BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73339)
(Xem: 62240)
(Xem: 39425)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hồ sơ CIA: Chính trị miền Bắc sau cái chết Nguyễn Chí Thanh

19 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 2870)
Hồ sơ CIA: Chính trị miền Bắc sau cái chết Nguyễn Chí Thanh
513Vote
40Vote
30Vote
24Vote
10Vote
4.317

(Bài đăng Viet Tide số ra ngày 23 tháng 1, 2009. Hồi trước cũng post blog 360 rồi.)



Tài liệu mật CIA được bạch hóa


Những khó khăn cho Bắc Việt sau cái chết của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Chí Thanh


Vũ Quí Hạo Nhiên

LGT. Xin giới thiệu với độc giả Viet Tide bản dịch tài liệu mật của CIA. Tài liệu được đóng dấu Mật (“Secret”), đề ngày 11 tháng 7, 1967, và được bạch hóa vào tháng 1, 2001. Đây là một tài liệu quý giá phản ánh nguồn thông tin của các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam. Biết được những điều này, sẽ góp phần giải thích và làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến những quyết định của Hoa Kỳ trong thời đó.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là tài liệu của CIA không nhất thiết phải là chính sách hoặc nhãn quan chính thức của Hoa Kỳ. Tình báo CIA chỉ là một trong nhiều nguồn thông tin, bên cạnh thông tin từ tình báo các ngành quân đội cũng như của Bộ Ngoại giao, chưa kể những nguồn rỉ tai riêng của các viên chức cao cấp.

Trong bản dịch này, những lời trong dấu ngoặc vuông [ ... ] là chú thích thêm của dịch giả.

* * *

Cơ quan Tình báo Trung ương
Cục Tình báo
11 tháng 7, 1967

Bản thông tin tình báo

Những khó khăn cho Bắc Việt sau cái chết của ủy viên bộ chính trị Nguyễn Chí Thanh

Tóm tắt

Cái chết của Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội vì cơn đau tim ngày 6 tháng 7 [năm 1967] dẫn đến hai vấn đề quan trọng và cấp thời cho mười nhân vật còn lại trong bộ chính trị và có thể có hậu quả lâu dài và sâu xa cho giới lãnh đạo đảng. Vấn đề cấp thời nhất cho những lãnh tụ Hà Nội là phải thay thế ông Thanh trong cả hai chức vụ: người cầm đầu bộ máy cộng sản tại miền nam Việt Nam và là thành viên chính thức bộ chính trị. Việc thay thế ông Thanh trong hai chức vụ này có thể sẽ châm ngòi cho việc giằng co bên trong bộ chính trị giữa phe cực đoan và phe hơi ôn hòa hơn một chút. Phe cực đoan, dẫn đầu là bí thư thứ nhất Lê Duẩn, sẽ muốn cử người của mình vào thay ông Thanh. Phe ôn hòa hơn, dẫn đầu là Phạm Văn ĐồngVõ Nguyên Giáp, cũng có thể muốn đưa người của mình vào thay ông này hoặc ít ra là cũng chia các chức vụ của ông Thanh ra cho nhiều người, qua đó làm giảm sức mạnh của phe cực đoan.

Lai lịch Nguyễn Chí Thanh

1. Với cả lai lịch quân sự lẫn kinh nghiệm chính trị, ông Nguyễn Chí Thanh là người khó có thể thay thế. Ông là người duy nhất ngoài Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang quân hàm đại tướng trong quân đội, và ông là một nhân vật đứng đầu trong nhóm cực đoan của bộ chính trị Bắc Việt. Ông cũng nắm một chức vụ then chốt trong ban bí thư đảng chịu trách nhiệm thực thi đường lối của đảng. Là ủy viên Hội đồng Quốc phòng của đảng, ông cũng có tiếng nói trong việc điều hành quân đội. Từ đầu năm 1965 Thanh là nhân vật số một tại Trung ương Cục miền Nam (COSVN [viết tắt theo tiếng Anh Central Office for South Vietnam]), cơ quan đầu não về chính trị và quân sự cho phiến quân cộng sản tại Nam Việt Nam.

2. Trong hai năm rưỡi công tác tại miền Nam, Thanh được cho là đã có quyền quyết định về cả việc hoạch định cũng như thi hành chiến lược và triển khai lực lượng cộng sản, chỉ chịu sự xét lại của toàn thể bộ chính trị ở Hà Nội. Việc điều động ông Thanh vào COSVN đầu năm 1965 chắc hẳn là kết quả sự lạc quan của Hà Nội tin rằng chỉ cần một cuộc tấn công mạnh chống ARVN [viết tắt của Army of the Republic of Vietnam tức QLVNCH] là cuộc cách mạng của họ sẽ thành công. Giới lãnh đạo tại Hà Nội muốn một người của họ có mặt tại chỗ để thực hiện cuộc tấn công này và đồng thời có thể thay mặt bộ chính trị trong những tiến triển chính trị sau đó.

3. Người chọn Thanh cho vị trí này dường như là chính bí thư thứ nhất Lê Duẩn – nhân vật chính yếu đã hoạch địch chiến lược trong miền Nam. Thanh có đủ cấp bậc chính trị để chỉ huy chiến dịch này; ông có dày dặn kinh nghiệm quân sự với tư cách cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội, ông mang quân hàm cao nhất của nước, và ông có tư duy giống Lê Duẩn là chọn giải pháp quân sự và mạnh mẽ cho những khó khăn lớn.

 Bài trên báo Viet Tide, xuất bản tại quận Cam và tại Houston, số ra ngày 23/1/2009. 

4. Chẳng bao lâu sau khi Thanh vào miền Nam, ông chạm trán với nhu cầu phải triển khai cả chiến lược lẫn chiến thuật để đối phó với việc quân lực Hoa Kỳ được đưa vào ồ ạt. Thanh tin rằng phía cộng sản có thể tiếp tục duy trì đà tấn công đối với ARVN và phía cộng sản có thể tiếp tục tung ra những trận đánh lớn đối đầu với quân Mỹ. Ông cho rằng chủ ý của phía Mỹ là ép bên cộng sản phải ngưng chiến thuật đánh chính quy và phải trở về với chiến tranh du kích.

5. Không phải không ai chống đối ý kiến của Thanh. Có những ý kiến chống lại, vừa đến từ các lãnh tụ du kích Việt Cộng cũng như từ giới lãnh đạo quân đội tại miền bắc, chắc hẳn là dưới sự cầm đầu của Bộ trưởng Quốc phòng Giáp. Những người này lập luận rằng cần chú trọng hơn đến chiến tranh du kích để cầm chân và phân tán quân lực Hoa Kỳ. Những người chống đối Thanh cho rằng đường lối của ông này tạo áp lực quá lớn lên nhân sự tại miền Nam. Họ khiếu nại rằng Thanh đã lấy mất người của lực lượng du kích để gia tăng các lực lượng chính quy. Lời yêu cầu của Thanh cho quân đội miền Bắc xâm nhập vào miền Nam cũng gây sức ép lớn lên nguồn nhân lực và tài nguyên huấn luyện của miền Bắc.

6. Những yêu cầu của Thanh được thỏa mãn vào năm 1965 và đầu 1966, nhưng lực lượng này đã không thể đối đầu nổi với hỏa lực và tính lưu động cao của quân Mỹ, và điều này đánh bại lập luận của Thanh. Tới mùa thu 1966, những lời bình luận của cộng sản Việt Nam về phương pháp đánh trận đã nhấn mạnh tầm quan trọng cho chiến thuật du kích và kêu gọi sự cân bằng hơn giữa lực lượng chính quy và quân du kích trong cuộc chiến chống Mỹ — như một sự thỏa hiệp giữa Thanh và các đối thủ của ông. Thanh tiếp tục cầm đầu quần cộng sản ở Nam Việt Nam và mãi cho tới 31 tháng 5, 1967 ông vẫn còn viết một bài bình luận chính thức về cuộc chiến ở miền Nam.

Thay thế Thanh ở miền Nam Việt Nam

7. Nếu bộ chính trị muốn thay Thanh bằng một người có tầm vóc tương tự, chỉ có vài người có thể làm được. Lê Đức Thọ, đứng thứ sáu trong bộ chính trị, là một cựu phó chỉ huy trưởng [chức vụ chính thức là “Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam”] lực lượng Việt Cộng, và làm dưới quyền Lê Duẩn thời chiến tranh chống Pháp. Trong mười năm qua hoặc hơn nữa [tính tới 1967] ông nắm chức vụ quan trọng Trưởng ban tổ chức Trung ương, nắm quyền kiểm soát ở miền Nam Việt Nam cũng như ở miền Bắc. Ông được chọn làm trưởng ban tang lễ cho Nguyễn Chí Thanh và là một người cứng rắn thân cận với Lê Duẩn.

8. Một ứng viên khác, vì có kinh nghiệm hoạt động tại miền Nam, là Phạm Hùng, một lãnh tụ Việt Cộng tập kết ra Bắc năm 1954. Ông hiện đang đứng thứ năm trong bộ chính trị. Tuy nhiên, từ khi ra Bắc, Hùng dành phần chính và gần như hầu hết thời gian cho việc quản lý nền kinh tế DRV [viết tắt Democratic Republic of Vietnam, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa] và được xem là người của Phạm Văn Đồng thay vì của Lê Duẩn. Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Việt, là một ủy viên dự khuyết bộ chính trị và cũng từng phục vụ tại miền Nam. Vì vậy ông cũng có thể là một ứng viên để thay thế Thanh tại COSVN.

 (còn tiếp 1 kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn