BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73356)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nghệ sĩ hồi tưởng về 40 năm 30 Tháng Tư (phần 2)

22 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 1348)
Nghệ sĩ hồi tưởng về 40 năm 30 Tháng Tư (phần 2)
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Phượng Liên

Ngày 30 Tháng Tư, cô đang ở Cần Thơ, vì ông xã của cô đóng quân ở đó. Lúc đó cô cũng đã không còn đi hát nhiều nữa, thật ra lúc mất nước cũng đã biết trước, vì tòa lãnh sự Mỹ ở đó, họ có mời ông xã cô sang để thông báo rằng sẽ có chuyện di tản giống như Cambodia.








Nghệ sĩ Phượng Liên. (Hình: Nghệ sĩ cung cấp)

Sau đó ông xã của cô về mới hỏi cô là có muốn đi không vì phía Mỹ, họ hứa sẽ đưa cả gia đình di tản an toàn, nhưng mà thật sự lúc đó không ai nghĩ rằng miền Nam bị mất hẳn, và mọi người phải lưu vong ra nước ngoài để sống...

Mặt khác cô về hỏi má cô là có muốn đi với gia đình cô hay không? Bà từ chối, và nói rằng nếu cô muốn đi thì cứ dắt con cái đi đi, bà ở lại.

Làm sao cô có thể bỏ mẹ mình ở lại được chứ, bởi vì cô là con mồ côi cha, chỉ sống với mẹ, bởi vậy chẳng lẽ đến lúc hiểm nguy mình bỏ mẹ mình sao?

Còn phía ông xã cô cũng không muốn đi, ông chỉ muốn cô dắt con cái đi thôi, còn để ông ở lại một mình.

Vậy đó, cả mẹ và chồng đều quyết định không đi, thử hỏi lòng dạ nào mình dắt con cái ra đi chứ?

Nhớ lúc đó hai ông tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng tự sát rồi, mà hai ông đó cũng là sếp của ổng, nên những người lính dưới quyền cũng sợ là chú sẽ tự sát giống như hai vị tướng kia...

Còn cô lúc đó ở bên nhà má cô, nên cũng không biết tin tức chú thế nào sống chết ra sao?

Cho mãi đến khi ổng bàn giao mọi việc xong đâu đó ông mới về nhà, và cho biết là tất cả đã hết...

Họ bắt ông chỉ vài ngày sau đó và đưa vào tù ở suốt đến mười mấy năm sau.

Nói tóm lại, ngày 30 Tháng Tư, năm 1975 là biến cố lớn nhất xảy ra trong cuộc đời cô, vì cô không nghĩ có ngày đó xảy đến.

Còn câu hỏi hệ lụy của ngày 30 Tháng Tư, 1975 có ảnh hưởng gì đến đời sống hôm nay không?

Câu trả lời là có chứ, vì cứ tính đi từ năm 54 đến 75 chỉ là trên 20 năm, lúc đó nước mình có chiến tranh, nhưng mà đời sống của dân cũng không đến nỗi, vậy mà từ sau 1975 đến nay chỉ 40 năm thôi, không còn chiến tranh, vậy mà đời sống của hơn 90 triệu dân tan nát, giáo dục suy đồi, dân đói, dân nghèo... Nói tóm lại là ảnh hưởng đến cả một thế hệ chứ không phải ít.


Thế Sơn


NV: Trong ký ức của bạn ngày 30 Tháng Tư 1975 đã xảy ra như thế nào ? Hoàn cảnh trong gia đình bạn lúc đó ra sao? Còn đối với bạn nhớ nhất là hình ảnh gì?








Ca sĩ Thế Sơn. (Hình: Ca sĩ cung cấp)

Thế Sơn: Thời điểm tháng 4, 1975 tôi còn là 1 đứa trẻ gần 10 tuổi và nghe ngóng được chung quanh là Việt Cộng sắp đánh vô tới Saigon rồi nên cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng vì mình đã từng nghe người lớn nói VC rất ác độc (thảm sát dân Huế, Tết Mậu Thân).

Rồi nhiều người cũng như gia đình của một vài thằng bạn bỏ trốn đi Mỹ làm mình cũng nôn nao muốn đi lắm, còn nhớ cả nhà cứ thuyết phục ba tôi tìm đường đi hoài mà ông nhất quyết không chịu đi vì không muốn đào ngũ (Ba tôi làm việc ngay Bến Bạch Đằng nên rất dễ dàng đi theo các tàu hải quân đậu ngay đó)...

Những ngày cuối Tháng Tư năm đó, trời Saigon ảm đạm kèm theo những tiếng súng, pháo, bom ầm ầm như sấm rền vang nên má tôi bắt các con ở trong nhà không cho đi đâu hết thành ra 3 chị em chúng tôi không thấy được khung cảnh đường phố Saigon hoảng loạn như thế nào!

Ba tôi thì vẫn ngày ngày đi làm tại Nha Quân Pháp cho đến tận sáng 30 Tháng Tư mới về nhà khi nghe lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh.

Thú thật, cho đến tận bây giờ sau 40 năm, khi nhắc lại ngày này mình vẫn nghe đâu đây văng vẳng tiếng nói giọng nam của ông Dương Văn Minh kêu gọi anh em binh sĩ buông súng đầu hàng vô điều kiện! Đau nhói vô cùng!

NV: Sau 40 năm, từ một đứa trẻ đến bây giờ là người trung niên, suy nghĩ của bạn như thế nào khi nhìn lại 40 năm đã qua? Thay đổi ra sao?

Thế Sơn: 1975, tôi biết Việt Cộng là ác độc, 2015 tôi biết Việt Cộng vẫn là ác độc còn thêm xảo trá và hèn nhát nữa...

Giờ đây nhìn lại chiến tranh VN sau 40 năm, kết luận ngắn gọn của riêng tôi là: Kẻ thua cuộc là đất nước và dân tộc Việt Nam.

Nhà báo Kỳ Phát

Trước ngày 30 Tháng Tư khoảng một tháng, tôi nghe tin Đà Nẵng mất, lúc đó tôi nghe một số bạn bè nói là khi Cộng Sản chiếm Đà Nẵng, thì họ lên án những người làm nhạc trẻ, coi họ là đồi trụy, do vậy tâm trạng tôi lúc đó rất hoang mang, lo lắng, vì dù sao mình cũng dính dáng đến những thành phần như thế, mặt khác người ta còn nói là những người phía bên kia còn nêu đích danh nhóm ca nghệ sĩ, báo chí làm nhạc trẻ như anh Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, hay ngay cả tên tôi...








Ký giả Kỳ Phát. (Hình: Kỳ Phát cung cấp)

Bởi vì họ lên án nhóm anh em chúng tôi là những tay tổ chức làm băng hoại xã hội, suy đồi giới trẻ.

Trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, có một số anh em nhạc trẻ, rủ tôi tìm đường đi, thì lúc đó sáng nào anh em cũng tập trung chỗ cafeteria của anh Joe Marcel, bởi vì mọi người nói rằng, tập trung ở đó, để chờ những người Mỹ đón đưa đi...

Tôi cũng có ghé đến đó mấy lần, nhưng chỉ là ban ngày, còn đến tối thì tôi về nhà, chứ không ở lại như những anh em khác...

Đến tối 29 Tháng Tư, phía Mỹ họ gửi một chiếc xe buýt đến đón anh em ca nghệ sĩ ở địa điểm đó, thì ngày hôm sau tôi đến nơi, thì nghe nói là anh em đi hết rồi, lúc đó lòng tôi thật sự hoang mang quá.

Nhà tôi lúc đó ở số 53 Hồng Thập Tự, túc là bên góc của Dinh Độc Lập, và gần bên tòa Đại Sứ Mỹ, cho nên tối đó tôi chạy qua tòa Đại Sứ Mỹ để tìm đường đi, nhưng không vào được vì đông quá, sau đó tôi đi với mấy người bạn xuống bến Bạch Đằng, để tìm đường đi bằng tàu thủy.

Tôi nhớ là đã leo lên được tàu Trường Xuân rồi, đứng bơ vơ ở đó, nhìn vào trong không thấy ai quen biết cả, cũng lo chứ, đến khi gặp người bạn, anh ta nói chờ anh ta chạy lên lấy gì đó rồi trở lại, cùng đi chung... Chờ mãi, đến khi chiếc tàu Trường Xuân tách bến, mình đứng ở trên cầu tầu mà không dám nhảy xuống vì xa lắm, nguy hiểm nữa...

Thế là mình hụt chuyến đi, đành phải quay lên, đi dọc theo khu Khánh Hội, thấy chiếc tàu Singapore, leo xuống đó ngồi, trên tầu rất đông... Nhưng rồi chiếc tầu đó cũng không tìm được tài công, nên loay hoay cuối cùng phải đi lên...

Trang Thanh Lan

Lúc đó chị mới 20, 21 tuổi, ngơ ngác nhìn Cộng Sản bước vào...

Ngay ngày 30 Tháng Tư, chị đang ở Gò Vấp, ngã tư Xóm Gà, bữa đó chở mẹ chị vào Sài Gòn để trú tạm nhà bà bác.








Ca sĩ Trang Thanh Lan. (Hình: Ca sĩ cung cấp)

Chạy giữa đường thấy người ta chạy loạn, thấy người ta bị thương, sợ quá, nên má chị kêu chở về nhà...

Về đến nhà nghe đài radio, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, lúc đó là chị biết hết tất cả rồi...

Khi Cộng Sản vào, họ tịch thu, bắt đốt tất cả những thứ gì có dính dáng đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từ quần áo lính, là những bộ đồ chị mặc đi hát cho lính, đến từng lá thư của bà chị ở Mỹ gửi về, và ngay cả thư tình hồi nhỏ của chị với những anh lính cũng bị chúng mang ra đốt sạch.

Chị vẫn còn nhớ, có một lần ngồi uống cafe ở một căn quán nhỏ dưới quê, nghe lại những bài hát của các chị Phương Dung, Thanh Tuyền hát mà tự nhiên mình ngồi khóc ngon lành.

Hệ lụy 75 có ảnh hưởng đến cuộc sống ngày hôm nay không?

Có chứ, vì đó là nỗi đau không bao giờ dứt, cho đến ngày mình nhắm mắt xuôi tay...

Chị vẫn có giấc mơ có ngày trở về quê hương, mơ đất nước mình thanh bình, người dân ấm no giống như những năm tháng trước 1975, và mơ ước lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu của mình một ngày nào đó sẽ được tung bay phất phới trên thành phố Sài Gòn ngày xưa.

Đức Tuấn/Người Việt (ghi)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn