BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73315)
(Xem: 62231)
(Xem: 39418)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xã hội tự xử

14 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1194)
Xã hội tự xử
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Ở một ngã tư thuộc quận 11, Sài Gòn, có đường rẽ cho phép quẹo phải. Một ông tài xế xe buýt ngang nhiên phạm luật khi dừng xe giữa đường, sau đó ông ló đầu ra cửa xe để chưởi một thanh niên đang điều khiển chiếc xe hơi đậu ngay lối rẽ và đưa đít xe ra ngoài. Đây là nguyên văn câu chưởi: “Thằng chó, trường nào dạy mày lái xe mà lái như vậy hả!”









 
Cảnh lưu thông bình thường ở Sài Gòn, trước chợ Bến Thành, xe lúc nào cũng cài vào nhau. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Những phản ứng để cùng lôi nhau vào chuyện phạm luật giao thông như vậy ở Việt Nam là phổ biến, và đương nhiên không chỉ riêng lĩnh vực trật tự giao thông.

Nhà thơ Nguyễn Lương Vị từ Mỹ về nói: “Ở Việt Nam, dân không có thói quen hầu tòa. Ở Mỹ thì chuyện lớn chuyện nhỏ, hễ dính đến pháp luật, vi phạm lợi ích cộng đồng là phải hầu tòa. Đọc báo Việt Nam thấy mấy ông tòa chỉ có xử chuyện cộm cán chính trị, hình sự, kinh tế, còn chuyện tranh chấp dân sự thường ngày của công dân, đa phần thì từng cá nhân tự xử.”

Ở một vòng xoay trên đường Cách Mạng Tháng Tám, chúng tôi có dịp thấy một chiếc xe hơi đắt tiền, do một phụ nữ điều khiển, đèn sau của chiếc xe có chữ ghi bằng bút sáp số tiền phải đền nếu ai đó va chạm làm bể đèn xe. Từ thói quen vô tư áp đặt yêu sách, không cần, không tin vào luật pháp và người thi hành luật pháp, nên chuyện một ông tham tán lãnh sự Kampuchia bị nhân viên quán cơm Minh Đức ở quận 3, Sài Gòn “vô tư” đánh dằn mặt, và nhiều người không lạ khi đọc báo biết chuyện ở đường Cống Quỳnh, hai người đàn ông đi xe máy đắt tiền, bị nhóm người khác đâm tử vong sau khi hỗn chiến mà nguyên nhân chỉ vì vụ va chạm nhỏ trên đường.









 
Cả trăm “lô cốt” của các dự án cải tạo cống rãnh, cấp nước, điện, v.v... gây trở ngại giao thông, ngập lụt mỗi khi mưa. Chúng sừng sững từ năm này sang năm khác không thấy ai dỡ bỏ dù không thấy ai và máy móc hoạt động ở đó suốt nhiều tháng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt) 

Câu chuyện mới nhất là chuyện những người ăn trộm chó bị người dân ở một số tỉnh phía Bắc tự xử bằng cách: Đánh cho đến chết. Sự kiện giết người hàng loạt vì con chó khiến dư luận kinh hoàng (nguồn, báo Tuổi Trẻ ngày 7 tháng 9 năm 2010). Khi những va chạm quyền lợi thường ngày trong đời sống trở thành những bản án tự xử thì tất nhiên bóng ma hắc ám sẽ biến xã hội thành bầy đàn tuân theo lối sống bản năng điên rồ.

Không thể dẫn chứng hết những hậu quả nghiệm trọng có nguyên nhân từ vùng trắng trong tranh chấp dân sự và tranh chấp lợi ích cộng đồng ở Việt Nam. Đó là chưa kể đến những chuyện tự xử lý nội bộ trong hệ thống công quyền, một dạng pháp luật riêng.

Ngay cả vụ xâm hại nghiêm trọng môi trường cộng đồng của hàng vạn người sinh sống theo lưu vực sông Thị Vải, cũng có những người muốn tự xử theo cách miễn sao công ty bột ngọt Vedan chịu bồi thường đúng giá là rút đơn kiện, không cần phán quyết của tòa án. Không văn bản án tòa xác định rằng Vedan có tội hay không có tội giết chết cả một dòng sông. Vậy thì số tiền đền bù có được do tự xử-tự thỏa thuận giữa người dân bị xâm hại và bột ngọt Vedan là tiền gì, có hợp pháp không? Chẳng lẽ từ điển hình này, tương lai, cứ có tiền thỏa thuận là vô tư hủy hoại môi trường sống sao!

Nếu một quốc gia mà các kiểu tự xử trở thành phổ biến, một lối luật rừng mạnh hơn mọi thứ luật thì ánh sáng công bằng làm sao soi tới khu vực đặc quyền tối tăm, những vùng tranh chấp lợi ích cá nhân và cộng đồng thường ngày. Có lẽ khát vọng về một xã hội pháp quyền chỉ là chuyện nằm mơ.









 
Đây là cách tự xử, tự thỏa thuận của ông nhà đèn và các ông điện thoại, truyền hình, dây nhợ chằng chịt. Và cả ông phát thanh tra tấn lỗ tai mỗi ngày. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Mới đây, trong hội nghị do Ngân Hàng Thế Giới và Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam tổ chức. Để trả lời một câu hỏi là: Làm cách nào Việt Nam có thể tránh được cái bẫy thu nhập trung bình. Tiến Sĩ Homi Kharas từ Viện Nghiên Cứu Brookings (Hoa Kỳ) chỉ ra nhiều yếu tố để khỏi kẹt bẫy, trong đó ông có đề cập yếu tố quan trọng là: Pháp quyền.

Một luật sư đang hành nghề muốn giấu tên cho biết rằng: Với luật pháp, khuyến khích công dân tự xử-tự thỏa thuận, nhìn bề ngoài có vẻ ổn nhưng thực chất lại tạo thêm nguyên nhân bất ổn.

Vấn nạn về đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham nhũng... và những hiện trạng coi thường pháp luật khác chắc chắn có đầu mối và định hướng từ kiểu: tự xử-tự thỏa thuận “cho êm.”

Có người ví von rằng: Con đường phát triển của Việt Nam cũng giống hệt như hiện trạng giao thông lúc này. Mỗi cá nhân sử dụng công lộ và cả người có trách nhiệm thực thi luật giao thông cũng tự xử-thỏa thuận là chính.

Ai cũng biết là ở Việt Nam, từng cá nhân và nhóm cộng đồng để đi được đến đích phải khó khăn như thế nào. Và nếu không có một xã hội dân chủ - pháp quyền thì xã hội dân sự là một vùng trắng rối mù. Đó là một con đường có thể thấy trước.

Trần Tiến Dũng/Người Việt

11-09-2010

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn