C. Cẩn thận đừng để mình bị sa bẫy bởi những thủ đoạn bỉ ổi của “Côn - an”.
Chúng ta không lạ gì những thủ đoạn vô cùng sảo quyệt của an ninh Cs, bởi họ sẵn sàng bất chấp tiếng gọi của lương tâm, gục đầu nhắm mắt để lằm theo chỉ thị cấp trên, nên sẽ không từ thủ đoạn nào.

1. Gây gỗ, lăng mạ, vu không hoặc dùng cảnh sát giao hông để chặn đường...
Để không sa vào những cạm bẫy này chúng ta chỉ cần luôn tự nhắc nhở mình, phải bình tĩnh nhẹ nhàng, văn minh và chấp hành quy định của luật giao thông, không bao giờ lên xe may mà không đội mũ bảo hiểm, đừng bao giờ điều khiển phương tiện giao thông mà không mang giấy tời xe và giấy phép lái xe… Đặc biệt cẩn thận với hành lý của mình khi ngồi trên những phương tiện công cộng. Chúng có thể sẽ trà trộn và đùn ma tuy vào hành lý của bạn và sau đó ập vào bắt bạn, kiểm tra hành lý lấy cớ đó để bỏ tù bạn. Tội tàng trữ Ma tuy là rất nặng, hơn nữa chúng chỉ cần có chữ ký của những người xung quanh làm chứng, chứng kiến việc kiểm tra hành lý của chúng ta và thừa nhận có Ma túy, như vậy là chúng đã có thể tống chúng ta vào tù.
2. Lấy lý do vơ vẩn để kiểm tra điện thoại và máy tính của chúng ta.
Cơ quan công an có thể giở nhiều trò lố bịch để lấy cớ kiểm tra điện thoại hoặc máy tính xách tay của chúng ta, thông qua đó tìm bằng chứng kép tội và bắt giam, thậm chí khai thác các mối quan hệ của chúng ta về tổ chức hay đồng đội… Như vậy lời khuyên tố nhất cho chúng ta là đừng bào giờ lưu bất cứ mật khẩu của tài khoản nào trên các thiết bị này. Mỗi khi dùng xong thì phải thoát hết ra, khi sử dụng sẽ đăng nhập lại. Không lưu trữ bất cứ tài liệu quan trọng nào trong các thiết bị này vì nó sẽ là bằng cứng để khép tội chúng ta. Về khả năng sử dụng điện thoại và máy tính thì chúng ta không phải là người nào cũng thành thạo, vì vậy mỗi người phải tự tìm hiểu khám phá và học hỏi để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, cần thiết. Có như vậy chúng ta mới không tự hại chính mình. Nếu bị thu máy tính hay điện thoại thông minh thì đừng bao giờ để họ cắm bất cứ một thiết bị nào vào tài sản của chúng ta. Khi mở máy kiểm tra chúng ta phải trực tiếp chứng kiến. Khi tạm dừng kiểm tra thì buộc họ phải niêm phong, và đóng dấu giáp lai. Khi mở niêm phong phải kiểm tra cẩn thận những dấu niêm phong. Nếu dấu niêm phong có vấn đề chúng ta sẽ không chấp nhận tiến hành bất cứ một hình thức kiểm tra nào.
Trong qua trình kiểm tra, nếu chúng ta có nhu cầu đi vệ sinh hay lý do cá nhân nào đó phải rời khỏi hiện trường thì tốt nhất là đề nghị công an dừng kiểm tra, hoặc đề nghị niêm phong trở lại trước khi chúng ta không thể kiểm soát được tài sản của mình. Bởi công an có thể lợi dụng khoảng thời gian ngắn này để cài cắm hay đổ tài liệu xấu vào để cáo buộc chúng ta. Mong các bạn phải thật cẩn thận vấn đề này. Tôi đã từng bị họ bắt giữ vì lý do (Vượt quản chế) khi tôi đưa máy tính đi sửa. (Thức ra là họ mai phục để bắt giữ tôi vì muốn khai thác tôi qua chiếc máy tính, tuy nhiên sau một buổi tối và một ngày kiểm tra máy của tôi nhưng máy hoàn toàn sạch sẽ nên họ đã phải trả máy tính lại cho tôi). Tôi không thể phổ biến với các bạn lý do gì máy tính của tôi lại sạch sẽ mà trong khi đó tôi vẫn thường có những bài viết đăng trên mang. Nhưng tôi chỉ muốn nhắn nhủ các bạn một điều rằng: Đừng bao giờ để máy tính hay điện thoại của mình trở thành “vật chứng” để hại bạn.
Rất cám ơn các bạn đã chịu khó nhẫn nại xem những kinh nghiệm hết sức bình thường mà tôi đã trình bày trong mấy phần vừa qua. Tôi sẽ tiếp tục gửi tới quý độc giả một phần nữa cũng là phần cuối trong thời gian gần nhất có thể.
(Còn nữa)
Thanh Hóa, ngày 11/3/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com
Gửi ý kiến của bạn