BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72828)
(Xem: 62104)
(Xem: 39204)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vụ ca sĩ Khánh Ly

21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 1048)
Vụ ca sĩ Khánh Ly
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Mấy hôm nay người ta nói nhiều về ca sĩ Khánh Ly về nước xin trình diễn âm nhạc. Thật lòng đối với tôi việc một nhân vật đã bỏ nước ra đi rồi trở về quê không có gì đáng phải nói, dù đó là một nhân vật đã có danh tiếng một thời. Trước đây ca sĩ lão thành Phạm Duy rồi phó tổng thống chế độ quốc gia miền Nam, Nguyễn cao Kỳ đã về Viêt Nam sống hết tuổi già. Nay Nguyễn cao Kỳ đã qua đời, Phạm Duy mới làm lễ thượng thọ 90 tuổi. Thật sự không có gì quan trọng, mặc dù phe binh vực và phe chống đã viết nhiều bài đả kích lẫn nhau, đối với tôi, nó chỉ duy nhất có một giá trị là tự do ngôn luận, thế thôi.

Năm qua có ca sĩ Chế Linh cũng về Viêt Nam hát và tuy có gặp ít nhiều trở ngại nhưng rồi cũng không có gì quan trọng. Nghe nói các đêm diễn xuất rất “ thành công” vì vé bán hết sạch và vé bán rất cao, cố nhiên đám người giàu có đám tư bản đỏ đua nhau mua không còn chỗ ngồi. Tôi chắc chắn ban tổ chức cho Khánh Ly về trình diễn có thể bán đã hết vé dù Khánh Ly chưa về.

Khánh Ly, một ca sĩ nổi tiếng trước 1975 ở miền Nam Việt nam. Vì sao nổi tiếng ? vì chiến tranh Việt nam. Cuộc chiến tranh kéo dài làm thiệt hại quá nặng cho dân chúng. Người chết, nhà tan cửa nát, bỏ ruộng vườn tản cư ra thành thị sống khổ sở nhờ sự cứu trợ của viện trợ Mỹ. Nói chung, người dân rất chán chiến tranh, rất mong hòa bình, dù hoà bình tạm thời và sao cũng được. Sự thật tâm trạng người dân bình thường miền Nam sau năm 1970 là như vậy. Đó là một lợi điểm cho quân cộng sản Bắc Việt ồ ạt tràn vào miền Nam có mặt trận “ Giải phóng miền Nam”, một lũ hèn nhát làm tay sai làm chỉ điểm cho quân xâm lược cộng sản Bắc Việt. Cái tâm trạng chán ngán chiến tranh của người miền Nam được một nhạc sĩ có tài là Trịnh công Sơn viết hàng loạt nhạc phản chiến, nhạc chống chiến tranh. Và Khánh Ly là một ca sĩ thành công nhất khi trình diễn những bài phản chiến này. Được sự tích cực cổ vũ của đám tuổi trẻ sinh viên học sinh sống tại Sài gòn nhưng làm tay sai cho cộng sản, điển hình như đám Hùynh tấn Mẫm , Phan duy Nhân, ….Phòng trà của Khánh Ly ở Sài gòn đêm nào cũng như đêm nào không còn chỗ cho sinh viên . Lời và nhạc của Trịnh công Sơn rất bình dân, dễ hiểu, dễ hát,…như bài Đại bác ru đêm, bài Hát trên những xác người, bài Ngày dài trên quê hương, bài Ngủ đi con, bài Hãy sống dùm tôi, bài Xin mặt trời ngủ yên v..v.. nói hết cái chết chóc cái tiêu điều của chiến tranh truyền trong đám trẻ học sinh rất nhanh. Chánh quyền miền Nam vì bảo vệ tự do ngôn luận, một phần vì yếu kém, nên không cấm cản dòng nhạc phản chiến của Trịnh công Sơn.

Đến tháng tư năm 1975, cộng sản chiếm Sài gòn, miền Nam thua cuộc, mới lòi ra Trịnh công Sơn là một tên cộng sản nằm vùng cũng như đa phần sinh viên học sinh thường trực phòng trà Khánh Ly là những tên cộng sản nằm vùng mà dân chúng thường gọi một cách miệt thị “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”

Sau 1975, ra nước ngoài những ca sĩ như Chế Linh Khánh Ly Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Thanh Thúy v..v… vẫn còn đất sống vì giúp cho người lớn tuổi những người khi còn trong nước từng nghe từng thích những giọng ca đó. Vì hoàn cảnh khá đặc biệt vì nơi đất khách quê người, vì tiếng Việt, và nhất là vì những kỷ niệm quê hương xa xưa, nên những ca sĩ này hình như không già, dù hiện nay đã ngoài 70. Đó là một may mắn lớn cho cuộc đời ca hát của những ca sĩ đó. Ca sĩ 70 tuổi. Thính giả còn ham thích từ 65 trở lên 90, không có người hâm mộ ở tuổi dưới 50. Lớp trẻ nữa, cố nhiên là không, không bao giờ biết, không bao giờ muốn xem muốn nghe những cụ già còn lên sân khấu còn làm ca sĩ.­­-

Một may mắn lớn cho lớp ca sĩ hàng cụ đó là khoa sửa sắc đẹp hiện nay quá tiến bộ, làm cho con người xấu trở thành trung bình, làm cho người trung bình lên giới có nhan sắc. Tuy vậy xem các cuốn video, người quay phim không dám chiếu rộ nét lớn nét mặt của các cụ, chỉ chiếu xa xa “ mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” để tránh thấy những nét do thời gian hủy hoại dù chuyên viên đã tận lực cứu chữa.

Nói đến Khánh Ly xin phép chánh quyền Việt cộng để trình diễn tôi lại nhớ đến năm 1973 nhật báo Sóng Thần của Chu Tử thay mặt Quảng Ngãi Nghĩa Thục, một trường trung học không học phí dành cho học sinh nghèo, ở tỉnh Quảng ngãi, mời ca sĩ Phạm Duy và Khánh Ly và Lê Uyên Phương ra Quảng ngãi trình diễn để nhà trường lập một thư viện cho học sinh. Trước một tháng vé bán sạch nếu nhà hát lớn gấp 5 lần tôi nghĩ cũng không còn chỗ ngồi, vì người Quảng ngãi quí trọng ham thích nhạc sĩ Phạm Duy , lớp trẻ thích Lê Uyên Phương và nhất là Khánh Ly.

Lên máy bay đón mới biết là Khánh Ly không ra, nhưng cũng không báo trước. Đêm trình diễn nếu không có lời năn nỉ khẩn khỏan của Phạm Duy và nhất là lời tạ lỗi gần như chắp tay lạy khán giả của tôi, và cuối cùng tôi bảo nếu vị nào cần lấy lại tiền vé thì sáng mai vào trường để tôi xin hoàn lại, lỗi ấy do tôi làm việc sơ sót. Nếu không thì khán giả la ó phá rạp hát không thể trình diễn được. Nhưng rồi không môt người nào vào trường lấy lại tiền. Đúng là tính khí cao đẹp của người Quảng ngãi, có nóng nảy nhưng giàu thiện chí . Khi đưa Phạm Duy và Lê Uyên Phương lên phi trường về lại Sài gòn, chúng tôi có gửi số tiền gọi là “ thù lao” nhưng cả hai đều không nhận và còn bảo có dịp khác sẽ ra trình diễn cho nhà trường cho các em học sinh nghèo. Nghĩa cử của Phạm Duy của Lê Uyên Phương chúng tôi không bao giờ quên. Sau đó tôi gặp Chu Tử và hỏi tại sao lại để cho khán thính giả la rầy chúng tôi như vậy, anh ta cười bảo “ Bọn nó biết ra ông trả ít tiền quá nó không ra chứ có lý do chó gì đâu”. Tôi hiểu Khánh Ly từ đó.

Bây giờ Khánh Ly sắp về Việt Nam trình diễn âm nhạc. Và do một “ công ty”, dưới hình thức này nọ, thầu bán vé sắp xếp mọi thứ cả vấn đề thủ tục phép tắc kiểm duyệt theo dõi. Tuy Khánh Ly không nói ra trong các cuộc phỏng vấn nhưng thực chất chuyến về này ngoài mục đích về thăm lại quê cũ thăm lại bà con anh em bạn bè, Khánh Ly quyết hốt một mẻ lớn dù phải chia cho bọn đầu nậu theo tứ lục ( thường thường bọn đầu nậu ăn 6 ca sĩ ăn 4 ). Khánh Ly thực hiện kiểu “ăn giỗ đi trước lội nước đi sau” rút kinh nghiệm kẻ đi trước là ca sĩ già gần đất xa trời Chế Linh, anh ca sĩ Việt gốc Chàm này có giọng hát buồn nản não nuột cũng khá thu hút quần chúng chán nản chiến tranh . Rút kinh nghiệm kẻ đi trước Khánh Ly hi vọng lần này không gặp trở ngại trên việc thu tiền việc ăn chia với bọn cai thầu đầu nậu. Thực ra ở đâu cũng có bọn đầu nậu muớn ca sĩ tổ chức ca hát nhiều khi còn lợi dụng danh nghĩa từ thiện. Người Việt ở ngoại quốc chưa quên những vụ như mướn Đàm vĩnh Hưng mướn Hồng Vân những ca sĩ đảng viên cộng sản ra nước ngoài hát “ kiếm lời mà ăn” suýt gây những bạo động lớn.

Khánh Ly biết rằng đám cộng sản nắm quyền hiện nay xem tiền nhẹ như giấy lộn, xem một nghìn đô la Mỹ ngang một cent dù dân chúng đói khổ trẻ em thất học, dù thiếu nữ ở nhà quê cũng phải bon chen làm điếm để kiếm ăn. Chế Linh Khánh Ly rồi những ca sĩ khác tiếp tục về nước đều nhắm mục tiêu béo bở đó còn có thể nói thêm “ chém tiền bọn ăn cướp không có tội vạ gì” để an ủi việc làm tiền của mình.

Bây giờ tôi có một đề nghị thực tế cho Khánh Ly dù tôi biết đề nghị này quá sức của Khánh Ly. Tuy biết tâm hồn Khánh Ly nhất là về tuổi xế chiều, không chuyên chở nổi đề nghị của tôi. Tôi mong ước Khánh Ly sau khi hát cho bọn trọc phú đỏ vênh vang ngồi nghe dù chả hiểu gì hết, hoàn thành mục đích chính rồi, thì hãy bước ra chợ Bến Thành ra các trường học thuận tiện, hát cho đồng bào nghèo nghe. Một cây đàn một micro đi từ Nam ra Bắc hát cho đồng bào tôi nghe, tôi chắc chắn lớp trẻ mê nhạc có tâm hồn sẽ đi theo Khánh Ly, và biến thành một hiện tượng Khánh Ly. Theo tôi, điều này giá trị gấp nhiều lần hốt một số tiền mang về Mỹ. Ngày xưa còn trẻ Khánh Ly phải lo cuộc sống, hiện tại chánh phủ Mỹ lo cuộc sống cho Khánh Ly rồi, bon chen làm gì nữa, hãy nghe tôi đi hát cho đồng bào tôi nghe từ Nam ra Bắc từ núi rừng xuống đông quê. Có như vậy những người ngày trước say mê tiếng hát Khánh Ly nay có dịp nghe lại, vì phần đông họ đã già rồi, và không đủ tiền chen với bọn giàu có bọn tư bản đỏ vào rạp hát.

Tôi còn nhớ những năm 60 tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng khi cặp vợ chồng ca sĩ già NHT ( tuy nói già nhưng còn ít tuổi hơn Chế Linh hơn Khánh Ly bây giờ )vừa bước lên sân khấu liền bị những tiếng la ó của khán giả khó tính “ Xuống ! xuống !..” làm cặp ca sĩ đó không trình diễn đươc đành hai vợ chồng ìu xĩu bước ra khỏi phòng trà đi tìm phòng tra khác may ra không gặp loại thính giả khó tính. Tôi hi vọng lần về nước đầu tiên Khánh Ly không gặp cảnh “ tuổi già phản bội” như cặp ca sĩ tôi nói trên.

Nguyễn Liệu

Theo Quảng Ngãi Nghĩa Thục
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn