BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bằng Phong Đặng Văn Âu thoát chết

18 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 1760)
Bằng Phong Đặng Văn Âu thoát chết
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Thưa anh Nguyễn Thiếu Nhẫn (tức Lão Móc) và ông Trần văn Tích,

Tôi luôn luôn trả lời thắc mắc của bất cứ ai nêu danh tánh đàng hoàng. Bởi vì tôi không làm điều gì khuất tất mà không trả lời.

Hai vị nêu lên câu hỏi tại sao ông Hội trưởng Hội KQVNCH Trần văn Nghiêm không có phản ứng trước sự đe dọa của Mặt Trận, tôi xin nhường câu trả lời cho Thiếu tá Trần văn Nghiêm. Từ khi tôi rời Houston, tôi không còn số điện thoại và địa chỉ email của bạn tôi, Trần văn Nghiêm nữa. Tuy nhiên tôi sẽ nhờ một người anh em KQ nào còn liên lạc với anh Trần văn Nghiêm thì tôi sẽ nhờ người đó chuyển cái email của ông Trần văn Tích đến anh Trần văn Nghiêm.

Tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu


Về cá nhân tôi, tôi có báo sự kiện tôi bị "kẻ lạ" gọi điện thoại hăm dọa tôi liên tục cho cơ quan FBI về tình trạng tôi bị khủng bố tinh thần. FBI phái tới nhà tôi một agent phụ nữ, hỏi tôi có nhận ra giọng của ai gọi đe dọa tôi không, thì tôi nói không. Cô agent FBI có đưa cho tôi tấm danh thiếp với tên và số điện thoại và bảo nếu còn bị có người dùng điện thoại hăm dọa nữa thì hãy cho cô biết.

"Kẻ lạ" cho biết họ biết các con tôi học trường nào, vợ tôi làm việc ở đâu. Tôi có trả lời: “Các anh mang danh nghĩa giải phóng, chưa làm được trò trống gì mà bày đặt hăm dọa một người lính tác chiến như tôi là hèn. Nếu các anh có can đảm thì hãy xách súng lại đây, trực diện đối phó với tôi; chứ đừng dở trò quấy nhiễu bằng điện thoại một cách hèn như thế”.

Thưa hai vị,

Khi tôi mắng họ như vậy là tôi đã nghĩ họ là người của Kháng Chiến, nhưng tôi không có bằng chứng để trình cho FBI. Chẳng lẽ không phải là người của Mặt Trận thì mắc mớ gì lại đi gọi điện thoại khủng bổ người chủ bút đăng bài của một cựu đoàn viên Mặt Trận tố giác sự lừa đảo, bịp bợm?

Tôi tự bỏ tiền túi ra để phát hành một số báo lấy tên Thần Phong (bây giờ tôi còn giữ một số) để tố giác trước công luận, nhưng không ai dám công khai ủng hộ tôi. Hai vị dùng chữ "la làng" để nói lên sự bất khuất của tôi cũng đúng thôi!

Đầu năm 2015, có vụ khủng bố của quân Hồi Giáo giết chết nhà báo Charlie Hebdo của Pháp, những nhà lãnh đạo của 35 nước trên thế giới đã đến thủ Paris để bày tỏ sự ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Họ đưa cao tấm biển đẻ tự nhận họ cũng là "JE SUIS CHARLIE". Tôi bèn viết hai bài dưới tựa đề "JE SUIS CHARLIE" để nói Cộng Đồng rằng tôi đã từng bị khủng bố hăm dọa, nhưng chưa chết. Tôi gửi hai bài viết "JE SUIS CHARLIE" cho hai tờ báo lớn mà hai chủ báo đều biết tôi; chứ không phải là kẻ nặc danh có chủ tâm đánh phá Mặt Trận HCM (tiền thân của Việt Tân). Đó là tờ Người Việt và tờ Việt Báo.

Nhưng cả hai tờ báo đều không đăng. Tôi viết email yêu cầu họ cho tôi biết lý do nào họ không đăng. Cả hai vị chủ báo đều không trả lời. Sự im lặng của họ, khiến tôi nghĩ hoặc là họ cao ngạo không thèm đếm xỉa đến một anh nhà binh cầm bút, hoặc họ bị áp lực ngầm của Việt Tân nên sợ ảnh hưởng đến sự thu nhập của tờ báo.

Tôi đã viết sự kiện này, chẳng hay hai vị có đọc không? Tuy nhiên, nhờ sống trong thời đại Internet nên hai bài viết của tôi có một số trang mạng đăng.

Trong cái chết của hai nhà báo (Đạm Phong và Lê Triết) bị ám sát bởi vì họ lột mặt nạ Mặt Trận mà chỉ có một vài nhà báo như luật sư Đinh Thạch Bích và luật sư Đinh Từ Thức (bút hiệu Sức Mấy) theo như tôi biết, lên tiếng mà thôi. Còn hầu hết các báo khác đều im lặng.

Xin hỏi những nhà làm báo ở hải ngoại kim lặng trước cái chết của đồng nghiệp có xứng đáng là người hành nghề theo lương tâm không?

Tôi biết rất rõ rằng nếu mình đặt vấn đề lương tâm của nhà báo thì chỉ có "chết hoặc bị thương" thôi. Bởi vì họ có báo trong tay, họ muốn vùi dập mình gì mà chả được? Nhưng tôi phải liều, bởi vì ông Mục sư Martin Luther King viết một câu rất chí lý mà tôi phải noi gương. Đó là:

“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it, is really cooperating with it) và “Cuộc đời của chúng ta bắt đầu chấm dứt khi chúng ta lặng thinh trước những vấn đề sống còn” (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter).

Thưa anh Nguyễn Thiếu Nhẫn (tức Lão Móc) và ông Trần văn Tích,

Tôi theo noi theo lời nói của Martin Luther King để ứng xử với nhân thế thì có gì sai không? Mặt Trận có K-9, tôi là người lính bị tước hết vũ khí, thì chỉ con có nước la làng để mong rằng những đồng đội cũ của mình còn chút quan tâm đến Đất Nước cùng la làng với mình thì chắc chắn Mặt Trận không dám hoành hành?

Mới đây ông Nguyễn Xuân Nghĩa viết một bài để mạt sát anh nhà báo A.C. Thompson lưu manh, vì ông không hề nói ông can gián Mặt Trận đừng giết nhà báo Đỗ Ngọc Yến mà dám phịa. Ông Nghĩa lấy câu nói của nhà thơ người Bỉ, Louis Scrutenaire: “Trong một xứ của người câm thì người mù mắc bệnh điếc” để dạy cho Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản phong cách sống. Bởi vì trong phần kết luận, ông Nghĩa viết: “Chỉ mong rằng Cộng Đồng chúng ta không mắc bệnh câm, điếc hay mù!”để nói khích Cộng Đồng phải lên tiếng nhằm bảo vệ chính nghĩa của Việt Tân! Giá như Cộng Đồng không mắc bệnh câm, điếc hay mù trước cái chết của nhà báo Đạm Phong và Lê Triết thì đỡ biết mấy! Trong bài viết, ông Nghĩa đã tiết lộ nhiều điều lý thú lắm! Tôi sẽ phân tích bài viết của ông Nghĩa sau.

Tôi xin kèm theo đây hai phần bài viết dưới chủ đề "JE SUIS CHARLIE" để quý vị tường và để xét xem tôi có viết điều gì xúc phạm đến Cộng Đồng không nhé.

Trân trọng,

Bằng Phong Đặng văn Âu

Tôi mong quý diễn đàn phổ biết thư này gửi đến hai vị để rộng đường ngôn luận.

“Je Suis Charlie – Tôi là Charlie”


“Tôi Là Charlie – Je Suis Charlie” (Bài thứ hai)


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn