BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73233)
(Xem: 62213)
(Xem: 39392)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phỉ báng những ai cố tình phỉ báng lịch sử

30 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 999)
Phỉ báng những ai cố tình phỉ báng lịch sử
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nhắc lại một số sự kiện lịch sử về hai cuộc chiến tranh Đông Dương ở thế kỷ 20, thiết nghĩ cần lưu ý đến Hiệp định Genève năm 1954.

 

Trước âm mưu của Trung Quốc và sự đồng thuận của phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về việc chia cắt Việt Nam thành hai phần lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, nên Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng đã từ chối ký kết bản hiệp định ấy. Không là bên tham gia hiệp định, nên sau đó Việt Nam Cộng Hòa, vốn kế thừa Quốc Gia Việt Nam, đã từ chối bị ràng buộc và tuyên bố không thực thi bản hiệp định, nhất là việc tổ chức tổng tuyển cử với miền Bắc.

 


 


Hiệp định Paris quy định long trọng rằng sự thống nhất Việt Nam trong tương lai phải được tiến hành bằng biện pháp hòa bình, chứ không phải bằng chiến tranh, bởi lẽ bản hiệp định này nhằm mục đích lập lại hòa bình tại Việt Nam.

 

Tiếc thay, những người cộng sản trên toàn thế giới luôn nhìn ngoại giao như một mặt trận khác của chiến tranh. Chính phủ Bắc Việt khi ấy đã sử dụng Hiệp định Paris như một cách thức loại bỏ quân đội Hoa Kỳ khỏi một cuộc chiến không cân sức đối với họ, đồng thời hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Bắc Việt trên lãnh thổ Nam Việt. Điều đó đương nhiên tạo ra sự thay đổi to lớn về thế cân bằng lực lượng trên chiến trường miền Nam. Các tài liệu về Hiệp định Paris xuất bản sau 1975 cho thấy giới lãnh đạo quân sự của Bắc Việt đã vô cùng hoan hỉ trước chuyển biến đáng kể của cục diện chiến tranh sau khi quân Mỹ rút khỏi Nam Việt từ sau 1973.

 



Tướng Nguyễn Cao Kỳ (người đầu tiên bên trái) và TT Nguyễn Văn Thiệu (thứ 6 từ trái sang phải) đại diện Việt Nam Cộng hòa tại hội nghị SEATO nhóm họp tại Manila năm 1966. Nguồn: Wikipedia



 

Bất chấp yêu cầu thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình của Hiệp định Paris, từ năm 1973 đoàn quân thiện chiến cùng các chiến xa của Bắc Việt dần dần tràn ngập lãnh thổ của một nước có chủ quyền là Việt Nam Cộng Hòa và đặt dấu chấm hết cho chính thể ấy bằng trận tổng tấn công vào tháng Tư năm 1975.

 

Như vậy, xét về phương diện luật pháp quốc tế, đó là sự vi phạm Hiệp định Paris và cũng là hành động xâm lược một quốc gia có chủ quyền. Tất nhiên, lúc ấy và tận đến ngày nay người ta biện minh điều đó bằng những lý do khác và gọi đấy là kết quả của “cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”

 

Trên đây chỉ là suy nghĩ cá nhân của tôi về một giai đoạn lịch sử của đất nước, có thể đúng hoặc có thể sai. Rất mong ai đó đừng vội suy diễn đấy là sự “phỉ báng lịch sử dân tộc”, như anh Cù Huy Hà Vũ từng bị gán ghép. Nếu có, tôi chỉ phỉ báng những ai cố tình phỉ báng lịch sử mà thôi.

 

Ls Lê Công Định

Nguồn Facebook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn