mầu mỡ bỏ hoang nhiều quá, dân đói vẫn cứ đói. Phải rồi, ông sẽ khai hoang ... Lấy cái mà người ta lỡ bỏ, chẳng phải anh hùng lắm sao ...?. Rồi người làng biết, bố con ông không chết đói được đâu. Năm đó, cả làng, cả xã vẫn không đủ khoai, sắn, cháo bắp để ăn. Nhưng nhà ông thì dư gạo tích luỹ, còn đem bán.

 Cũng tội cho ông, ông trời không cho hay tại thói đời ghen ăn tức ở ? Ông lại bị chính quyền xã quy vào tội làm "kinh tế tư sản, tư hữu" mà... nhốt ông vào kho thuốc sâu của HTX đến 5 hôm . Trở về, ông bơ phờ, mẹt mỏi, thấy các con là ông khóc, vợ chết vì ốm ông không khóc nhưng ông đã khóc vì mấy đứa trẻ ở nhà ngoại vài hôm mà ốm nheo nhóc, xanh mắt vì đói ... mẹ vợ ông cũng nghèo, thương con thương cháu thì thương, biết làm sao được ?

 Trời vốn không muốn tuyệt đường sống của những ai có khốn khó. Khi chưa chịu đầu hàng, tất trời vẫn cho con đường mà đi. Ông vẫn đương đầu với mọi khó khăn nên trời chẳng phụ lòng. Ngày hôm sau, đã thấy ông quảy hai sọt các loại cây giống, táo, nhãn, bưởi đi bán ở xa. Hồi ấy, có ai nghĩ đến buôn bán, đến trồng cây kinh tế trong vườn ? Vì vậy, chỉ một sáng kiến đơn giản vậy, ông cũng nuôi con được rồi. Rồi mua cái kim, cuộn chỉ ở nhà này, nhà kia, ông mang về bán lại cho người ở xã. Thời ấy, cái kim sợi chỉ phải mua theo phân phối của nhà nước, việc làm đó của ông cũng là đi trước thời đại lắm rồi. Ông tảo tần như một người đà bà chuyên toan tính chuyện lặt vặt vậy. Lần này việc làm của ông không bị người ta quy cái tội làm kinh tế "tư bản" nữa, vì họ vẫn còn chút lương tâm không muốn dồn ông vào chỗ chết hay là vì họ thấy ông như con thú bị dồn vào chân tường rồi, sợ già néo đứt dây chăng. Năm vừa rồi, chẳng phải có vụ một dân quân bắn chết mụ Tráng kế toán, rồi tự sát là gì ? Năm sau, ông xây nhà, tự ông xây, bằng gạch hẳn hoi, gạch bằng xỉ và bùn đất thịt đóng phơi nắng, xi măng,vôi không có vì do nhà nước phân phối độc quyền thì ông lấy đất sét . Gỗ, tre sẵn đó, ông đã có một cái nhà hẳn hoi, một kĩ sư như ông chẳng lẽ không dựng được cái nhà chắc chắn hơn nhà tranh ?

 Vũ lòng bồi hồi khi thấy ngôi nhà trong tầm mắt, bước chân anh trên con ngõ quen trở nên luýnh quýnh như đứa trẻ . Ánh nắng chiều mùa đông mênh mang. Hàng xoan đầu ngõ khẳng khưu trong gió, nhìn bóng anh đổ nghiêng nghiêng theo mỗi bước chân, tự nhiên, anh thấy rùng mình, lòng xốn xang, nôn nao một cảm giác rất khó tả. Ngôi nhà trong nắng đông vàng vọt nhuộm một màu nâu mốc, mái ngói đã rêu phong phủ kín lá bàng. Lần này, anh quyết phải làm lại cho ông cái nhà, đường đường là thứ trưởng một bộ lớn, để bố sống đưới cái nhà lụp xụp, tồi tàn vậy sao được ? Mỗi khi về quê, cán bộ địa phương xum xoe, vào ra thăm hỏi, trông vô sao đặng ? mà quan trọng là ông già cũng gần đất xa trời rồi, ông không chịu nhận tấm lòng hiếu nghĩa của anh lúc này thì chẳng lẽ là lúc làm ma, mâm cao cỗ đầy sao ? Hai đứa em anh, một đứa là chủ tịch xã, một đứa là trưởng công an xã so với người ta cũng là quan chức, mà mỗi lần làm nhà, anh cho cả hàng trăm triệu. Vậy mà ngôi nhà nơi anh sinh ra và lớn lên tiêu điều như thế, Bố anh nhất định không chịu cho làm lại, cũng nhất định không chịu ở với đứa con nào.

 Vừa đến thềm, anh cất tiếng gọi
 - Ông ơi, ông có nhà không, Con Vũ về đây
 Vẫn im lăng, chỉ có anh lái xe xách cặp táp và một túi đồ lỉnh kỉnh đứng sau. Anh vội bước nhanh vào nhà, mơ hồ một cảm giác lo lắng. Anh lái xe cập dập theo sau
 - Ông ơi!
 Không có tiếng trả lời. Ngôi nhà im lìm, cảnh vật vẫn thân quen như có tự ngàn đời, trên bàn thờ khói hương nghi ngút, nhửng bức hình thờ của ông bà, và của cả mẹ anh nữa như đang chăm chú đến từng cử chỉ của anh
 - Thủ trưởng ạ, chắc "ông cụ " vừa đốt hương rồi đi đâu sang nhà hàng xóm quanh đây, "Cụ" cứ nghỉ ngơi đi ạ. Rồi "ông cụ" về ngay bây giờ đấy ạ! vừa nói, anh lái xe vừa xoa xoa hai bàn tay vào nhau, dáng điệu khúm núm
 - Ừ, anh mang quà đặt lên bàn thờ gia tiên dùm tôi, tôi bái tổ tiên. vừa trả lời, Vũ vừa nghĩ thầm trong bụng
 Anh lái xe đặt quà biếu của ông thứ trưởng lên bàn thờ, Vũ chắp tay, lầm dầm khấn vái như thầy cúng, rồi quỳ mọp xuống vái gia tiên ba vái rất thành kính. Xong rồi, sẽ ngồi xuống cái tràng kỉ mầu nâu gụ, trên còn đặt bộ ấm cũng cũ kĩ nhưng rất sạch sẽ. Ngồi trầm ngâm, rút bao thuốc lá châm một điếu, nhả khói cuộn lên những vòng tròn, toả vào những vạt nắng soi dọi từ những khe hở trên mái ngói xuống như những dải khói lụa mung lung ...
 Anh nhìn thấy những vét nứt, lở chạy dọc ngang khắp các bức tường, chợt một cơn gió lạnh buốt thổi vào nhà, làm anh rùng hết mình, nóng ran ở sống lưng, tuy nhiên hai tay lạnh cóng lại ...
 - Anh gọi di động sang nhà chú Dương, Chính nói dùm tôi về thăm, tôi đi ra vườn tìm ông cụ anh lái xe chưa kịp nói hết từ "Da.......vv...âng aạa...." thật dài lê thê thì có tiếng nói xôn xao đầu hồi, nghe quen thuộc ...
 Nhìn ra thì thấy Dương vừa rảo bước, vừa nói . Dương bước vào nhà, lên tiếng trước
 - Bác cả về, quý hoá quá. Em đang họp đảng uỷ, biết tin bác về, là chạy về ngay đây ạ. Dương làm chủ tịch được, phần lớn nhờ cái bóng quyền uy của Vũ, dáng vẻ khệ nệ, mập béo, bụng phệ chẳng kém gì Vũ.
 - Chú cứ ngồi đây, tôi ra vườn tìm ông cụ ...,
 Dương muốn theo, nhưng Vũ không cho, Vũ bước ra vườn, nắng vàng úa trên những cành cây lâu năm đang xác xơ vì cơn gió lạnh buốt của mùa đông, nắng xuyên qua những tàng cây Vũ bước qua những vét loang lổ co dúm dó. Ông già đang ngồi một góc vườn, nhặt từng chiếc lá khô ném vào đống lửa gốc tre bên cạnh, hai tay đưa ra hong. Vũ đứng cạnh mà ông không hay biết, vẫn nhặt từng chiếc lá khô đã gom thành một đống nhỏ, ném vào lửa. Ông ngồi đó, dáng người gầy khô trong bộ áo bông mầu nâu bạc, gương mặt gầy gò, quắc thước đã nhăn nheo những nốt đồi mồi, hằn sâu nhiều nếp suy tư.

 Vũ cứ đứng nhìn ông cụ, mà nín lặng nghe tiếng than hồng nổ tí tách trong đống lửa, tiếng những đợt lá khô rơi xao xác trong một buổi chiều nắng mùa đông. Những cơn gió thổi qua, như luồn lách vào tận da thịt Vũ. Vũ lại cảm thấy lạnh buốt tay chân, và nóng ran ở cột sống, ở gáy ... Ông cụ vẫn ngồi đó, trầm mặc, vô cảm, thỉnh thoảng lại ném những chiếc lá khô vào đống lửa, hoặc khơi lên để tàn tro bay trong gió.

 Bất chợt, ông cụ lên tiếng
 - Anh về với nhà lầu xe hơi đi ! Nhà của tôi là đống lửa sắp thành tàn tro đây !

Vũ Dương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn