BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72811)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bị đánh đập đe dọa khi biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc

22 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 1527)
Bị đánh đập đe dọa khi biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Biểu tình ngày 18 tháng 5 vừa qua có thể coi như là cuộc biểu tình bị đàn áp khốc liệt nhất. Công an, an ninh tổ chức ngăn chặn, quây bắt và đánh người trên toàn quốc (ảnh một kiểu bắt người của công an) (Blog nguyentuongthuy)


Đánh đập, đe dọa, sỉ nhục những người yêu nước biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc có phải là cách tốt nhất để ổn định tình hình?

Hình ảnh một số người Việt Nam biểu tình tại Sài Gòn vào ngày 18/5 bị bắt, đánh đập lan tràn trên các mạng xã hội, như Facebook, Twitter. Đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về hành động này của công an có được chính phủ hay biết và cho phép hay không?

Bản chất "công an trị" của chế độ


Qua lời kể của chị Nguyễn Thị Ngọc Lụa tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo - con gái tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía - đang bị giam ở trại K3 - Xuân Lộc - Đồng Nai cho biết sáng hôm đó chị cùng hai người em, một trai một gái hẹn nhau đến nhà đến nhà cụ Lê Quang Liêm - Hội trưởng giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo - ở đường Hồ Văn Huê - phường 9 - quận Phú Nhuận để cùng một số tín đồ PGHH xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam một cách ôn hòa. Thế nhưng chị và hai người em đã bị công an chặn lại, đánh đập, xé áo đưa về đồn công an như những người phạm tội hình sự. Trong đó người em trai Nguyễn Thế Lữ bị đánh nhiều nhất, chị Lụa kể lại:

“7h15 sáng, ba Chị em đi lại đầu hẻm thì công an không cho vào chặn taxi lại họ nói trong nhà ông Mười chính quyền đang kiểm tra tạm trú tạm vắng bất hợp pháp, vừa mở cửa taxi ra thì khoảng trên 20 người công an mặc thường phục bắt 3 chị em. Đầu tiên họ đập tôi trước, họ đạp vào bụng dưới của tôi và vùng kín phụ nữ. Rồi họ xé áo dài tôi đang mặc trên người tôi. Còn người em trai họ cho những trận đòn chí mạng vào đầu, vào ngực, còn cô em gái họ túm tóc họ lôi trên xe. Khi mà đứa em trai tôi nó bị đánh đến ngất xỉu, họ mới buông ra, họ mới không đánh, họ mới chở tất cả 3 người về đồn công an về ủy ban nhân dân của phường 9, quận Phú Nhuận, vào đó tình trạng em trai tôi, bị nôn ói co giựt.”

Quốc Anh trong cuộc biểu tình ngày 11/5. (vnwhr.net)


Facebooker Võ Quốc Anh cho chúng tôi biết, trong sáng hôm đó khi sắp xảy ra cuộc biểu tình, trên đường đi đến địa điểm Nhà văn hóa Thanh Niên số 4 - Phạm Ngọc Thạch cùng với mọi người thì bị bắt lại, bị đánh đập đưa lên xe về đồn công an:

“Khi mà em biết mình đang bị theo đuổi và bị bắt cho nên em gạt tay một người chụp lấy mình như vậy thì là thì lập tức có một người nhào vô và hai người vây lấy. Bắt đầu một người kẹp cổ em và một người khác thì đánh, mình chống cự vùng vẫy thì ở đâu có thêm hai hay ba người nữa xúm đến tiếp tục đánh và khiêng em lên như một con vật để mà ra xe. Kéo ra xe như vậy để đưa về đồn công an ở đường Yersin Q.1 .

Khi mà vào đồn như vậy thì dường như là chúng cho mình là gây rối trật tự và đánh một trận cho đã giận, khi mà đánh như vậy thì chúng dùng những cú đấm đấm vào đầu, và cú tát tát vào mang tai, làm cho cái đầu nó dập vào vách tường, và cái tai đó khi mà tát cái lực tay nó dộng vào lỗ tai làm cho bị ù lỗ tai.”

Trong thời gian ở đồn công an, anh Võ Quốc Anh bị đánh đập rất dã man, họ đánh anh không thương tiếc, và bắt buộc anh phảỉ cởi áo thun ra khi công an thấy những hình ảnh dòng chữ in trên áo anh đang mặc :

“Khi mà phát hiện ra mình mặc áo Lê Quốc Quân - Freedom for Le Quoc Quan - thì chúng bắt cởi ra, nếu không cởi thì chúng quýnh, và buộc lòng mình phải cởi ra, để không bị những trận đòn đó nữa. Khi mà cởi ra xong rồi thì chúng bắt ngồi ở trong cái góc tường chứ không cho ngồi ghế nữa,”

Sau đó là tra tấn, ép cung nhận tội, sỉ nhục, đe dọa, anh Quốc Anh kể lại:

“Một lát sau thì chúng bắt phải ghi biên bản tường trình và ép mình phải ghi. Khi mà không chấp nhận ghi biên bản tường trình thì chúng ngồi xuống ghi tường trình và bắt mình phải ký. Rồi ngoài ra có những cái biên bản gọi là biên bản gây rối trật tự nữa thì họ cũng đưa ra để mà bắt mình ký nhưng mà mình từ chối tất cả những cái biên bản đấy và nói là tôi chỉ ra đây biểu tình ôn hòa, nếu các anh bắt về thì tôi về, không thể nào ký những cái biên bản này được, đây là điều vô lý.

Thì khi mà từ chối thì họ nạt nộ và đe dọa và quýnh, vẫn tiếp tục đấm. Trong lúc làm việc thì có một an ninh rất là hàm hồ và hung dữ, to tiếng và dùng những lời sỉ nhục và thậm chí là sỉ nhục vào các cha ở nhà thờ và những người anh em dân chủ khác.”

Chị Nguyễn Ngọc Lụa trong buổi hội thảo về tự do báo chí. (fvpoc.org)


Blogger Huỳnh Trọng Hiếu cũng là một nạn nhân trong buổi sáng hôm ấy anh cho chúng tôi biết màn chào đầu tiên của các viên công an tại đồn dành cho những người biểu tình yêu nước ôn hòa vào sáng ngày 18/5:

“Cuộc biểu tình sáng hôm đó chỉ khoảng 20 phút, tất cả những người biểu tình bị lực lượng công an bao vây, và bắt hết lên trên xe bus, họ chở chúng tôi về đồn công an quận I, số 73 ở đường Yersin. Khi mà chúng tôi đến đồn công an, màn chào đầu tiên của công an cộng sản lúc nào cũng vậy. Vừa vô là bị đe dọa, bị tấn công ngay lập tức, vừa vô là mọi người bị đánh dằn mặt làm cho tinh thần của những người tham gia cuộc biểu tình bị hoảng lọan. ”

Anh Hiếu cũng chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe của người bạn Võ Quốc Anh bị giam cầm, cũng như một bạn sinh viên Y Dược khác:

“Lúc đó tôi nhận thấy sức khỏe của bạn Quốc Anh rất là yếu, và tôi rất thực sự lo ngại cho bạn ấy. Và một bạn trẻ người Chăm đang học làm bác sĩ, bạn này khi đi cuộc biểu tình bị đánh nhiều nhất, bởi vì bạn là người đưa băng rôn có hình cờ vàng ở trên đó, thì ngay lập tức bị tấn công rất dữ dội.”

Những người bị công an giam giữ tùy tiện trong đồn công an kể với chúng tôi rằng họ bị bỏ đói, không cho ăn uống trong 24 giờ bị giam:

“Sau 24 tiếng đồng hồ làm việc liên tục, bị bỏ đói, mệt mỏi như vậy. Tôi và một người bạn tên là Quốc Anh bị nhốt riêng vào một phòng thì có 2 nhân viên an ninh canh giữ chúng tôi ở đó.”

“Họ không có cho ăn. Buổi trưa đó họ cho ăn một khúc bánh mì, nhưng vì cái miệng bị đánh đau, không có ăn gì nổi, tối thì họ cũng không cho ăn, ngoài ra họ còn bỏ đói thêm Gió Lang Thang, với Huỳnh Trong Hiếu nữa. Họ bắt từ lúc khoảng 9 giờ giữ đến 7 giờ của ngày hôm sau họ thả ra.”

Vào ngày 25/11/2011, trả lời trước Quốc Hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Quốc hội "nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình". Nhưng cho đến nay luật biểu tình cũng chưa có được biểu quyết, cho dù trong hiến pháp người dân có quyền lập hội, có quyền biểu tình.

Mới đây vào ngày 19/5/2014, Ông Nguyễn Hạnh Phúc chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội trả lời với các phóng viên trong nước rằng từ nay đến hết năm 2015 Luật Biểu tình có lẽ vẫn chưa được Quốc hội đưa vào nội dung xem xét, thông qua.

Bị đánh đập giam cầm trong khi đi biểu tình là một điều trái ngược với tinh thần yêu nước từ ngàn xưa của người Việt. Biểu tình là hình ảnh tố cáo sự xâm lược của Trung Quốc ra trước dư luận quốc tế nhưng bị cấm đoán, đàn áp đã khiến nảy sinh những câu hỏi lớn về việc chống sự xâm lược của chính quyền Việt Nam.

Anh Vũ, thông tín viên RFA

22-05-2014

Nguồn RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn