Trong những ngày cuộc “cách mạng cây xanh” bùng nổ, không ít người đã tâm tình trên facebook rằng rồi các vị quan chức sẽ nhận ra sai lầm, khi chúng ta nhắc nhở họ bằng cách hình thức ôn hòa như treo biểu ngữ, thắt nơ xanh, hoặc ca hát nơi những gốc cây đã bị chặt bỏ. Thế nhưng đối lại thiện chí ấy, là những hàng xe chống bạo động lừ lừ chuẩn bị tư thế. Những sinh viên hiền lành kêu gọi bảo vệ cây xanh bị công an, chính quyền Hà Nội bắt giữ, dọa nạt như một loại “phản động”. Những biểu ngữ đầy tính người dán ở các hàng cây bị dân phòng, công an ập đến, xé đi như một thái độ chính trị.
Trái ngược những cuộc diễu hành đầy tính ngớ ngẩn và rỗng tuếch mà Nhà nước vẫn hay tổ chức về Giờ trái đất, Tắt máy xe 20 giây ở các ngã tư để bảo vệ môi trường… công cuộc bảo vệ môi trường rất thực tế của người dân Hà Nội đã bị coi là một loại cựa quậy nguy hiểm.
Như những con cá vàng vẫn cựa quậy trong chiếc bình thủy tinh, đôi khi chúng ta cũng hay như vậy đó: cụng đầu vào phần phong bế trong suốt đó với niềm tin mãnh liệt rằng rồi một ngày, sự bao vây tù hãm sẽ thay đổi.
Chúng ta cựa quậy, có vẻ như đáng thương, trong một môi trường xã hội thật bất an. Tất cả những người trong phong trào đòi chấm dứt tình trạng công dân chết vô cớ trong các đồn công an đều bị đủ loại công an chất vấn nghiêm ngặt. Ý thức công dân cơ bản bị bóp chết với chiếc mũ “phản động”, bất chấp con số thống kê cho biết 226 người chết trong ba năm, ở các đồn công an, nhà tạm giữ. Hầu hết lại được hồ sơ ghi chú đầy ngụy biện là do tự treo cổ. Thật hài hước khi đại biểu Quốc Hội Đỗ Mạnh Hùng hỏi rằng “Vậy thì treo cổ là tự treo hay bị người khác treo?”. Câu trả lời có như thế nào, thì việc lên tiếng của ông Đỗ Mạnh Hùng cũng chỉ là một kiểu cựa quậy. Làn kính trong suốt của hồ thủy tinh cho thấy mọi việc, nhưng có sự thật nào được tìm thấy đâu.
Chúng ta có nên tự mình gọi là những kẻ cựa quậy đáng thương không? Khi các quan chức vẫn mở miệng nói dối, nói bằng giọng của kẻ cai trị chứ không phải là một viên chức hành chánh nhà nước. Như Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long tuyên bố rằng việc chặt cây, không cần phải hỏi đến dân. Chỉ đến khi dư luận ồn ào, Long mới nói bằng giọng của người thích mị kẻ khác, rằng mọi người đã hiểu sai ý ông.
Không phải chỉ riêng chúng ta, mà lịch sử cả thế giới hôm qua, hôm nay vẫn phải đang cựa quậy trong lẽ phải, mệt mỏi cựa quậy để bảo vệ cuộc sống của chính mình mà trớ trêu thay, những kẻ nắm quyền lực thì đang âm thầm tàn phá nó, thậm chí đang trục lợi trên đó.
Tháng 12, năm 1956, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến gặp Chu Ân Lai, người giữ chức thủ tướng của Trung Cộng từ 1949 đến 1976, ông bị họ Chu thuyết phục rằng trên thế giới này, chủ nghĩa Cộng sản là bất diệt. Đức Đạt Lạt Ma, khi ấy còn rất trẻ, đã nói rằng mọi lý thuyết đều có tính hữu hạn và sẽ phải thay đổi theo thời gian, thì cái gì sẽ đảm bảo rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ mãi mãi chân lý? Bối rối trước câu hỏi này, họ Chu đã nói ngang rằng “nhưng riêng chủ nghĩa Cộng sản là ngoại lệ, là chân lý mãi mãi”. (The Dalai Lama, tác giả Lowell Thomas, Jr, xuất bản 1961). Thoạt tiên nghe thì lý thú, nhưng với không ít ý kiến bình luận, đó cũng chỉ là một lần cựa quậy trong lẽ phải của vị Phật sống. Nhiều năm sau, ông vẫn phải lưu vong, né tránh nhiều cuộc ám sát của Trung Cộng và vẫn phải làm tang lễ tượng trưng cho hơn 100 người dân Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự tiêu diệt văn hóa Tây Tạng của chính quyền Trung Cộng. Thậm chí, nói một cách nào đó, những vụ tự thiêu đó mang đầy màu sắc tuyệt vọng của những người Tây Tạng trong một vòng vây của kẻ xâm lược.
Cựa quậy, nên hay không? Chắc chắn khác với loài cá vàng, con người cựa quậy trong lẽ phải và mãi mãi phải vận động trong thế giới của mình, không chấp nhận cam chịu. Quyền lực không giống như bình thủy tinh, quyền lực chỉ là ảo ảnh dễ vỡ nếu lẽ phải là một nguồn lực được vận động thực tế. B. Pascal (1623-1662) nói rằng con người đúng là rất yếu ớt, như một cây sậy trước tạo hóa vô biên, nhưng “đó là một cây sậy biết tư duy”. Một dân tộc biết tư duy, sẽ là một dân tộc có thể trường tồn với thời gian dù trãi qua thảm nạn hay bị xâm chiếm. Tư duy với lẽ phải, và không cúi đầu trước bạo lực bao vây mình, là một sự cựa quậy cao quý và cần thiết. Dù có bị coi là yếu đuối hay vô vọng, người Tây Tạng vẫn đang cựa quậy để đến hôm nay, Trung Cộng chưa bao giờ đồng hóa được họ cũng như luôn nhơ nhuốc với bộ mặt một kẻ xâm lược.
Hãy lắng nghe một ai đó vẫn hay nói quanh bạn ngôn ngữ “để làm gì” hay “chẳng được gì” trước một sự kiện xã hội mà lẽ phải hay quyền lợi của đám đông bị xâm phạm. Sống lâu trong sợ hãi và yên lặng, nhiều người đã trở thành một loại vật nuôi trang trí của một quốc gia. Khác những con cá vàng vô tri chấp nhận cuộc sống và cái chết trở thành trò tiêu khiển của kẻ khác, chúng ta là giống loài có suy nghĩ và hành động cho tương lai. Dù là cựa quậy, nhưng đó là một thái độ được phân biệt giữa con người và động vật. Cựa quậy trong hy vọng, và đừng quên trên hành tinh này, chỉ có con người là loài biết hy vọng.
Tuấn Khanh
Nguồn Blog Tuấn Khanh
Trái ngược những cuộc diễu hành đầy tính ngớ ngẩn và rỗng tuếch mà Nhà nước vẫn hay tổ chức về Giờ trái đất, Tắt máy xe 20 giây ở các ngã tư để bảo vệ môi trường… công cuộc bảo vệ môi trường rất thực tế của người dân Hà Nội đã bị coi là một loại cựa quậy nguy hiểm.
Như những con cá vàng vẫn cựa quậy trong chiếc bình thủy tinh, đôi khi chúng ta cũng hay như vậy đó: cụng đầu vào phần phong bế trong suốt đó với niềm tin mãnh liệt rằng rồi một ngày, sự bao vây tù hãm sẽ thay đổi.
Chúng ta cựa quậy, có vẻ như đáng thương, trong một môi trường xã hội thật bất an. Tất cả những người trong phong trào đòi chấm dứt tình trạng công dân chết vô cớ trong các đồn công an đều bị đủ loại công an chất vấn nghiêm ngặt. Ý thức công dân cơ bản bị bóp chết với chiếc mũ “phản động”, bất chấp con số thống kê cho biết 226 người chết trong ba năm, ở các đồn công an, nhà tạm giữ. Hầu hết lại được hồ sơ ghi chú đầy ngụy biện là do tự treo cổ. Thật hài hước khi đại biểu Quốc Hội Đỗ Mạnh Hùng hỏi rằng “Vậy thì treo cổ là tự treo hay bị người khác treo?”. Câu trả lời có như thế nào, thì việc lên tiếng của ông Đỗ Mạnh Hùng cũng chỉ là một kiểu cựa quậy. Làn kính trong suốt của hồ thủy tinh cho thấy mọi việc, nhưng có sự thật nào được tìm thấy đâu.
Chúng ta có nên tự mình gọi là những kẻ cựa quậy đáng thương không? Khi các quan chức vẫn mở miệng nói dối, nói bằng giọng của kẻ cai trị chứ không phải là một viên chức hành chánh nhà nước. Như Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long tuyên bố rằng việc chặt cây, không cần phải hỏi đến dân. Chỉ đến khi dư luận ồn ào, Long mới nói bằng giọng của người thích mị kẻ khác, rằng mọi người đã hiểu sai ý ông.
Không phải chỉ riêng chúng ta, mà lịch sử cả thế giới hôm qua, hôm nay vẫn phải đang cựa quậy trong lẽ phải, mệt mỏi cựa quậy để bảo vệ cuộc sống của chính mình mà trớ trêu thay, những kẻ nắm quyền lực thì đang âm thầm tàn phá nó, thậm chí đang trục lợi trên đó.
Tháng 12, năm 1956, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến gặp Chu Ân Lai, người giữ chức thủ tướng của Trung Cộng từ 1949 đến 1976, ông bị họ Chu thuyết phục rằng trên thế giới này, chủ nghĩa Cộng sản là bất diệt. Đức Đạt Lạt Ma, khi ấy còn rất trẻ, đã nói rằng mọi lý thuyết đều có tính hữu hạn và sẽ phải thay đổi theo thời gian, thì cái gì sẽ đảm bảo rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ mãi mãi chân lý? Bối rối trước câu hỏi này, họ Chu đã nói ngang rằng “nhưng riêng chủ nghĩa Cộng sản là ngoại lệ, là chân lý mãi mãi”. (The Dalai Lama, tác giả Lowell Thomas, Jr, xuất bản 1961). Thoạt tiên nghe thì lý thú, nhưng với không ít ý kiến bình luận, đó cũng chỉ là một lần cựa quậy trong lẽ phải của vị Phật sống. Nhiều năm sau, ông vẫn phải lưu vong, né tránh nhiều cuộc ám sát của Trung Cộng và vẫn phải làm tang lễ tượng trưng cho hơn 100 người dân Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự tiêu diệt văn hóa Tây Tạng của chính quyền Trung Cộng. Thậm chí, nói một cách nào đó, những vụ tự thiêu đó mang đầy màu sắc tuyệt vọng của những người Tây Tạng trong một vòng vây của kẻ xâm lược.
Cựa quậy, nên hay không? Chắc chắn khác với loài cá vàng, con người cựa quậy trong lẽ phải và mãi mãi phải vận động trong thế giới của mình, không chấp nhận cam chịu. Quyền lực không giống như bình thủy tinh, quyền lực chỉ là ảo ảnh dễ vỡ nếu lẽ phải là một nguồn lực được vận động thực tế. B. Pascal (1623-1662) nói rằng con người đúng là rất yếu ớt, như một cây sậy trước tạo hóa vô biên, nhưng “đó là một cây sậy biết tư duy”. Một dân tộc biết tư duy, sẽ là một dân tộc có thể trường tồn với thời gian dù trãi qua thảm nạn hay bị xâm chiếm. Tư duy với lẽ phải, và không cúi đầu trước bạo lực bao vây mình, là một sự cựa quậy cao quý và cần thiết. Dù có bị coi là yếu đuối hay vô vọng, người Tây Tạng vẫn đang cựa quậy để đến hôm nay, Trung Cộng chưa bao giờ đồng hóa được họ cũng như luôn nhơ nhuốc với bộ mặt một kẻ xâm lược.
Hãy lắng nghe một ai đó vẫn hay nói quanh bạn ngôn ngữ “để làm gì” hay “chẳng được gì” trước một sự kiện xã hội mà lẽ phải hay quyền lợi của đám đông bị xâm phạm. Sống lâu trong sợ hãi và yên lặng, nhiều người đã trở thành một loại vật nuôi trang trí của một quốc gia. Khác những con cá vàng vô tri chấp nhận cuộc sống và cái chết trở thành trò tiêu khiển của kẻ khác, chúng ta là giống loài có suy nghĩ và hành động cho tương lai. Dù là cựa quậy, nhưng đó là một thái độ được phân biệt giữa con người và động vật. Cựa quậy trong hy vọng, và đừng quên trên hành tinh này, chỉ có con người là loài biết hy vọng.
Tuấn Khanh
Nguồn Blog Tuấn Khanh
Gửi ý kiến của bạn