BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73339)
(Xem: 62240)
(Xem: 39426)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhật Ký Dân Chủ

13 Tháng Tư 200812:00 SA(Xem: 1026)
Nhật Ký Dân Chủ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Nguyễn Khắc Toàn


Lại một lần nữa Nguyễn Khắc Toàn đã không thành công như ý muốn trong việc tổ chức gặp mặt dân chủ.

Sáng 13 - 4 - 2008, là người viết ký sự tôi không thể không đến dự cuộc gặp mặt này theo lời mời của Nguyễn Khắc Toàn. Đúng hẹn, tôi đến trước cửa nhà anh ta Nguyễn Khắc Toàn và đã chứng kiến cảnh ngộ của anh ta. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Khắc Toàn gặp tôi, vậy mà vừa nhìn thấy tôi anh ta đã tiến đến: Anh là Nguyễn Thượng Long ! Đây là tình cảnh của tôi, vừa nói Toàn vừa chỉ vào mấy người mặc thường phục đang ngồi kè bên anh ta và bảo tôi: Anh cầm tấm card này, tôi đã hợp đồng tại đó và lúc này mọi người đang ở đó rồi. Gật đầu chào tất cả mọi người tôi lững thững bước qua những ánh mắt đang săm soi ném vào tôi để tìm đến địa chỉ ghi trong tấm card này.

Đến địa điểm cần đến, tôi cũng lại phải vượt qua một hàng rào những ánh mắt chẳng mấy thiện chí. Từ xa tôi đã nhận ra anh em dân chủ đang tề tựu khá đông đủ. Tôi thực sự hứng thú khi được ngồi dưới một lá cờ Đại Việt Cổ như ngày nào trong trạng thái bị ám thị tôi đã viết trong thư Hà Tây 2. Lá cờ này Dương Thu Hương gọi là cờ ngũ sắc và bà Hương gợi ý anh em dân chủ chọn làm biểu tượng cho phong trào. Cảm hứng như được về nguồn của tôi khi ngồi dưới bóng cờ này chẳng kéo dài được lâu khi trong nhà hàng xuất hiện một lực lượng Công an rất hùng hậu. So với lần gặp gỡ đầu xuân ở tư gia Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang thì lần này hoàn toàn ngược lại.

Sẽ khó mà nuốt trôi được bất cứ cái gì, khó mà quên được những gì mà công an đã phô diễn. Công an yêu cầu cắt điện, yêu cầu chủ nhà hàng đóng cửa gấp và đuổi khách ra về. Công an trực tiếp đi thu dọn cốc tách trước mặt mọi người. Lúc đó tôi đang ngồi gần Nguyễn Văn Tính của Hải Phòng, Vi đức hồi của Bắc Giang, Phạm Văn Trội của Hà Tây, Nguyễn Tiến Nam của Yên Bái và Hoàng Thị Xuân nhà giáo Hà Nội. Mọi người cùng phải nghe những lời lăng mạ hết sức cục cằn, hết sức chợ búa của một nhân vật tầm tầm tuổi mặc áo phông:

- "Anh kia ! dẹp máy ảnh đi !"
- "Ông kia ! tắt điện thoại ngay !".
- "Ăn uống cái gì ? Tiền của Bảo Khánh gửi về, tiền của các ông đâu mà tinh tướng !".

Anh em dân chủ giữ thái độ rất kiềm chế. Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Xuân Nghĩa tranh luận với Công an, với chủ nhà hàng rất ôn hoà và tình lý. Đáp lại là:
- "Biến đi !". Chúng tao lùa hết đi bây giờ !

Chẳng phải lâu la gì, một lúc sau Lê Thanh Tùng đã bị "Bẻ cổ" nhép vội nhét vàng vào xe cảnh sát trước ánh mắt ngỡ ngàng của biết bao người dân dọc hè phố.

Tôi và ông bạn già Nguyễn Văn Tính đứng trên vỉa hè nhìn nhau chua chát: Họ xỉ nhục mình ăn uống bằng tiền của nước ngoài ! Nguyễn Văn Tính nói: những người chỉ sống vì tiền họ thường mê mụ đi trước tiền như thế đấy !

Chia tay tôi Nguyễn Văn Tính hỏi: "Thế nào ! Hà Tây sắp nhập vào Hà Nội rồi đấy ! Đã chưa !". Tôi bảo: Tuổi 60 rồi chúng ta đâu có quá nô lệ vào cái ăn cái uống. Cách hành xử của mấy ông vừa rồi thật đáng buồn. Mấy ông đâu có hiểu được những người đến đây, đâu có phải ai ai cũng vì 3 thứ mà mấy ông kia suy bụng ta ra bụng người. Thôi hôm nay tôi và anh đã không được "ẩm thực" bằng tiền của Bảo Khánh thì cũng đã được "Thính thực" và "Thị thực" no nề bằng tiền của Đảng nuôi mấy ông này.

Câu hỏi thứ 2 mà ông Tính hỏi, tôi không trả lời được. Đúng địa danh Hà Tây chúng tôi đang hấp hối. Nay mai sẽ chẳng còn mấy ai còn nhắc đến địa danh xứ Đoài (Hà Tây) nữa đâu. Tôi cũng biết tôi là ai, tôi đang đứng ở đâu. Tôi cũng không quá nghĩ về chuyện này. Nước mà mất thì xứ Đoài cũng chẳng còn. Nhưng cứ nghĩ người dân nghèo khó cố hương tôi nay mai sẽ bị mấy ông này xỉ nhục như những gì vừa diễn ra thì cũng thậm buồn.

Dọc đường trở về trong tôi bỗng nhoi nhoi những âm hưởng đau xót từ một bài thơ của một nhà thơ Hà Tây có gốc gác là Công an mà tôi rất quý trọng. Bài thơ của anh có câu:
"Tôi hát ! Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Kiếp này tôi làm người
Kiếp sau tôi là vật
Với kiếp sau tôi xin làm con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn báu vật cố hương tôi
".

Thưa nhà thơ! Nếu nhà thơ là tôi, nhà thơ sẽ trở thành một đại gia của những "Báu vật" mang gương mặt người và nhà thơ sẽ chẳng thể nào canh giữ xuể được dâu và nhà thơ sẽ còn tiếp tục "mất ngủ" như ngày này hơn 15 năm trước nhà thơ đã hoá thân trong bài thơ tuyệt vời:"Sự mất ngủ của lửa" .

Nguyễn Thượng Long
13/04/2008


Tái bút : Tôi được biết , sau cuộc cưỡng bức giải tán của công an đối với những người dân chủ, anh em dân chủ vẫn kịp tập hợp được 30 người và họp mặt tại một địa điểm gần đó. Tuy không đầy đủ số lượng như trước nhưng cũng chứng tỏ không một trở ngại nào có thể ngáng cản được phong trào đòi tự do , dân chủ, nhân quyền đang ngày càng phát triển.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn