BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62101)
(Xem: 39197)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Câu chuyện những chiếc cầu ở Đà Nẵng

27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 1058)
  • Tác giả :
Câu chuyện những chiếc cầu ở Đà Nẵng
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Cầu Rồng ở Đà Nẵng nhìn từ xa. RFA


Nói về thành phố Đà Nẵng, nếu như những năm đầu thập niên 1980, người ta hay nhắc về những cuộc vượt biển trên biển Thanh Khê, Thanh Bình cùng mùi cá kho dưa cải tỏa ra khắp các con phố, mùi xăng thơm và da thuộc tỏa ra từ những hiệu giày trên đường Hùng Vương… Thì hiện tại, người ta nói về Đà Nẵng là đang nói về thành phố của những chiếc cầu. Những chiếc cầu có lắm chuyện để nói.

Từ những chiếc cầu mang nét xưa


Một người dân Đà Nẵng tên Úc chia sẻ cảm xúc của ông:“Cái sông Hàn, cái cảng Đà Nẵng đó, nó có từ lâu đời rồi, mà có cái cầu thì mất đi cái cảng, không đi tàu lớn vào được Đà Nẵng nữa. Trước đây mấy tàu lớn vào được, giờ hết rồi. Cầu Vồng trước đây là cây cầu thời Pháp, nó rất là đẹp, nó cheo leo, từ cầu Vồng có thể nhìn thấy sân vận động, dưới cầu Vồng là một quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng ngày xưa. Đà Nẵng nó đã thay đổi rồi, nó không còn nguyên vẹn nữa.”

Theo ông Úc, thành phố Đà Nẵng những năm trước 1997, khi mà thành phố chưa tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, cả thành phố chỉ có duy nhất bốn chiếc cầu, đó là cầu Nguyễn Văn Trỗi, tức cầu Trịnh Minh Thế, còn gọi là cầu Dallat và Trần Thị Lý nằm song song với nhau, phía Tây có cầu Cẩm Lệ, cầu Đỏ.

Cầu Nguyễn Văn Trỗi thay tên Trịnh Minh Thế sau 30 tháng Tư năm 1975, có thể nói đây là chiếc cầu công vụ do người Mỹ bổ sung xây dựng đẹp vào hàng nhất nhì miền Trung bởi kết cấu khá đặc biệt, thành cầu làm bằng ống sắt cỡ lớn, đường kính lên đến 1,2m và thân cầu cũng làm bằng sắt nhưng lại có hình dáng mô phỏng cầu Tràng Tiền ở Huế.

Và nếu như cầu Tràng Tiền bắc qua hai bờ lịch sử, bắc từ phía Thành Nội sang đường Lê Lợi, từ một vương triều phong kiến sang bờ hiện đại, sang một kỉ nguyên mới cho những người dân Huế vốn lam lũ, khổ cực thì cầu Trịnh Minh Thế cũng na ná như vậy. Đây là chiếc cầu bắc từ An Hải với các doanh trại quân đội của Mỹ cùng đời sống dân cư heo hút sang một thành phố tương đối lớn của miền Trung.

Cầu Cẩm Lệ và Cầu Đỏ cũng là những công trình được thừa kế từ chính quyền cũ. Chỉ những năm 1997 về sau, thành phố Đà Nẵng mới xây dựng hàng loạt chiếc cầu khác như cầu quay Sông Hàn, cầu vượt biển Thuận Phước, cầu Tuyên Sơn, cầu Rồng, cầu Nguyễn Tri Phương và một số cầu đang còn nằm trong dự án. Đây cũng là thời gian mà người Đà Nẵng cảm nhận hệ lụy từ những chiếc cầu.



Cầu Trần Thị Lý, bắc qua sông Hàn, Đà Nẵng. RFA PHOTO.


Một người dân Đà Nẵng khác tên Vi, cho biết: “Cầu Đà Nẵng nếu hỏi một người sống theo xu hướng bây giờ thì họ rất hoan nghênh, thì tiện lợi cho người dân, những chiếc cầu làm cho dòng sông lung linh, sang trọng thêm, phương tiện qua lại rất thuận tiện, là điểm hút để người ta đến Đà Nẵng, những chiếc cầu là dấu nhấn. Người ta có thể khoe rằng Đà Nẵng có cầu Rồng, cầu quay, cầu bắc qua biển… cửu cầu đó. Nhưng riêng tôi thì cái gì có khoảng trống mênh mông thì tâm thức nó cũng mênh mông, như một dòng sông nó chạy dài nó không vướng gì cả thì tâm hồn nó cũng ngút ngát như vậy. Giá như không có những cây cầu thì buổi chiều những chiếc đò nó đi ngang qua ngang lại, ai đó đi xa thì cũng nhớ về những chiếc thuyền, những con đò.”


Theo bà Vi, hệ lụy đầu tiên có thể nói đến là cầu quay Sông Hàn, đây là cây cầu khá đẹp, sự hiện diện của nó xóa bỏ ngay bến phà Sông Hàn, còn gọi là phà An Hải, hàng loạt chuyến phà chỉ còn trong ký ức người dân Đà Nẵng. Đồng thời, đường nối từ cầu Sông Hàn sang trung tâm thành phố Đà Nẵng lại xóa sổ luôn chiếc cầu vượt đường tàu lửa có tên cầu Vồng, đây là chiếc cầu mà với người dân Đà Nẵng, nó đã thành một phần không thể thiếu, nó giống như một biểu tượng văn hóa.

Và cũng trong vụ xây dựng cầu Sông Hàn, nhà thầu Phạm Minh Thông bị bắt ngay trong ngày khánh thành cầu vì đã dùng trục quay Trung Quốc thay thế cho trục quay của châu Âu sản xuất theo thiết kế ban đầu. Mãi gần mười năm sau, ông Phạm Minh Thông được giải oan bằng một khoản tiền đền bù danh dự. Bà Vi nói rằng mọi thông tin có liên quan đến cầu sông Hàn bà nắm rất kĩ vì nó đã phá mất chiếc cầu Vồng thân yêu của bà, chính vì thế, bà phải theo dõi sự hình thành của nó cho dù không để làm gì cả!

Đến những chiếc cầu hiện đại và tai tiếng


Những ống xilanh đang gắn chi chít khắp thân cầu Rồng, Đà nẵng. RFA PHOTO.


Cũng theo bà Vi, sau cầu vượt biển Thuận Phước, cầu Rồng được khởi công với hai cú chấn động khá mạnh trong dư luận; Vụ kĩ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu và vụ xóa bỏ trường trung học Trần Phú, tức là trường Sao Mai của những năm trước 1975.

Về vụ kĩ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu ngay trước ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vì phản đối nhà cầm quyền không đền bù đất đai thỏa đáng cho gia đình anh trong vấn đề giải tỏa đường dẫn từ cầu Rồng sang phía bờ biển Đà Nẵng là một vụ chấn động dư luận quốc tế nhưng sau đó được sắp xếp để chìm xuồng, đến bây giờ, cầu Rồng hầu như xóa sạch dấu vết của vụ này.

Đến vụ xóa sổ trường Sao Mai, một trong những biểu tượng văn hóa của Đà Nẵng, đây là ngôi trường xây dựng mô phỏng kiến trúc Gothitche với mái nhà cao, tường dày, cửa sổ thông thoáng và những mái vòm cong uy nghi, nằm đối diện với Viện cổ Chàm. Bên này đường là viện cổ Chàm lưu giữ những vết dấu quá khứ của nền văn minh Chăm Pa rực rỡ, một bên là mái trường của những mái đầu xanh đang dung nạp tri thức nhân loại để tiếp tục xây dựng những giá trị văn minh tương lai. Hai công trình mang chung một nghệ thuật kiến trúc này như một cặp đăng đối giữa quá khứ và tương lai giữa miền Trung Việt Nam mà người Pháp đã để lại. Thế nhưng khi cầu Rồng khánh thành, trường Sao Mai thành một bãi đất trống.

Và hiện tại, với mức kinh phí xây dựng lên đến một ngàn năm trăm tỉ đồng, sau chưa đầy một năm đi vào hoạt động, cầu Rồng lại tạo thêm một cú tai tiếng mới với sức xuống cấp trầm trọng, mặt đường lổ chổ vết lồi lõm, phần bê tông bị tiêm ống xilanh chi chít để chữa phần bê tông đang rạn nứt bên trong. Và đặc biệt là mang tên cầu Rồng nhưng con vật nằm trên cầu hoàn toàn không phải là con Rồng, một con rắn với chi chít vảy trên mình và không có bất kì một cái chân hay móng vuốt nào, chỉ có cái đầu dữ tợn với răng tua tủa và một cái đuôi vẫy về phía thành phố với loi hoi vi vẩy. Nói khác đi nó là con thuồng luồng. Nhưng báo chí trong nước vẫn khăn khăn đây là con rồng lớn nhất thế giới.

Chuyện cầu Rồng còn dài lắm, và chuyện những chiếc cầu bắc qua giáo phận Cồn Dầu cũng mang nhiều hệ lụy không nhỏ cho người dân. Nhưng dẫu sao, với thành phố có diện tích không lớn lắm và chỉ có một con sông duy nhất chảy qua thành phố này mà nó phải cõng trên mình nó đến 9 chiếc cầu, đương nhiên, Đà Nẵng được quyền xếp vào diện thành phố có mật độ cầu dày nhất Việt Nam.

Và hình như, mỗi chiếc cầu trên thành phố Đà Nẵng được xây dựng sau 30 tháng Tư năm 1975 đều mang trên mình nó nhiều tiếng thở dài và nỗi bất bình của dân lao động nghèo bởi chế độ giải tỏa, đền bù bất minh, không thỏa đáng!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

26-03-2014

Theo RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn