BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73363)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tuyên bố bỏ Đảng, cần, nhưng chưa đủ!

08 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 1172)
Tuyên bố bỏ Đảng, cần, nhưng chưa đủ!
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
1. Một hôm, Dượng gọi bố mẹ vào phòng riêng, nói nhỏ: “Các em nên tìm đường vượt biên, ở lại dưới chế độ này không chịu nổi đâu”



2. Những năm đầu của thập niên 80, bố trốn trại, cả nhà lánh thân vào Sài Gòn. Suốt một thời gian dài không có hộ khẩu, phải nương nhờ chỗ này một chút, chỗ kia một chút. Nhưng thân gì thì thân, cũng không ai dám chứa chấp gia đình mình ở lâu, vả lại cũng không thể để liên lụy cho ai. Cho đến khi chùa không che chở được nữa, quý Thầy lần lượt bị bắt vào tù, và bạn bè của bố mẹ cũng không thể giúp thêm. Ai cũng có những bi kịch riêng trong hoàn cảnh bi kịch chung của một đất nước sau ngày “giải phóng.”

 

Thanh niên diễu hành đòi đốt sách


 

3. Dượng ít nói, gương mặt lúc nào cũng toát lên vẻ chịu đựng của một người đàn ông luống tuổi. Thuở đó mình không biết Dượng nghĩ gì, nhưng cho dọn sạch và tươm tất cái chuồng gà trên sân thượng để giấu gia đình mình ở đó suốt nhiều năm. Mới đầu, bố mẹ không ở đây thường xuyên mà chỉ đi đi về về thăm hai con. Sau Dượng còn tìm cách đổi khai sinh để mình được đến trường, học, và chờ dịp vượt biên. Nhưng vượt biên nhiều bận không trót lọt, lại quay trở về. Dượng vẫn mang tấm lòng của một người đàn ông chịu đựng, vì thương Dì Hai và các em.

Một cảnh đốt sách thật tang thương tháng 5 năm 1975 ở Sài Gòn


4. Sau ngày đi Mỹ rồi, mình có dịp về thăm. Bấy giờ trông Dượng già yếu lắm, nhưng khuôn mặt không còn lộ vẻ hoang mang chịu đựng như hồi Dượng giấu mình trong nhà. Căn nhà năm xưa tuy được các con của Dượng sửa lại, nhưng chẳng bề thế và đẹp sang như nhiều cao ốc của những cán bộ “tầm” ấy. Dượng xin nghỉ hưu giám đốc bệnh viện trong thành phố, những ngày còn khỏe ở nhà khám bệnh cho bà con quanh vùng, cho đến ngày ngã bệnh, hôn mê trầm một thời gian khá dài rồi mất.

Trước đó, Dượng còn tỉnh táo, nhân lúc mình về thăm, Dượng bảo ghé nhà ăn cơm với Dượng. Mâm cơm Dì Hai dọn chỉ có hai người, từ trên ban công nhìn xuống cũng thấy hai chiều xe lên, xe xuống. Lần đầu tiên mình nghe Dượng kể nhiều về “sự nghiệp cách mạng bất đắc dĩ;” chuyện của “những người kháng chiến cũ;” và chuyện người ta muốn đưa Dượng ra Hà Nội tiến chức lên “Bộ” nhưng Dượng đã từ chối vì muốn ở lại trong Nam. Rồi chuyện phe Đảng hai miền Bắc-Nam chấp tranh quyền lực thao túng miền Nam sau ngày “giải phóng,” v.v và v.v… Dượng kết luận, giọng nghe buồn hẳn: “Tụi con về đây, muốn đóng góp cho đất nước này, vẫn chưa được đâu. Có gì thì hỏi ý Dượng…”

Hơn ba mươi năm trước, Dượng khuyên bố mẹ mình ra đi vì “ở lại sẽ không chịu nổi cái chế độ ấy;” ba mươi năm sau, Dượng buồn hơn khi nói với cháu rằng: “vẫn chưa làm được gì cho cái đất nước này.” Vì đâu?

Vì còn Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Có điều khi lớn lên, tôi tin, chí ít vẫn có một người mà cả đời nhẫn chịu hàm oan, cần mẫn và thanh liêm, vì mong điều tốt đẹp nhất cho đất nước, cho người dân Việt Nam, dù cho đến ngày nhắm mắt vẫn chưa thấy được niềm vui.

Tôi ngờ, từ thời khắc Dượng khuyên bố mẹ phải tìm cách “trốn khỏi” đất nước, và ba mươi năm sau cảnh giác cháu đừng nông nổi. Dượng không phải là một Đảng viên Cộng sản theo kinh điển. Dượng âm thầm bỏ nó, trong tâm thức của một người yêu dân tộc, nó không hề tồn tại, nhưng nhiều người vẫn tương kế cho qua hết cái “thời của vàng thau lẫn lộn,” được miêu tả nghe rên xiết trong từng câu chữ của tác phẩm “Xe Lên Xe Xuống,” của Nguyễn Bình Phương.

Tuyên bố bỏ hay không bỏ là điều cần thiết đối với xã hội bị bưng bít đã lâu, giúp nhiều người hứng khởi và động tâm. Nhưng điều quan trọng mình nghĩ, nếu coi nó không tồn tại, nghĩa là không nô lệ chủ nghĩa chính nó, thì thái độ “bỏ” không đặt thành một mệnh đề. Cũng như bà con mình có oan ức gì đâu, mà kêu, mà dãi dầu mưa nắng ở những nơi cửa quyền không tiếng vọng. Đất của mình bị cướp đi, thì mình đứng lên đòi lại cái của mình bị cướp. Chứ có oan chỗ nào!?

Một ngày còn xem Đảng là kẻ ban phép, ngày đó mình còn mang tâm thức nô lệ cho Đảng, và không ai có thể cứu mình ra được.

Tuyên bố bỏ, là chấp nhận nó tồn tại, nhưng xấu. Nên tuyên bố bỏ, là điều cần thiết, nhưng chưa đủ!

Ngày 7 tháng 12, 2013

UYÊN NGUYÊN

Theo Người Việt
Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Mười Hai 20138:00 SA
Khách
Các ông LHĐ , PCĐ ...v...bỏ đảng mà còn rùm beng cho thiên hạ biết thì trong đầu vẫn còn tôn thờ cộng sản vì bây giờ cộng sản vẫn như cộng sản của những năm 60
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn