BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73239)
(Xem: 62215)
(Xem: 39395)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

So Sánh Nhạc Thính Phòng Với Nhạc Giao Hưởng, Dạ Vũ, Và Văn Nghệ Quần Chúng

05 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 1369)
So Sánh Nhạc Thính Phòng Với Nhạc Giao Hưởng, Dạ Vũ, Và Văn Nghệ Quần Chúng
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Rất nhiều người lầm tưởng Nhạc Thính Phòng (Music Chamber) là chỉ nghe nhạc trong phòng kín với sự tham dự của một số quan khách chọn lọc, quý phái (aristocrats) trong một chương trình trình diễn gồm toàn nhạc lãng mạn (romantic). Đó là nhận định đúng nhưng chỉ thích hợp cho đến cuối thế kỷ 19, và không còn thích hợp với thế hệ hiện đại. Trong thế kỷ thứ 19, tại Âu Châu, các quý tộc và Vua Chúa thích nghe nhạc tổ chức tại cung đình và gọi đó là “salon music”, và gọi các buổi nghe nhạc như thế là “Salons”. Các nhạc sĩ chơi trong các buổi âm nhạc đó gọi là “Salon Composers”. Hai tên tuổi nổi tiếng nhất vào thời kỳ đó, mà một số lớn người Việt đều biết đến là Frank Liszt và Federic Chopin, tác giả bản nhạc “Tristess” nổi danh bao thế kỷ. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, khi giai cấp quý tộc tan dần, và một trật tự mới lên ngôi ở Âu Châu thì phương thức thể hiện nhạc Thính Phòng thay đổi. Các nhạc sĩ Thính Phòng (Salon Composers) đi bán nhạc của họ cho các đại thính phòng gồm cả ngàn người, hay vẫn duy trì một gian phòng nhỏ, tùy theo tài nghệ từng nhạc sĩ. Thời đó, nhạc Thính Phòng không còn dành cho người nhiều tiền nữa, mà ai có đủ tiền mua vé đều có thể đến nghe. Sau đó, lại xuất hiện những nhạc sĩ tài tử “Amateur” cũng chen vào thi thố tài năng. Trong cuối thế kỷ 20, thì nhạc Thính Phòng đã không còn trong phòng nữa mà có thể ở trên sân khấu lớn hay ra ngoài đường phố! Hiện nay, ở Seattle, hai nhóm “Classical Revolution” và nhóm “Simple Measures”, một nhóm nhạc sĩ Thính Phòng thường chơi nhạc trong các shopping centers, coffee shop, và xe chở đồ ở chợ.

Sự khác biệt của Nhạc Thính Phòng và các phương thức trình diễn khác như thế nào?

Nhạc Thính Phòng, trước cuối thế kỷ 19, chỉ gồm những đàn giây (Strings) như Violon, Viola, Cello, Harp (Đàn thời La Mã) và Piano. Sau này được thêm vào đàn Guitar, Double Bass, Banjo, và Mandolin. Tư tưởng chủ đạo của các bản nhạc hồi đó, dĩ nhiên, chỉ là Lãng Mạn (romantic), trầm lắng, rền rĩ, khóc than, say đắm, và yêu đương mê muội.. Cho đến thời cận đại, sau khi nhạc Jazz ra đời, rồi biến thể thành Rock, rồi Rock and Roll, Twist, Swing, Pop, Bebop.. Nhạc Jazz cũng không đứng vững ở thể điệu “Blue” nữa, mà trở thành “Modern Jazz” và “Instrumental Jazz” với kim khí nhiều hơn, nghe chát chúa hơn, dậm dựt hơn. Nhạc Jazz, khởi thủy, chỉ là những tiếng kêu đứt giọng của những người nô lệ. Họ đứng giữa đường, trên tầu thủy, ngửa mặt lên trời, than khóc như đưa đám ma. Rồi vì muốn có thêm sự phối hợp của một âm thanh khác, khi tiếng kêu đó bị ngưng đọng, người nô lệ da đen mới lấy những khúc xương súc vật mà đập vào nhau cạch cạch.. Dần dần chế thêm nhạc cụ bằng các hộp lon, bịt miệng làm trống. Rồi, vì được sự chú ý của nhiều người lắng nghe, các nhạc sĩ nô lệ này mới mượn đàn Mandolin và Trambolin (trống tay) của người da trắng mà chơi phụ. Không ngờ tài nghệ của người dan đen từ đó phát triển nhanh không tả được. Hình như Thượng Đế bù trừ nên cho họ có khả năng chơi đàn tuyệt diệu. Từ Guitar, sang Piano, sang kèn Trompet, Clarinet, rồi Trombone, người da đen đã khiến cho cả thế giới kinh ngạc với tài nghệ của họ. Một trong những nhân tài của nhạc Jazz mà có lẽ cả thế giới đều ngưỡng mộ là Louis Amstrong, và sau đó là Mile Davis, và John Coltrane…

Trong khi đó, Nhạc Giao Hưởng là sự phối hợp của rất nhiều nhạc cụ, có cả sáo (flute), bassoon (kèn thẳng có miệng thổi ở ngang hông), clarinet (kèn), obo (kèn thổi vào đầu qua một ống nhỏ), triangle (thanh cồng hình tam giác), và đôi khi có trống nữa. Hiện nay, còn đàn guitar, mandolin, và nhiều cây đàn “Keyboard” gồm hàng trăm âm thanh khác nhau. Nhạc Giao Hưởng được trình diễn bởi nguyên một ban nhạc lớn, có tới hàng trăm nhạc sĩ, và một, hai ca sĩ opera, có giọng ca tuyệt vời làm thay đổi không khí của những bản nhạc trình diễn toàn bằng nhạc cụ.

Dạ Vũ (Ball, Dancing) là hình thức khiêu vũ trong âm thanh của những giòng nhạc mới (Modern Music) gồm các thể điệu nhất định, Slow, Rumba, Cha cha cha, Tango, Slow Surf, Surf, Twist, Rock, Bolero, Valse, Boston, Bebop, và Fox Strot… Cùng với sự phát triển của văn mình, người ta chế thêm nhiều điệu mới như Agogo, và gần đây, điệu nhẩy Gangnam Style đã làm cho thế giới trẻ gần như điên lên, nhẩy loạn.

Văn nghệ Ngày Quân Lực VNCH


Cuối cùng là Văn Nghệ Quần chúng. Văn = Văn Hóa, Nghệ = Nghệ Thuật. Văn Nghệ là Văn Hóa Nghệ Thuật, nghĩa là hình thức trình diễn chung cho tất cả mọi người, cho quần chúng. Vì dài giòng, nên người ta bỏ chữ Quần chúng, mà nói tắt là “chương trình văn nghệ”. Trong chương trình Văn Nghệ này, người ta có thể thêm vào đủ loại hình thức trình diễn: thoại kịch, vọng cổ, trích đoạn cải lương, nhẩy vũ Sexy, làm hề, biểu diễn xiếc, nói lối, nói diễu, múa quạt, múa bông, hát tân nhạc mà trang phục thời vua chúa… Nghĩa là mọi sáng kiến đều có thể có trong một chương trình văn nghệ.

Hiện nay, trên đất Mỹ, các chương trình văn nghệ phát triển như nấm, hội đoàn nào cũng có thể tổ chức một đêm văn nghệ, Văn Nghệ Cứu trợ Thương Phế Binh, Văn Nghệ giúp trẻ mồ côi, giúp người khuyết tật, giúp người nghèo ở Việt Nam… Rồi Văn Nghệ Xuân, Văn Nghệ Tất Niên, Thanksgiving, Noel, Coundown… Trong tất cả các chương trình văn nghệ này, thường có ẩm thực. Khán giả vừa nghe nhạc, xem múa, xem trình diễn võ thuật, vừa thưởng thức các món ăn ngon do nhà hàng cung cấp.

Còn nhạc thính phòng vẫn phát triển, tuy chậm hơn, nhưng vẫn vững vàng như các chương trình của Ban Ngàn Khơi, các chương trình nhạc thính phòng cho từng ca sĩ, cho từng mục tiêu, nhạc thính phòng Giáng Sinh….

Cùng với Văn Hóa, Âm nhạc biến đổi theo dòng thời gian. Trong tương lai, chưa biết sẽ phát triển ra sao, nhưng nhất định, âm nhạc là một thức ăn tinh thần, mà con người, nếu thiếu Âm Nhạc, sẽ chết dần mòn vì khô héo.

Chu Tất Tiến

Nguồn Việt Báo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn