BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72827)
(Xem: 62104)
(Xem: 39204)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vụ Bình Dương trách nhiệm thuộc về ai ?

14 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 980)
Vụ Bình Dương trách nhiệm thuộc về ai ?
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55

Cho đến giờ phút này thì có thể nói rằng vụ việc Bình Dương không có bàn tay phá hoại của thế lực bên ngoài cũng như các thế lực thù địch trong nước. Những cụm từ mà truyền thông nhà nước hay quy kết để đổ tội quen thuộc.

 

Theo miêu tả của báo Công an nhân dân thì khởi đầu cuộc biểu tình khá ôn hoà từ 8 giờ sáng, chỉ đến ban chiều khi gặp một số đối tượng trên đường trà trộn vào để đóng giả công nhân hò hét khiến tinh thần của đám đông phẫn nộ hơn, sự việc bắt đầu có những hành vi quá khích như đập phá, rồi diễn tiến leo thang hơn thành đốt phá, hôi của.

 

 Các phóng viên có mặt đã ghi nhận rằng

 

'' Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều công nhân khẳng định chỉ trở lại làm việc, sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam. Theo các công nhân, các doanh nghiệp mà công nhân đình, lãn công là doanh nghiệp Trung Quốc hoặc Đài Loan nhưng ban giám đốc điều hành và các chuyên gia là người Trung Quốc.''

 

Công nhân châm lửa đốt cháy 3 thùng container . Ảnh: Nam Anh/chaobuoisang


Có thể hình dung diễn biến của bạo động Bình Dương thế này. Ban đầu họ tuần hành ôn hoà chống TQ xâm lược, sau đó tình cờ gặp một đám lưu manh, vô công rồi nghề tham gia. Đám du thủ, du thực này đang buồn chán, nhân cơ hội khuấy động cho to chuyện làm vui.Diễn biến tiếp theo là đập phá cho hả giận ( giận thì trăm thứ tích tụ ). Đập phá nhiều thấy cũng phí, một số tiếc của hôi về.

 

 Một số nhân chứng kể rằng có cảnh sát 113 nhìn thấy đoàn người biểu tình, họ còn mỉm cười như khuyến khích. Từ đó suy ra có sự bật đèn xanh hay một âm mưu đứng sau của phe phái nào đó trong chính quyền. Suy luận này hơi chủ quan, bởi có thể những người cảnh sát 113 kia chỉ đi làm nhiệm vụ bình thường nào đó của họ. Khi gặp một toán biểu tình là công nhân, mặc đồng phục, mang cờ tổ quốc hò reo khẩu hiệu phản đối TQ xâm lươc. Họ cho rằng đây là cuộc mít tinh do công đoàn, đoàn thanh niên nhà máy, công ty tổ chức. Nên họ mỉm cười bày tỏ sự ủng hộ.

 

Nếu như có thế lực nào đó dựng kịch bản cuộc bạo động này, dù cho là bên trong chính quyền hay TQ hoặc thế lực '' phản động'' chắc chắn họ sẽ có hướng đi tiếp theo bài bản, có mục đích.

 

TQ và thế lực '' phản động '' không thể có cơ hội dựng kịch bản như thế này như phân tích ở bài trước.

 

 https://www.facebook.com/notes/người-buôn-gió/vụ-việc-bình-dương/782432835115273

Thế lực trong chính quyền cũng không thể viết kịch bản phiêu lưu và bất trắc như vậy. Họ nếu muốn dựng chắc đủ điều kiện để dựng một kịch bản an toàn hơn. Không dại gì họ mạo hiểm một kịch bản đầy nguy hiểm đối với họ.

Chung quy chính xác nhất thì cuộc biểu tình dẫn đến bạo động này là tự phát.

Thế lực duy nhất kích động đám đông này chính là sự tuyên truyền giáo dục công dân của ĐCSVN. Sở dĩ phải viết bài này ngay, để đập tan những luận điệu manh nha đổ tội cho những người tiến bộ đấu tranh dân chủ không bi vu khống nay mai là phản động xúi giục.

Tuyên truyền của ĐCSVN về biểu tình thường có 2 yếu tố chính.

Một là, chiếu những cảnh bạo lực, đốt phá, chết chóc của những cuộc biểu tình trên thế giới. Nhằm làm người dân sợ hãi hậu quả của biểu tình. 

Hai là quy chụp những cuộc biểu tình như vậy đều do thế lực nào đó đứng đằng sau xui khiến. Âm mưu đen chính trị đen tối.

Những người công nhân, nông dân họ tiếp thu gì ở việc tuyên truyền thứ nhất. Khi mà đời sống họ quá khó khăn, bế tắc, không lối thoát , nghèo khổ, quẫn bách. Khi mà báo chí ca ngợi những người mẫu, ca sĩ, diễn viên ăn diện đồ hiệu hàng tỷ, đi xe hơi hàng tỷ, sống trong biệt thư xa hoa. Những cậu ấm, cô chiêu nhà đại gia, quan chức ăn chơi xa hoa nhung lụa. Khi mà quá nhiều người nghèo trong giới công nhân, nông dân phải bán thận, tự vẫn vì không có tiền chữa bênh hay cho con ăn học.

Thử hỏi họ có sợ biểu tình chết chóc, loạn lạc không.? Hay họ cảm thấy thà như thế còn hơn sống trong một đời sống phân hoá giàu nghèo đầy bất công như vậy. Sự tuyên truyền này chỉ làm cho những người trong phòng lạnh cảm thấy lo sợ. Chứ ngược lại nó ăn sâu vào trong đầu những người cùng khổ thành một quan niệm giải phóng, đòi công bằng xã hội. 

Chính vì tâm lý ấy, họ có hành vi đốt phá, cướp bóc.

Ở vấn đề thứ hai, đây cũng là sự nguy hiểm không kém. Họ cho rằng chỉ biểu tình bị thế lực phản động xúi giục mới là không danh chính ngôn thuận, là phạm pháp. Còn họ ở trong cuộc, biết rằng cuộc biểu tình này là tự phát, là không có thế lực thù đich nào xui khiến. Chính vì thế họ càng vững tâm hơn. Điều chớ trêu nhất là nhìn lại những cuộc biểu tình bạo động như vậy từ nông dân dến công nhân đều không có tổ chức, thế lực nào dẫn dắt. Giá như có tổ chức nào dẫn dắt thì sự việc lại không xấu như vậy.

Tóm lại sự tuyên truyền về biểu tình của ĐCSVN bâý lâu nay là chủ quan và bị phản tác dụng đối với một giai cấp. Nó chỉ có giá trị với giai cấp cổ cồn trắng, thành phần kinh doanh. Cán bộ, viên chức, sinh viên, thành thị. Thành công việc tuyên truyền với nhóm giai cấp này là khá hiệu quả. Chúng ta thấy những người ở phòng lạnh, máy tính nói về e ngại biểu tình bạo loạn nhiều hơn, thường thấy hơn. Nhưng mấy ai thấy nông dân, công nhân, xe ôm họ nói như vậy. Thử so tỉ lệ ra thì thấy ngay.

Giải quyết vấn đề này trong tương lai thế nào để không tái diễn.?

1- Trấn áp mạnh, xét xử thật nặng, lâp thêm nhiều trại tập trung. Không cần phải tuyên truyền giáo dục. Trở lại thời kỳ như những năm 50, 60. Tống cổ bất cứ thành phần nghi hoặc nào vào trại tập trung, không cần xét xử. Cần thiết bắn ngay trước công chúng làm gương. Những biện pháp như thế đã có giá trị hàng chục năm không cho một ý định manh nha biểu tình hay manh đông nào sống sót trên đất nước này. Nỗi sợ hãi chìm ngập trong xã hội, ăn vào tận giấc ngủ của người dân. Chỉ có kiên quyết thế mới mong sự việc không tái diễn.

2- Ra luật biểu tình, chấp nhận các tổ chức xã hội dân sự, đồng ý cho họ dẫn dắt các cuộc biểu tình và chịu trách nhiệm pháp luật về những vi phạm xảy ra trong cuộc biểu tình. Cải cách chính thể để có những chính sách cải thiện đời sống cho người dân nghèo.

3- Vu khống bịa đặt cho tổ chức nào đó đứng đằng sau, bắt bớ một vài kẻ quá khích bỏ tù nhiều năm. Sử dụng biện pháp tuyên truyền như cũ vừa xoa dịu, vừa quy kết, vừa răn đe . Không nhận trách nhiệm về mình, đè nén tạm thời cho qua nhiệm kỳ hạ cánh an toàn, để nhiệm kỳ sau đối phó giải quyết.

Có lẽ sẽ lại là cách thứ ba. Bởi bản chất của những người có trách nhiệm trong thể chế này là né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

 

Người Buôn Gió

13-05-2014


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn