BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73233)
(Xem: 62213)
(Xem: 39392)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nghĩ về bằng cấp tiến sĩ của ông Hà Văn Thắm và chuyện xa hơn

28 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 1044)
Nghĩ về bằng cấp tiến sĩ của ông Hà Văn Thắm và chuyện xa hơn
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Báo Giáo Dục Việt Nam cho biết ông Hà Văn Thắm, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Dương, "tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Comlombia Common Wealth - Mỹ và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại Học Công nghệ Paramount - Mỹ". Nhưng cả hai trường này đều đáng nghi ngờ vì chẳng có tiếng tăm hay tên tuổi gì trong học thuật.

Tiến sĩ Hà Văn Thắm


Cái trường gọi là Columbia Commonwealth University xuất thân từ trường có tên là Columbia Pacific University (CPU). CPU không được công nhận ở bang California và ở Mỹ. CPU bị tòa án California ra lệnh đóng cửa vào năm 2000. Sau khi bị đóng cửa, mấy người chủ trương di dời trường đến bang Montana và đổi tên thành "Columbia Commonwealth University" (CCWU). CCWU cũng không được công nhận ở Mỹ, nên người chủ trương đăng kí ở… Malawi (Phi châu). Ở Mỹ, bang Texas xem văn bằng do CCWU cấp là "fraudulent or substandard" (2). Nói tóm lại, lai lịch của "trường" này không minh bạch và có tiền sử xấu. Có thể xem đây là một diploma mill (kinh doanh bằng cấp) của Mỹ mà thôi, chứ chẳng phải đại học đúng nghĩa.

Tương tự, cái trường gọi là Đại Học Công nghệ Paramount (tiếng Anh là Paramount University of Technology) cũng không phải là một đại học chính thống. Trang web của PUT mô tả rằng trường này là trường… online! Báo chí Mỹ như tờ Seattle Times xem PUT là một diploma mill, chứ chẳng phải là trường học, càng chẳng phải là đại học. Mark Ashwill, một chuyên gia giáo dục Mỹ ở Việt Nam, cũng xếp PUT vào loại cơ sở thương mại buôn bán bằng cấp.

Tóm lại, cả hai "trường đại học" mà ông cựu chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Đại Dương theo học đều là cơ sở buôn bán bằng cấp bằng giấy, chứ chẳng phải là trường đại học chính thống. Do đó, văn bằng thạc sĩ và tiến sĩ của ông cũng có thể nói là chẳng có giá trị gì vì chẳng ai công nhận.

Trường hợp của ông Hà Văn Thắm có lẽ chỉ là một trong tảng băng chìm về bằng cấp dỏm ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo thì Việt Nam có 24 ngàn tiến sĩ, nhưng không biết trong số này có bao nhiêu là loại tiến sĩ từ các cửa hàng bán bằng cấp như ông Hà Văn Thắm có. Có lẽ chẳng ai biết con số chính xác, nhưng cứ mỗi lần các đại gia và quan chức Việt Nam được báo chí nêu có vấn đề thì bằng cấp của họ cũng có vấn đề. Điều này nói lên rằng cái hệ thống tuyển chọn chuyên gia và người tài ở Việt Nam có vấn đề nghiêm trọng. Không nghiêm trọng sao được khi những người có bằng cấp dỏm lại có thể được đề bạt vào những vị trí cầm trịch nền kinh tế và hành chính cấp quốc gia. Dĩ nhiên, nhiều người trong nhóm này, bằng cấp chỉ là vật trang trí nhưng là điều kiện cần cho việc thăng tiến trong sự nghiệp của họ, nên chuyện bỏ ra vài chục ngàn USD để có cái bằng thạc sĩ hay tiến sĩ là một sự đầu tư, như đầu tư vào một dự án kinh tế. Đối với họ đó là đầu tư, nhưng với cộng đồng học thuật và danh dự quốc gia thì đó là một thảm họa.

Nguyễn Văn Tuấn

Theo FB Nguyễn Văn Tuấn

Bài đọc thêm:

Cuộc chiến Sinh Hùng - Tấn Dũng: Ngân Hàng Nhà Nước phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Hà Văn Thắm (Dân Luận tổng hợp)

Theo báo Thanh Niên, cơ quan cộng sản ĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn tháng đối với ông Hà Văn Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự.

Điều 179. Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật ;

b) Cho vay quá giới hạn quy định ;

c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

* * *

Theo tin chúng tôi vừa nhận được, ông Hà Văn Thắm đã bị miễn nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương vì "có một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng". Sau khi bị bãi miễn chức vụ, rất có khả năng ông Hà Văn Thắm sẽ bị truy tố và bắt giữ. Theo các tin tức trước đây do độc giả cung cấp cho Dân Luận, dường như ông Hà Văn Thắm có liên quan tới các âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt, và là quân của ông Nguyễn Sinh Hùng.

Phải chăng đang có một cuộc chiến ở cấp cao giữa ông Nguyễn Sinh Hùng và ông Nguyễn Tấn Dũng, bên lề kỳ họp Quốc Hội lần thứ 12 ? Trong lúc ông Nguyễn Sinh Hùng đang chỉ trích mạnh mẽ chính phủ ông Dũng về các yếu kém của nền kinh tế, thậm chí đòi người "phiếu tín nhiệm thấp" phải từ chức ; thì đàn em của ông Hùng bị hốt ? Không biết sau ông Hà Văn Thắm, bà Nguyễn Hồng Phương - chủ tịch tập đoàn SSG, em gái ông Nguyễn Sinh Hùng - có bị sờ đến không ? Kinh nghiệm cho thấy những vụ đấu đá cấp cao như thế này, các bên đều biết điểm dừng để tránh "vỡ bình".

Ngân Hàng Nhà Nước phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Hà Văn Thắm

Qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương.

Trong quá trình triển khai Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã được Bộ Chính trị, Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng. Qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương.

Để xử lý nghiêm minh các vi phạm theo quy định của pháp luật và bảo đảm Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương hoạt động an toàn, ổn định và đúng pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đối với ông Hà Văn Thắm ; đồng thời, ngày 23/10/2014 Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đã thống nhất quyết định:

- Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Hà Văn Thắm.

- Bầu bà Nguyễn Minh Thu, thành viên Hội đồng quản trị làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời thôi đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc.

- Giao bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng giám đốc làm Phó Tổng giám đốc phụ trách.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh các vi phạm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương theo quy định của pháp luật.

Sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương.

Theo Ngân Hàng Nhà Nước (SBV)

Cập nhật lúc 18h27 ngày 24/10

Dù ai là người chiến thắng trong cuộc chiến, thì nhân dân vẫn là kẻ chiến bại, nếu thể chế này vẫn tiếp tục

Nợ xấu Ocean Bank ở mức 2,56%

Ocean Bank cho biết, theo quy định tại thông tư số 02/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/6/2014, tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 30/6/2014 của Ocean Bank là 2,56%.

Trong tháng 8, Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) đã có thông tin cụ thể về kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2014, theo đó, tại thời điểm 30/6/2014, tổng tài sản của OceanBank đạt 68.783 tỷ đồng, tăng 1.708 tỷ đồng so với cuối năm 2013 và đạt 101% kế hoạch cả năm 2014. Tổng huy động vốn đạt 63. 630 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch năm, tăng 1. 563 tỷ đồng so với cuối năm 2013. Tổng dư nợ cho vay đạt 30.987 tỷ đồng, tăng 2.507 tỷ đồng so với cuối năm 2013 và đạt 90% kế hoạch đề ra trong năm 2014.

Tính đến 30/6/2014, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đạt 350,9 tỷ đồng.

Chi phí trích lập dự phòng rủi ro 6 tháng là 299,2 tỷ đồng - tăng đột biến do thay đổi quy định phân loại nợ từ 01/6/2014 theo Thông tư 09 sửa đổi bổ sung Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Và như vậy, tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2014 của Ocean Bank đạt 51,7 tỷ.

Về nợ xấu, Ocean Bank cho biết, tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 30/6/2014 theo quy định tại thông tư số 02/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/6/2014 của Ocean Bank là 2,56%, và đây cũng chính là số liệu Ocean Bank báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó, một số báo chí đưa tin nợ xấu của Ocean Bank chiếm 5,03% trên tổng dư nợ (dựa trên báo cáo tài chính của ngân hàng). Tuy nhiên Ocean Bank cho rằng, trước thời điểm 01/6/2014 thì nợ xấu tính trên dư nợ thị trường một (cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân), nhưng từ 1/6/2014 trở đi, cách tính nợ xấu theo thông tư 02 có hiệu lực bao gồm Thị trường 1, thị trường 2, trái phiếu của doanh nghiệp chưa niêm yết và tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác, do đó tổng nợ tăng lên thì tỉ lệ nợ xấu giảm đi.

Theo Tuổi Trẻ Online ngày hôm qua 25/10, trong quá trình thanh tra tại Ocean Bank, thanh tra Ngân hàng Nhà nước phát hiện có một số khoản vay có dấu hiệu gây mất vốn của ngân hàng, trong đó có việc cho vay sai quy định, cho vay các khoản tiền lớn không có thế chấp tài sản.

Những sai phạm này được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để tiếp tục điều tra làm rõ. Cơ quan điều tra xác định vào tháng 11/2012, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Trung Dung đề nghị Ocean Bank cho vay tiền để thực hiện các dự án chủ yếu liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

Sau khi công ty này đề nghị vay vốn đầu tư, ông Hà Văn Thắm ký các quyết định cho công ty này vay khoảng 500 tỉ đồng nhưng không đảm bảo các khoản thế chấp và sai quy định. Cho đến nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Trung Dung chưa thanh toán được tiền cho Ocean Bank theo quy định, có dấu hiệu mất khả năng thanh toán.

Peking Duck Agency
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn