BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72828)
(Xem: 62104)
(Xem: 39204)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người tị nạn 'kéo tàu' đã đến Canberra

22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 947)
Người tị nạn 'kéo tàu' đã đến Canberra
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Sau 35 ngày kéo chiếc tàu từ Melbourne, qua 670 cây số (tương đương 420 miles,) người tị nạn Trí Nguyễn đã đến thủ đô liên bang Úc Camberra.

Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh 18 tháng 4, 2014, dưới bầu trời xanh biếc của một thủ đô xe lạnh vào thu, Mục Sư Trí Nguyễn lững thững kéo chiếc tàu dọc theo con đường chính dẫn vào Canberra. Dáng người nhỏ thỏ, khuôn mặt sạm nắng, ông Trí Nguyễn bước đi có vẻ khập khênh với chiếc tàu lóc ca lóc cóc theo sau.



Mưa. Nắng. Gió. Bão...

 

Nhớ lại: cách đây 35 ngày, người tị nạn Trí Nguyễn, 42 tuổi, bước những bước đầu tiên trên Sydney Road, khu vực Brunswich, bên trong thành phố Melbourne. Ông hướng mặt về phía Bắc. Con đường dài 670 cây số trước mắt.

Ông kéo con tàu do người cha của mình đóng. Ông đi Canberra để cám ơn người Úc và nước Úc. Hàng trăm người đã bước theo ông. Nhưng họ chỉ đi vài trăm thước rồi nói lời giã biệt.

Còn lại là một đoàn người ít ỏi. Bốn người tị nạn: Trí, Daniel, Majid và Linda. Ba người sau là những “con trâu chậm” từ Iran mới tới Úc. Ngoài ra, còn có bà Cate Nguyen vợ của Mục Sư Trí cùng với hai con: một trai một gái. Trên đường đi, nhiều người đã nhập vào đoàn để chia sẻ một ý hướng. Họ bước vài bước hay cùng đi vài chục cậy số. Có lúc đoàn người lên đến hàng trăm. Nhưng cũng có lúc người kéo tàu này phải lủi thủi tiến bước một mình.

Có người không đồng ý việc làm “điên rồ” của ông; nhưng ông nói: “Phải làm chuyện điên rồ để kéo chú ý.” Ông muốn người ta chú ý nghe “tiếng cám ơn đã cho ông và thân phụ nơi trú ẩn khi gia đình ông đến Úc vào năm 1982.”

Trong 35 ngày qua, thuyền nhân năm xưa đã dành ra mỗi ngày đi thêm khoảng 20 cây số. Nếu khoảng cách giữa các thị trấn xa hơn thì đạp xe đạp. Dù đi bộ hay đạp xe đạp, họ luôn luôn kéo con tàu phía sau.

Đi 20 cây số có thể là chuyện nhỏ, nhưng phải đi liên tiếp trong 35 ngày và bất kể thời tiết thì không còn là chuyện nhỏ nữa. Mưa. Nắng. Gió. Bão. Trời thanh mây tạnh hay âm u mưa bão. Mỗi ngày họ phải đặt chân lên con đường dài mà tiến về phía trước. Khi kéo con tàu được chừng 600 cây số và gần đến thị trấn Yass - cửa ngõ vào Canberra thì ngón chân của anh Daniel sưng vù... Nhưng anh vẫn cố lết...Khi con đường chỉ còn vài trăm thước thì tới đích anh Majid bị vọp bẻ nặng. Phải chở vào nhà thương....

30 thị trấn bên đường

Trong 35 ngày qua: Ban ngày, họ kéo tàu. Tối lại, tạt vào thị trấn nhỏ bên con đường huyết mạch Hume Highway nghỉ đêm và trò chuyện với người địa phương.

Vì là mục sư của hội thánh Tin Lành Baptist, nên khi dừng chân tại thị trấn bên đường, người kéo tàu “Cám Ơn” luôn luôn được nhà thờ và tín hữu nồng nhiệt đón tiếp. Mỗi lần đến thêm một thị trấn bên đường, lại thêm một lần người tị nạn có dịp kể chuyện đời mình và nói lên lời cám ơn. Đi được 15 ngày, họ đến sát biên giới tiểu bang Victoria, chờ đón ở lối vào thị trấn Wangaratta là Giám Mục John Parkes. Giám mục cùng bước bên con tàu, đưa tàu vào nhà thờ và gặp chức sắc nhiều tôn giáo khác.

Trong 35 ngày qua, nhiều người dưới quê thăng lên Internet hay tin con tàu “Cám Ơn” sắp đến nơi mình ở.

Họ tranh giành hân hạnh cho con tàu qua đêm trong nhà mình. Có những nơi, người dân biết trước con sắp đến, họ nôn nao kéo ra đường chào đón. Nhưng không phải chào đón nồng nhiệt luôn luôn là chiếc gối êm ái. Ở thị trấn Wodonga-Albury biên giới Victoria và New South Wales, dân chúng chờ sẵn hai bên đường mà con tàu lại chậm trễ. Người kéo tàu phải chạy suốt 30 phút cho kịp giờ! Ông Trí Nguyễn vừa chạy vừa trả lời phỏng vấn của đài phát thanh SBS tiếng Việt!

Khi con tàu “Cám Ơn” đến WaggaWagga, nhiều người tị nạn từ Sudan, Afghanistan và Iran đã bước ra khỏi nhà gởi lời chào. Trước đó, chỉ đi đến ngày thứ nhì, con tàu “Cám Ơn” được nghe chuyện gia đình của bà Anne. Bà ngoại của gia đình này là người Nga đã leo qua không biết bao nhiêu ngọn đồi để đi bộ từ Nga và Trung Quốc. Rồi từ Trung Quốc xin nhập cư Úc. Người tị nạn hôm nay còn được nghe biết bao chuyến đi của người từ xứ tìm đến nơi đây làm lại cuộc đời. Như chuyện ông John Izvernariu vào trú ngụ trong trại tiếp cư Midway (phía Bắc thành phố Melbourne) khi chân ướt chân ráo từ Roumania đến.

Midway tiếp tục đón nhiều người Việt Nam. Trong đó có ông Năng và hai con nhỏ. Một người là Trí Nguyễn.

Trên đường dài, con tàu “Cám Ơn” đã qua 30 thị trấn. Ở từng nơi dân địa phương hiểu thêm thế nào nỗi khổ của người phải xa rời quê hương đồng thời chứa chan hạnh phúc khi được người không quen biết đón tiếp. Ông Năng Nguyễn, năm nay vào độ 70, thân phụ của Mục Sư Trí Nguyễn và cũng là người đóng con tàu “Cám Ơn” đã nói như thế. Ngược lại, có rong ruổi qua đồi núi gập ghềnh, ruộng đồng bao la ở Úc, người tị nạn (và dân thành phố) thêm biết ơn người ở quê cần cù cày sâu cuốc bẫm đem hoa quả chở về bày bán trong cửa tiệm.

Họ đã đi qua Longwood: Prime Lamb Country, nơi nuôi toàn trừu. Vượt những ngon đồi tưởng như bất tận ở Seymour. Thấy tận mắt tro bụi sót lại tù trận cháy rừng vào năm ngoái ở Kilmore & Broadford. Ở Henty, đoàn người ghé thăm nơi xén lông cừu. Mùi hôi nồng nặc nhưng thợ xén lông cứ tươi vui đùa giỡn với từng tảng lông trừu rơi xuống... Rồi ra sẽ thành những chiếc áo ấm... Trước đó, khi qua Glenrowan, con tàu đã dùng lại trước tượng tên cướp Ned Kelly. Cô Linda người Iran tự hỏi Úc rộng lượng đến độ dựng tượng tên cướp nhà băng sao? Qua nhiều thị trấn, họ đã vào những Pub bia, những ló bánh mì, quán take away, siêu thị, tiệm cà phê... đúng điệu Úc. Họ đã thấy thế nào là lối sống rất ư “miệt dưới.”

Nói thế không có nghĩa là chuyến đi dài 670 cây số luôn luôn là ên xuôi. Có những nơi họ phải ngủ trọ trong motel, hotel, canvavan park.... hay cắm trại giữa đồng không mông quạnh.

Ngày thứ 27, khi con tàu chỉ còn cách bến Canberra 160 cây số, Họ đã cắm trại nghỉ chân bên đường. Nào ngờ, họ đã dựng lều ngay trên một tổ kiến mà không biết...

Băng qua đường dài hơn 600 cây số, hiển nhiên đôi giày của Ông Trí Nguyễn đã mòn nhẵn và ngay đến hai bánh xe đạp gắn hai bên con tàu cũng không còn nguyên vên. Một lần con tàu kéo ngang vườn nho.

Một chiếc bánh xe xì xẹp lép. Chủ vườn nho đã ra cứu...

“30 năm nữa...”

Vào những bước cuối cùng của chặng đường dài 670 cây số, người kéo tàu thú nhận mình “hơi đau một chút.” Khi con tàu “Cám Ơn” vào thủ đô Canberra nhiều người Việt Nam tìm đến nói lên lời “cám ơn” với Mục Sư Trí. Họ xin ông chuyển lời cám ơn đến nước Úc và người Úc.

Một bất ngờ thích thú cho người kéo tàu qua đoạn đường dài 670 cây số: khi gần đến đích ông nhận ra một bóng hình rất quen thuộc. Bà ngoại của vợ ông, năm nay 100 tuổi đời, lưng đã còng và đôi chân rất yếu đã nhập vào đoàn người đi bộ.

Ở chặng cuối cùng, ông Trí Nguyễn cùng với hàng trăm người kéo con tàu “Cám ơn” vào bãi cỏ có tên “Reconciliation, Hòa Giải” ở trước tòa nhà Quốc Hội cũ. Đoàn người nhảy nhót theo điệu nhạc tiến ra bờ hồ Burley Griffin nằm ngay giữa thủ đô Canberra. Nơi đây ông thả con tàu “Cám Ơn” xuống nước...

Mục Sư Trí Nguyễn đến Úc cách đây 32 năm. Ông kéo tàu cám ơn nước Úc với hy vọng “30 năm nữa, chúng ta sẽ thấy nhiều người tị nạn khác nói lên lời cám ơn chứ không phải đến lúc đó chính chúng ta lại hối tiếc những điều mình làm hôm nay.”

Ông Già Ba Tri
(Sydney, Úc)


Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn