BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72811)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tiếng nói riêng của ngài Tổng thống Áo hay là tiếng nói chung của châu Âu?

30 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 1184)
Tiếng nói riêng của ngài Tổng thống Áo hay là tiếng nói chung của châu Âu?
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Theo báo Đức, những lời tuyên bố: “EU đã sai lầm trong chính sách về Nga và Ukraina, và áp đặt những biện pháp trừng phạt mới chống lại Matxcơva là “ngu dốt và gây hại”. Tổng thống Áo Heinz Fischer đã tuyên bố như vậy trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn APA vừa qua”. Người ta cho rằng đây cũng là tiếng nói và quan điểm chung của tất cả các quốc gia khối châu Âu.

Tổng thống Áo nhận định, quan điểm cho rằng có thể đạt được những mục tiêu chính trị bằng phương tiện trừng phạt chống Nga, là “gây hại”. Theo ông, nền kinh tế Nga có dự trữ bền vững và mặc dù trừng phạt trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với Matxcơva nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề ở Nga sẽ chỉ dẫn đến những khó khăn mới cho tất cả, chứ không giúp giải quyết vấn đề tồn đọng.



Tổng thống Áo nhấn mạnh: “Tất nhiên, dưới góc độ lịch sử, sẽ là thiển cận và không đúng, nếu nói rằng hiện tượng xung đột hiện nay bùng phát chỉ do lỗi từ phía Nga, chứ không phải là sai lầm của châu Âu và các bên hữu quan khác”,

Tổng thống Fisher tuyên bố: “Theo lời Tổng thống Áo, Liên minh châu Âu đã đánh giá không đúng mức về độ hấp dẫn của đề xuất liên kết với Ukraina. Tổng thống Fisher cho rằng cần tạo điều kiện để Kiev xây dựng quan hệ đối tác cả với châu Âu cũng như với Nga. Tuy tổng thống Áo chỉ nói đến lãnh đạo châu Âu nhưng lời chửi mạnh mẽ này là nói tới tác giả đã xúi giục châu Âu phải hành động mà đau xót vì đang mất tiền lớn khi bị Nga trừng phạt phản đòn. “

Hiện nay đã có hầu như các nước châu Âu bất bình vì Mỹ ra lệnh cấm vận Nga và trang bị vũ khí cho Ucraina là phá hoại hòa bình ở nước này và sẽ thôi thúc Nga có lý do tiếp vũ khí hiện đại trang bị quân của vùng ly khai để họ đưa quân giải phóng Ucraina. Các quốc gia này đang rất chú ý tới ý kiến của Thành viên Duma Quốc gia nêu khả năng cung cấp vũ khí Nga tới Donbass. Nga có thể xem xét khả năng cung cấp trang thiết bị quân sự cho Donbass.

Trong tình trạng hiện nay, người ta lưu ý đến ý kiến vừa qua của hạ nghị sĩ Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng Duma cho biết ý kiến vào ngày Chủ nhật, khi ông bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ cho biết Washington có thể chuyển toàn bộ các thiết bị quân sự hiện có ở Afghanistan cho Ukraina.

“Việc chuyển các thiết bị từ Afghanistan đến Ukraina là một bước làm rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ dẫn đến sự leo thang bạo lực ở đông nam Ukraina“, – ông Klintsevich nói với các phóng viên. Đây có thể là quyết định của Nga khi Hoa kỳ thực hiện việc làm tai hại này thành sự thật .

Ngay nhà báo Mỹ vừa lên tiếng cho rằng, dường như đang có “cuộc nổi dậy” của nguyên thủ châu Âu chống lại lệnh cấm vận Nga do Mỹ đưa ra. Đây là tựa đề bài báo sáng nay được báo chí châu Âu đăng tải: “Lãnh đạo châu Âu “nổi dậy” chống lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga”.

Bài báo viết: “Trong số lãnh đạo các quốc gia EU, báo giới châu Âu đang ghi nhận có cái gì đó “giống như cuộc nổi dậy” chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Ngày càng nhiều lời phàn nàn về lệnh cấm vận phản tác dụng này – cây bút chính luận Mỹ Patrick Smith viết trên tờ Salon.

Theo quan điểm của nhà báo Mỹ, bằng chứng của việc này là những tuyên bố gần đây của các lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Italia Matteo Renzi, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Martin Lidegor.

Theo ông Smith, tất cả những nguyên thủ này, bằng cách này hay cách khác, theo con đường chính thức hay những tuyên bố mang tính chất cá nhân, đang chứng minh rằng họ không ủng hộ chính sách trừng phạt mà Mỹ đang áp dụng đối với Nga, đồng thời gây ra những “tác dụng phụ” không mong muốn đối với châu Âu.

Chẳng hạn, Thủ tướng Italia đã tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt mới chống Liên bang Nga “hoàn toàn không cần thiết”. Còn lãnh đạo đảng Northern League của Italia – ông Matteo Salvini – cũng cho biết, châu Âu bắt đầu hiểu rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga là không có lợi.

Tuyên bố với hãng thông tấn Italia Askanews, ông Salvini cho biết, ngay cả Thủ tướng Italia Matteo Renzi cũng đã “tỉnh dậy từ giấc mơ” và cùng với các nguyên thủ châu Âu khác di chuyển từ quỹ đạo trừng phạt sang đối thoại với Nga.

Vừa qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng cho rằng, “không nhất thiết phải biện pháp trừng phạt mới”. Ông Hollande cho biết, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí duy trì hiện trạng đối với điện Kremlin với hy vọng Nga sẽ tôn trọng những quyết định của Ukraine, không vi phạm hiệp định ngừng bắn giữa các bên.

Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel là nhà lãnh đạo tỏ ra cứng rắn, cam kết giữ biện pháp trừng phạt để tăng cường áp lực kinh tế với điện Kremlin nhưng ngược lại, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier lại bày tỏ quan điểm đứng về phía Tổng thống Pháp Hollande và các nhà lãnh đạo khác, lo lắng sự trừng phạt có thể gây phản tác dụng.

Ông Salvini nhận định, các biện pháp trừng phạt này hiện không chỉ làm tổn thương nền kinh tế Nga mà còn làm tổn thương đến cả nền kinh tế của các quốc gia trên và họ đã bắt đầu nhận ra điều đó. “Châu Âu đang mở rộng mặt trận của những người chống lại các biện pháp trừng phạt Nga. Đó là tin tốt lành” – ông Salvini nói.

Theo lời ông, nếu năm 2008 châu Âu từng đủ mạnh để đối phó với những vấn đề kinh tế, thì bây giờ họ đang hầu như chẳng còn sức lực gì nữa. Nhà báo lưu ý rằng những vấn đề này, cụ thể là sự “hỗn loạn” trên thị trường tiền tệ các nước láng giềng với Nga, đơn giản là bị các phương tiện truyền thông Mỹ phớt lờ.

Nhà báo Patrick Smith cho rằng sự phá hoại của lệnh trừng phạt ngày càng cảm thấy rõ ở bên ngoài nước Nga, cả châu Âu đang bị chia rẽ bởi lệnh cấm vận này. Bởi vậy, phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ là xu hướng tất yếu trong thời gian tới.

Ngoài ra, Nga cũng nhận được sự ủng hộ từ các nhà ngoại giao châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và thậm chí là cả quốc gia đang đàm phán gia nhập EU là Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ của các nước này không đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, nhà báo Smith khẳng định rằng chính sách của Tổng thống Nga V. Putin nhận được sự cảm thông và thấu hiểu của nhiều người châu Âu.

Theo lời ông Patrick Smith, họ thừa nhận nhà lãnh đạo Nga có quyền cho rằng chủ quyền của nước Nga đang bị đe dọa và tiến hành các biện pháp đáp trả.”

Trước các diễn biến này chắc chắn lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ sẽ không được châu Âu hưởng ứng nhưng không muốn nói ra. Phản ứng của họ là lờ đi không muốn nói tới chứ đừng nói là làm theo, như vậy cũng tức là để nó không có hiệu lực hay nói một cách khác là nó sẽ chết.

Ngày 28 tháng 12 năm 2014

Nguyễn Công Bằng

Nguồn Đàn Chim Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn