BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72813)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31056)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ

04 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 1290)
Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57
Hồi trước còn ở bên Gò Vấp (TP HCM), mỗi lần đi làm về ngang phòng mạch "Bác sĩ H. Tống Tiễn" tôi lại phì cười.

Nghĩ bụng chắc bác sĩ chắc khá dễ tính nên mới lấy tên thật đặt cho phòng mạch, chứ bệnh nhân vô đây mong được sức khỏe mà bị "tống tiễn" thì phòng mạch làm gì tồn tại nổi.

Lại còn những cái tên hài hước khác như "Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn". Trung tâm này nằm ở đường Vĩnh Viễn (quận 10-TP HCM)- lại một kiểu tiện tay đặt tên, chứ luyện thi mong đậu mà luyện vĩnh viễn thì thí sinh nào dám tới.

Tôi phá ra cười lần nữa khi liên tưởng tới ông chủ Công viên nghĩa trang rất xanh và đẹp trên Bình Dương.

May quá may, ông đặt tên Công viên nghĩa trang là Vĩnh Hằng, chứ giả dụ ông là fan phim The Mummy Return (Xác ướp trở lại) rồi lấy tên phim đặt cho nghĩa trang thì... lạy giời.

Có những địa danh nổi tiếng Việt Nam do ý nghĩa liên tưởng hài hước của nó như "Điểm Đập Đá" (trường tiểu học Sơn Kiên 1, ảnh trên internet), trường mẫu giáo Kéo Cưa, khu Kéo Té, đèo Cù Mông (giữa Phú Yên và Bình Định), đèo Xả Ớt (nghe là muốn nhậu), cầu Rạch Chim (Nhà Bè, TP HCM), cầu Xẻo Bướm (Kiên Giang).

Trên thế giới có thành phố Dildo (thị trấn trên đảo Newfoundland, Canada), Crackpot (Người lập dị) ở Bắc Yorkshire, Anh, Condom (Pháp), và Fucking (Áo).

Oshin là tên một doanh nhân tiếng tăm, một phụ nữ thành đạt trong bộ phim cùng tên của Nhật, nhưng ở Việt Nam chắc chẳng ai đặt tên con là Ô-sin, vì nó đã biến thành tên gọi chung cho nghề giúp việc, cái nghề được cho là vất vả, thấp kém.

Cũng như chắc không ai dám ai đặt tên con là Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến hay Mã Giám Sinh.. vì nó chỉ gợi ra những phẩm chất xấu của nhân vật văn học từng mang tên đó.

Những cái tên là niềm mong ước, hy vọng được gửi gắm.

Cháu tôi đang học tiểu học ở trường Đuốc Sống gần nhà.

Hai cơ sở cách nhau chừng trăm mét đều mang tên Đuốc Sống. Ở phía ngược lại, cũng chỉ cách vài trăm mét là một công viên lớn của TP HCM mang tên Lê Văn Tám (Quận I).

Hội chợ sách hàng năm ở Công viên Lê Văn Tám


Tôi hỏi cháu có biết "Đuốc sống" là gì không thì thằng nhóc hồn nhiên đáp "cô con kể anh đó nhúng xăng vô người đốt đó, ghê lắm".

Hàng ngày ngắm những đứa trẻ mũm mĩm xinh xắn được cha mẹ nâng niu dắt vô ngôi trường Đuốc Sống, trong tôi lại có cảm giác khó diễn tả. Có thể đặt cái tên nào thanh bình hơn không?

Không có thật


Về nguồn gốc ra đời của biểu tượng lịch sử "Đuốc sống" và cái tên Lê Văn Tám, Giáo sư sử học Phan Huy Lê trong bài viết đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10 năm 2009 đã trình bày rất cẩn trọng.

Ông cho hay, từ khoảng năm 1960, ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học đã cho ông biết câu chuyện như sau: vào khoảng tháng 10/1945, vụ kho xăng của Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy và được loan tin rộng rãi trên báo chí nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt.

Nhân dịp này, ông Trần Huy Liệu đã dựng lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét. Sau đó một số báo chí nước ngoài đưa tin ngay và bình luận rằng một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng.

Ông Trần Huy Liệu đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý.

Giáo sư Phan Huy Lê cho biết sau đó ông đã trao đổi với các bác sĩ và cũng được xác nhận như vậy.

Vẫn trong bài báo nói trên, ông Phan Huy Lê kể tiếp:

"Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề hư cấu sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của Giáo sư, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch. Ông giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám,"

"Lúc bấy giờ, Giáo sư Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên ông nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta."

Trong bài viết, nhà sử học Phan Huy Lê cũng nêu rất nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử chứng minh.

Theo đó, nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông viết trong hồi ký rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1/1/1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).

GS Phan Huy Lê viết rõ:

"GS Trần Huy Liệu căn dặn sau này khi đất nước đã yên bình thì anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng.. Vì đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật (...) Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám."

Với sự thật lịch sử của tên gọi, tôi cho rằng biểu tượng lịch sử Lê Văn Tám nên đặt trở lại đúng chỗ của nó là trong những trung tâm nghiên cứu lịch sử.

Cộng thêm vào, về phần tôi, tôi mong muốn tuổi thơ nên được học tập trong những ngôi trường mang tên của các nhà khoa học nổi tiếng thế giới, những người bằng sự nghiên cứu và sáng tạo của mình đã là nguồn cảm hứng lâu bền cho nhiều thế hệ người học hơn là những cái tên mang đậm màu sắc chính trị.

Đã nhiều năm rồi có hòa bình trên đất nước, tôi mong chính quyền thành phố đổi tên trường tiểu học Đuốc Sống bằng tên danh nhân văn hóa nào có ý nghĩa khuyến học hơn, hoặc ít nhất là những cái tên ngây thơ đáng yêu, hợp với tâm hồn trẻ thơ hơn.

Sáng chiều người người vào công viên dạo mát ngắm cảnh, trẻ con tung tăng chạy chơi bên ông bà cha mẹ, thật đẹp, thật thư thái và bình an"


Công viên Lê Văn Tám cũng vậy. Đây là một công viên rợp bóng cổ thụ, những lối đi len lỏi với thảm cỏ, bồn hoa, là một khu rừng nhỏ giữa trung tâm thành phố.

Sáng chiều người người vào công viên dạo mát ngắm cảnh, trẻ con tung tăng chạy chơi bên ông bà cha mẹ, thật đẹp, thật thư thái và bình an. Đó mới là giá trị sống sâu sắc, là thành quả lớn nhất của hòa bình.

Công viên còn được chọn là nơi tổ chức thường niên Hội sách của TPHCM, một sự kiện được yêu thích và có ý nghĩa.

Vì vậy, tôi cho rằng nên mang cái tên ca ngợi cuộc sống thanh bình hay những giá trị văn hóa trường tồn hơn là mãi nhắc về một tượng đài lịch sử vừa không có thật, vừa quá dữ dội như Lê Văn Tám.

Hoàng Xuân

Theo BBC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn