BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đỗ trung cấp thời Thiên đường (K1)

27 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 911)
Đỗ trung cấp thời Thiên đường (K1)
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Đứa cháu con anh bạn của Chủ tịch thi đại học Kinh tế, được 13 điểm, rớt thẳng cẳng. Nghe tin, Chủ tịch gọi điện chia buồn với hắn, nào ngờ, đầu dây bên kia, giọng ông bạn hân hoan như vừa trúng chứng khoán: Cháu bác vẫn đỗ bác ạ, trượt Kinh tế, nhưng cháu nhận được giấy báo của hai trường khác, một là Đại học dân lập X hai là trường đại học từ xa Y… đang tính cho cháu đi trường nào!

Dẫu không được như ý muốn, nhưng vẫn mừng cho ông bạn, có hai đứa con, đứa nào cũng đại học cả, đạt tỷ lệ 100%. Nước Mỹ được coi là văn minh nhất thế giới, chắc cũng chỉ đạt tỷ lệ đó là cùng. Ngẫm thấy thời thị trường, cơ hội nhan nhản, vấn đề là mình lựa chọn cơ hội nào. Nhân đây xin được kể lại câu chuyện đỗ trung cấp thời thiên đường, cách đây đúng ba chục niên.

Tháng 10/1980, Chủ tịch từ trường Đại học Hàng Hải trở về. Trái ngược hẳn với khi ra đi, tôi đọc thấy nỗi thất vọng tràn trề trên khuôn mặt của mỗi người thân. Cha mẹ tôi đặt mọi kỳ vọng về con cái vào tôi, người được coi là xuất sắc nhất trong đàn con 7 đứa, nay trở nên bẳn gắt. Cô em gái, học cũng vào loại nhất nhì lớp, vừa mới thi đại học xong, thiếu đúng nửa điểm, rơi tự do. Thất vọng với chính mình, thất vọng với ông anh, mặt buồn như đá.

Với những đứa trẻ ở quê thời bấy giờ, các anh lớn là thần tượng, nhất là với tôi, người vẫn thường có mặt ở các kỳ thi học sinh giỏi ở các cấp. Đang là sinh viên của một trường đại học danh giá, bỗng dưng bật bãi về lấy đuôi trâu làm thước ngắm, khác nào đang từ thiên đường bỗng tuột xuống địa ngục. Từ thần tượng, tôi trở thành một nỗi thất vọng, thành tội đồ.

Thời thiên đường, các cơ hội vô cùng hiếm hoi, bất cứ sự sơ sẩy nào cũng đều có thể nhốt tương lai vào một xó tối nào đó. Tôi về quê, gặp ai cũng chỉ nhận được những tiếng thở dài thương hại.

Chuyện của tôi như là một tâm điểm để người ta đàm tiếu, suy diễn trong lúc nông nhàn. Người tốt bụng thì tặc lưỡi, rằng thằng nớ hữu tài mà vô hạnh, rồi hắn cũng khác chi ta mô, cũng chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Người độc mồm thì bảo rằng: lấc cấc, ăn chơi, người ta đuổi cho là phải, không phải đi tù là may… Những lời thoại như vậy, lọt vào tai tôi đã là một nỗi đau một thì lọt vào tai em gái tôi, nỗi đau tăng lên gấp mười. Lúc đó dẫu mới 21 tuổi, nhưng ít nhiều tôi cũng đã có va đập với cuộc sống, còn với em gái tôi thì chưa đủ cứng cáp để chịu những lời thị phi.

Thiếu nửa điểm vào đại học, nhưng vẫn còn một tia hy vọng khác là nguyện vọng trung cấp. Hồi đó, chính sách tuyển sinh chung một rọ. Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng vào hai trường, đại học và một trường trung cấp. Nếu rớt đại học, Vụ tuyển sinh của Bộ sẽ chuyển hồ sơ về các trường trung cấp theo nguyện vọng đã được đăng ký. Em tôi đăng ký nguyện vọng 3 là Trung cấp Ngân hàng.

Sau đợt gửi giấy báo đỗ đại học độ vài tuần là có giấy báo đỗ trung cấp. Dẫu là nguyện vọng 3, nhưng nếu được ra đi vẫn là một niềm hạnh phúc vô bờ. Chính sách của thời thiên đường, sinh viên được bao cấp gần như toàn bộ. Có tiêu chuẩn tem phiếu, có học bổng, dẫu chỉ mấy đồng tượng trưng. Học xong được phân công về một ngân hàng nào đó, có lương, có tiêu chuẩn tem phiếu đầy đủ của một công chức, yên tâm như múa tay trong bị. Thế nhưng, đợi mãi vẫn không thấy giấy báo, trong khi đó, thời hạn nhập học đã qua.

Một vài lần đi chơi về muộn, tôi thường nghe tiếng em tôi thở dài thườn thượt, thậm chí là những tiếng khóc tức tưởi của khiến tôi không cầm nổi nước mắt. Không được thoát ly, đợt tuyển quân sắp tới lại lấy nữ, mà con gái đi bộ đội thì tương lai mờ mịt, nhất là đường chồng con. Với chính sách hợp tác xã, em tôi là lao động trụ cột, tham gia đủ các phong trào với đoàn thể, chỗ nào cũng có mặt, với chỉ hy vọng duy nhất, khi được đi học thì có tiền tàu xe, nay hy vọng đó bỗng dưng tắt ngấm. Tôi hỏi cha tôi: Chẳng lẽ mình bó tay à? Cha tôi bảo, mày thử nghĩ cách gì đi, hay ra ngoài đó hỏi coi ra răng!

(Còn tiếp)

Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn