BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73246)
(Xem: 62216)
(Xem: 39402)
(Xem: 31152)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những Cái Chết Tức Tưởi

13 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 2650)
Những Cái Chết Tức Tưởi
53Vote
40Vote
34Vote
20Vote
10Vote
3.97
Dẫn nhập: Những số phận nhỏ nhoi

Đèn xanh, 1 con chuột nhắc đi băng qua đường (đúng luật giao thông).

Đèn đỏ, 1 chiếc xe tải chạy - chạy hết tốc lực (sai luật giao thông).

Xe tải cán chết con chuột - chạy luôn.

Đêm đã khuya - trời tối đen - mưa lớn.

Dòng nước mưa làm trôi đi vết máu & thân xác con chuột.

Trời sáng hết mưa - hết mưa trời lại sáng.

Không ai biết đêm qua có 1 án mạng - có máu đỏ - có thây phơi

Và có 1 dòng nước đã thay mặt pháp luật - dọn sạch hiện trường.

Không ai biết - chỉ một mình tôi biết - tại sao tôi lại được biết.

Vì tôi được - chuột báo mộng.

Tôi: Tại sao lại cho ta biết – sao không cho đồng loại ngươi biết.

Chuột: Có, nhưng chỉ một số ít thôi - những ai cùng một số phận.

Tôi: Vậy ta cũng một phần số với ngươi à.

Chuột: Không phải cùng một phần số; phải nói cho đúng là cùng một số phận nhỏ nhoi.

Tôi tỉnh giấc. Vậy chắc là tôi có một số phận nhỏ nhoi.

Vậy hãy xin thương hại tôi - một số phận nhỏ nhoi.

Ngô Thanh Giang

***


Hôm nào bạn có dịp gặp lại con chuột trong mộng xin nhờ bạn nhắn với nó một đôi điều.


Cho dù án mạng xảy ra trong đêm tối, cho dù dấu tích đã bị xóa tan bởi giòng nước hay con người, cho dù chứng cớ đã phai tàn theo thời gian, cho dù những nhân chứng đã già yếu và đã chết dần chết mòn theo năm tháng nhưng thế nào … lưới trời cũng lồng lộng! Một ngày nào đó, cho dù là 10 năm, 20 năm, 30 năm hay hàng trăm năm, thì tội ác cũng sẽ bị phơi bày, và kẻ gây tội ác sẽ phải đền tội. Cho dù kẻ phạm tội không còn sống trên thế gian để ra trước tòa án của con người thì kẻ đó cũng sẽ phải ra trước tòa án của lịch sử. Những kẻ có bàn tay vấy máu anh em, đồng bào hay đồng loại, cho dù có thoát được lưới trời, cũng sẽ phải lưu xú vạn niên. Với thời gian, tuy nạn nhân mồ đã xanh cỏ, thủ phạm đã chết, chứng tích đã bị xóa sạch, chứng nhân cũng không còn nhưng … trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ! Nếu linh hồn và địa ngục có hiện hữu thì linh hồn của họ sẽ phải chịu sự phán xét của đấng tạo hóa và linh hồn của họ sẽ bị giam giữ trong địa ngục đời đời. Nếu có quả báo, nghiệp chướng hay đầu thai thì những kẻ này cũng sẽ phải đền tội ở kiếp khác!

Vậy bạn hãy khuyên con chuột đó yên tâm mà đi đầu thai vì cái chết oan ức của nó chắc chắn một ngày nào đó sẽ được giải oan.

Nếu như nó có vẻ chưa được thuyết phục lắm thì bạn hãy cho nó xem những hình ảnh sau đây để cho nó thấy loài người cũng có những số phận nhỏ nhoi như nó, để cho nó thấy có hàng triệu người dân Việt hai miền Nam Bắc cũng đồng cảnh ngộ như nó, cũng chết banh thây như nó, cũng chết oan ức như nó, cũng chết tức tửi như nó, cũng có số phận nhỏ nhoi như nó, để hy vọng nó sẽ cảm thấy được an ủi phần nào, cảm thấy bớt cô đơn, dứt bỏ được ưu phiền mà đi đầu thai cho sớm.

Cải cách ruộng đất, Bắc Việt Nam, 1956. Theo công bố chính thức của nhà cầm quyền CSVN, được đăng tải trong cuốn sách Lịch Sử Kinh Tế VN 1945-2000 tập 2, xuất bản tại Hà Nội năm 2004, tổng số nạn nhân bị sát hại trong cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 là 172.008 người trong đó có 123.266 được xác nhận là bị giết oan. Đợt 5 chỉ xảy ra trong vòng có 1 năm, 1955-1956. Còn bao nhiêu thường dân đã bị giết trong 4 đợt cải cách ruộng đất trước đó thì không ai được biết.

Hàng trăm ngàn người là nạn nhân của Cải cách ruộng đất


Nhà hàng Mỹ Cảnh, Sàigòn, 8:15 tối, Thứ Bảy, 25 tháng 6, 1965. Bên trong nhà hàng, các thực khách đang ăn uống vui vẻ. Bên ngoài nhà hàng đông đúc người dân Sàigòn đang ngồi hóng mát hoặc đi dạo mát dọc bờ; các trẻ con đang chạy nhảy, chơi đùa ngay đó. Cũng gần đó nhiều người dân đang đứng đợi phà Thủ Thiêm. Bổng có 2 tiếng nổ chát chúa xé tan màn đêm xảy ra liên tiếp, chỉ cách nhau vài giây. Một khối chất nổ đặt trên một chiếc xe đạp, dựng kế bên thùng thuốc lá ngay sát nhà hàng và một quả mìn Claymore đặt ở bờ sông hướng lên bờ. Ngay sau tiếng nổ đầu tiên, những người sống sót bỏ chạy tán loạn nhưng chỉ để bị đốn ngã bởi tiếng nổ thứ hai. Sau đó là một quang cảnh rùng rợn với thây người nằm la liệt, bất động hay oằn oại trong các vũng máu và các tiếng khóc la vang trời. Trong đống thây người đó có đủ hạng người từ đàn ông tới đàn bà và con nít, một số là người Mỹ, nhưng hầu hết là thường dân VN. Tổng cộng có 48 người bị thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương. Trong số người bị thiệt mạng có 18 người Mỹ (trong đó có 3 quân nhân) và 30 thường dân VN. Trong số những người bị chết hoặc bị thương, có người là thực khách bên trong nhà hàng, có người chỉ là thường dân ngồi hóng mát hay đi dạo mát bên ngoài hoặc đang đứng chờ phà qua sông. Các nạn nhân được đưa đến điều trị tại Bệnh Viện Hải Quân Hoa Kỳ.

Ngày hôm sau Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời chia buồn cùng gia đình nạn nhân. Đài Phát Thanh Hà Nội tuyên dương “thành tích vẻ vang của đội biệt động thành Sàigòn”!

Ngày nay, bom chùm hay bom chuỗi (nhiều trái bom nổ liên tiếp cách nhau nhiều giây) là dấu ấn của khủng bố quốc tế Al Qaeda. Nhưng thập niên 60 của thế kỷ trước thường dân miền nam VN đã từng là nạn nhân của những … bậc thầy của Al Qaeda!

 

Nhà hàng Mỹ Cảnh, Sàigòn, 1965. Bên ngoài nhà hàng


 

Nhà hàng Mỹ Cảnh, Sàigòn, 1965. Bên ngoài nhà hàng.





























 

 

 

 

 

 

 

 

Tỉnh Phú Yên, Nam Việt Nam, Tháng Hai, 1966. Ba trái mìn được gài 3 nơi khác nhau trên các đường lộ, đường quê tỉnh Phú Yên. Trái mìn thứ nhất, một chiếc xe đò nổ tung, 27 thường dân chết. Trái mìn thứ hai, một chiếc xe lam 3 bánh đầy nhóc hành khách nổ tung, hành khách và người xung quanh cả thảy là 20 người chết. Trái mìn thứ ba, một chiếc xe lam ba bánh nổ tung, 7 thường dân chết. Tổng cộng 54 thường dân, trong đó có 4 trẻ con, bị chết banh xác và 18 thường dân bị thương.

 

Tỉnh Phú Yên, Nam Việt Nam, 1966


 

 

 

 

 

 

Tỉnh Phú Yên, Nam Việt Nam, 1966





 

Tỉnh Phú Yên, Nam Việt Nam, 1966









 





Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967. Đêm mùng 6 tháng 12 năm 1967, một lực lượng cấp tiểu đoàn, có trang bị súng phun lửa, thuộc Trung Đoàn 88, Sư Đoàn 5 Giải Phóng Quân tấn công xã Đak Son, được bảo vệ chỉ bởi một trung đội Địa Phương Quân. Xã này là nơi cư ngụ của đồng bào người thiểu số. Quân “giải phóng” chỉ chiếm đóng vài giờ và sau đó rút đi. Sáng hôm sau khi quân quốc gia tới giải vây thì họ chứng kiến một quang cảnh hải hùng. Nhiều chục căn nhà chòi, nhà lá chỉ còn là đống tro tàn, khói lên nghi ngút và thây người cháy khét lẹt nằm la liệt khắp nơi. Chỉ trong vài giờ chiếm đóng, quân “giải phóng” đã thiêu rụi phân nữa số nhà chòi trong xã, và tàn sát 252 dân làng. Một số chết vì bị bắn. Một số lớn chết vì bị thiêu sống. Những người bị thiêu sống là do họ trốn trong nhà, nhà bị đốt và họ bị chết cháy; một số trốn dưới hầm và bị quân “giải phóng” dùng súng phun lửa đốt chết. Một số khác trốn dưới hầm và bị quân “giải phóng” quăng lựu đạn chết banh thây. Sau vài tiếng đồng hồ chiếm đóng, quân “giải phóng” rút đi để lại những đống tro tàn và 252 tử thi cháy khét của dân lành vô tội!

Theo cuốn sách “Lịch Sử Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước, 1954-1975” tập 5, xuất bản tại Hà Nội năm 2001, thì cuộc tấn công vào Dak Son có mục đích giúp dân làng nổi dậy chống chính quyền bù nhìn, tay sai đế quốc Mỹ.

 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967. Xác đàn ông, đàn bà và trẻ con bị thiêu sống!


 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967. Những xác người được phủ bởi những tấm mền hoặc các manh chiếu.


 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967. Xác người, xác con nít được bó lại để chờ đem chôn. Những thi thể này được kéo lên từ một hầm trú ẩn.


 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967


 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967


 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967. Xác một phụ nữ bị thiêu sống, trên da còn để lại những vết phỏng, những bóng nước hợp thành từng mảng lớn.


 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967


 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967


 

Xã Dak Son, tỉnh Dak Lak, 1967


Huế, Tết Mậu Thân, 1968. Trong trận tổng công kích bắt đầu từ đêm giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968, quân “giải phóng” đã chiếm đóng Huế 26 ngày. Sau khi họ rút đi, người ta tìm được khoảng 20 khu vực, mỗi khu vực có nhiều hố chôn tập thể, mỗi hố chôn có từ vài xác cho đến vài trăm xác, hầu hết đều là thường dân. Ông già bà lão có, đàn ông có, đàn bà có, con nít có, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư đại học, giáo sư trung học, nông dân, công nhân, công chức, quan chức, tiểu thương, quân nhân đi phép, linh mục, đại đức, sinh viên, học sinh … tức là đủ mọi thành phần dân chúng. Một số rất ít chết vì bị bắn, một số bị chặt đầu, một số bị đập đầu bằng cuốc, đa số chết vì bị chôn sống. Nạn nhân nào may mắn thì được chôn sống ở vùng đất cát. Giữa các hạt cát không có khe hở, không có không khí nên khi bị lấp thì cái chết đến rất nhanh. Nạn nhân nào kém may mắn hơn thì bị chôn ở những vùng đất xốp hay đất thịt. Trong lớp đất thịt có những khe hở nhỏ có chứa chút không khí, đồng thời không khí trên mặt đất có thể len lỏi xuống dưới được chút đỉnh. Vì vậy khi bị lấp thì những nạn nhân này sẽ bị ngộp thở vì không có đủ không khí để thở nhưng cũng không thiếu không khí đến độ để … được chết liền. Hảy thử tưởng tượng một người bị trấn nước trong nhiều tiếng đồng hồ liên tục thì sẽ hình dung ra được những giờ phút cuối cùng của cuộc đời của những nạn nhân bị chôn sống dưới lớp đất thịt sẽ khổ sở như thế nào: thở không được nhưng chết cũng không được! Về tổng số nạn nhân thì có nhiều con số khác nhau, từ 2500 tới 7500. Đa số các sử gia đồng ý con số 5000. Thành tích vẻ vang sau 26 ngày chiếm đóng mà quân “giải phóng” để lại trong lịch sử VN cũng như trong lịch sử loài người là 5000 tử thi của đồng bào Huế bị chôn sống trong những hố chôn tập thể.

Phía nhà cầm quyền CS thì họ tuyên bố khi chiếm Huế họ đã tiêu diệt được 3000 tên cường hào ác bá và phản động, và họ thường tự hãnh diện, tự tuyên dương và ăn mừng, lễ hội về “chiến thắng Mậu Thân”.

Hiện nay những ngôi mộ của những nạn nhân này cũng như đài tưởng niệm đã bị san bằng, xóa sạch, không còn dấu tích. Truyền thông nhà nước luôn phủ nhận có chuyện thảm sát Tết Mậu Thân. Tuy nhiên, tướng QĐND Lê Minh (Lê Tư Minh), lúc bấy giờ là tư lệnh chiến trường Huế, về cuối đời đã viết hồi ký cũng như trả lời các cuộc phỏng vấn của truyền thông quốc tế. Qua cuốn hồi ký và các cuộc phỏng vấn này, ông xác nhận là chuyện thảm sát đồng bào Huế Tết Mậu Thân là có thật. Ông đã tỏ ra hối hận và đã có can đảm quy trách nhiệm cho đảng của ông và cho chính bản thân ông: “Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi”. Ông cũng đã công khai kêu gọi trả lại công lý cho những nạn nhân này: "Trong lúc tiến hành cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân, ta không thể tránh khỏi giết nhầm những người dân vô tội. Nếu nhầm 1 người thì phải sửa sai 1 người, nhầm 10 người phải sửa sai 10 người. Nếu chưa làm được việc đó chúng ta còn nợ người dân Huế".

Ngày 12-7-1997, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, từng là Tổng Thư Ký Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Trị Thiên, được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương của nhà cầm quyền CSVN, dưới thời VNCH là giáo sư truờng Quốc Học Huế sau theo CS vào chiến khu năm 1966, trong một buổi phỏng vấn bởi nhà văn Thụy Khuê đài RFI, cũng đã xác nhận “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Sau khi tướng Lê Minh mất vào năm 1998 thì 10 năm sau, tháng 6 năm 2008, trong buổi hội thảo tại Hà Nội do Đại Học Hoa Kỳ Princeton tổ chức với đề tài “Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam: nguồn gốc, hệ lụy và hậu quả”, giáo sư, phó tiến sĩ Nguyễn Đình Lê của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội tuyên bố cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 là do Mỹ dàn dựng để đổ tội cho ĐCSVN!

 

Huế, Tết Mậu Thân, 1968






















Huế, Tết Mậu Thân, 1968


Huế, Tết Mậu Thân, 1968




 







Lễ cải táng các nạn nhân.


 

Huế, Tết Mậu Thân, 1968






Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị - Thừa Thiên, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972. Ngày 1 tháng 5 là ngày Lễ Quốc Tế Lao Động, nhưng đối với người dân Quảng Trị thì ngày 1 tháng 5 năm 1972 là một ngày mà họ không thể nào quên. Mùa hè 1972, nhà cầm quyền CSBV mở chiến dịch quân sự, tung toàn lực tổng tấn công miền nam VN. Máu lửa, bom đạn, đổ nát, tang thương, chết chóc, một lần nữa lại đổ ập lên đầu nhân dân miền Nam. Cái mùa hè đầy máu lửa và chết chóc này (không phải chỉ cho riêng quân dân miền Nam thôi mà cho cả các quân nhân của quân đội CSBV và gia đình của họ) đã được nhân dân miền Nam và thế gìới biết đến qua tên gọi “Mùa Hè Đỏ Lửa” ! Cái mùa hè lịch sử này bắt đầu bằng sự tấn công của 6 sư đoàn CSBV (đợt đầu SĐ 304, 308, 324, sau đó thêm 320, 325, 312) vào tỉnh địa đầu giới tuyến của miền Nam là tỉnh Quảng Trị vào ngày 30-3-1972. Tỉnh này được phòng thủ bởi một sư đoàn bộ binh là SĐ 3 BB và 2 lữ đoàn TQLC. Sau 30 ngày cầm cự, tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh SĐ3 ra lệnh di tản chiến thuật và bỏ ngõ thành phố QT. Các đơn vị tác chiến dưới quyền ông được lệnh lập kế hoạch rút lui về bờ nam sông Mỹ Chánh để lập phòng tuyến mới ở đó. Đại đa số các đơn vị này đều rút ban đêm và tránh quốc lộ 1 vì dễ bị nhận diện, làm mồi cho pháo. Vả lại QL1 lúc đó đầy nghẹt những đồng bào di tản, các đơn vị sẽ bị kẹt cứng không di chuyển được, đội hình sẽ bị xáo trộn, không thể chỉ huy, không thể tổ chức đội hình chiến đấu khi bị tấn công. Đó là chưa kể sẽ bị bắn lén hoặc tấn công bằng lựu đạn bởi các du kích CS trà trộn trong đám dân chúng.

 Vì vậy, ngày 1-5-1972, trên đoạn đường dài 9 cây số của QL, từ cầu Bến Đá tới cầu Bình Phước, một số ít là các toán quân nhân bị thất lạc đơn vị, các đơn vị tiếp vận như công binh, vận tải, quân nhu, quân y, … nhưng đại đa số là thường dân chạy loạn, bao gồm ông già, bà cả, đàn ông, đàn bà, con nít. Rút kinh nghiệm từ số phận thảm thương của những đồng bào Huế bị kẹt lại khi đoàn quân “giải phóng” tới “giải phóng” Huế Tết Mậu Thân 1968, người dân QT đã lo gồng gánh, bồng bế nhau bỏ chạy trước khi quân “giải phóng” tới. Người nào may mắn thì lên đuợc xe nhà binh, xe đò. Người nào kém may mắn hơn thì đeo xe lam ba bánh, xe gắn máy hai bánh, xe bò, xe trâu. Người nào không đeo được xe nào thì họ đi bằng xe … hai chân. Nhưng hởi ơi, ông bà mình thường có câu “chạy đàng trời cũng không khỏi nắng”. Quả thực ngày hôm đó người dân QT … chạy đàng trời cũng không khỏi … “quân giải phóng”! Những cơn mưa pháo đổ ập lên đầu người dân vô tội. Thịt, da, xương, máu, đầu, mình, tay, chân, ruột gan văng tung tóe. Cơn mưa pháo chấm dứt. Người ta gọi nhau ơi ới để coi ai còn sống hay đã chết, con ơi, mẹ ơi, cha ơi, ngoại ơi, nội ơi, em ơi, anh ơi, mình ơi, … , rồi ngồi dậy, bò dậy, dìu nhau dậy, đỡ nhau dậy, rồi chạy bán sống bán chết hoặc bò lê bò lết về phía nam. Một cơn mưa pháo mới đổ ập xuống. Thêm thịt, da, xương, máu, đầu, mình, tay, chân, ruột gan văng tung tóe. Cơn mưa pháo chấm dứt. Lại gọi nhau ơi ới …, lại ngồi dậy, bò dậy …, lại chạy bán sống bán chết về phía lính mình. Pháo thì pháo, chết thì chết, nhưng họ vẫn tiếp tục xuôi nam, cho dù có phải bò, trườn hay lết. Họ thà chết banh thây vì đạn pháo chứ nhất định không quay ngược trở lại để được … giải phóng! Người nào bị thương nằm lại thì sẽ chết trong những đợt pháo kế tiếp. Người nào đã chết rồi thì sẽ được … chết thêm một vài lần nữa trong những cơn mưa đạn tiếp theo. Và điệp khúc … máu và nước mắt này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi màn đêm đổ xuống. Trong bóng đêm, với người chết nhiều hơn người sống, người ta lần mò lật từng xác lên để tìm thân nhân. Tìm được rồi người ta uất, người ta nghẹn, người ta bật khóc nhưng là những tiếng khóc … không thành tiếng vì vẫn còn sợ, vì vẫn còn … hãi hùng và vì “mấy ông giải phóng” đang đi lùng sục xung quanh. Kể từ đó, khúc quốc lộ 1 dài khoảng 9 cây số này đã đi vào lịch sử VN với tên gọi “Đại Lộ Kinh Hoàng” (do phóng viên Ngy Thanh của báo Sóng Thần đặt).

 Phải mất hơn 7 tháng trời người ta mới thu lượm và mai táng được hết các xác chết. Riêng nhật báo Sóng Thần ở Sàigòn quyên góp được tiền bạc của dân chúng tổ chức hốt xác và chôn cất được 1841 xác. Số xác được thân nhân mang về chôn cất là bao nhiêu, không ai biết. Đó là nói về các xác còn nguyên vẹn. Còn các đống thịt da bầy nhầy, những cái đầu, những cánh tay, những cái chân, những đống ruột gan của bao nhiêu nạn nhân, không ai biết được. Nghĩa trang và đền thờ những nạn nhân oan nghiệt này sau 1975 không biết có còn không hay cũng đã bị san bằng để xoá dấu tích ?

 Năm 1972, ở miền Nam, bút ký chiến tranh “Mùa Hè Đỏ Lửa” ra đời. Tác giả là Trung Úy Nhảy Dù Phan Nhật Nam, một người sinh ra và lớn lên tại tỉnh QT. Liền lập tức trận chiến khốc liệt mùa hè năm 1972 đã đi vào lịch sử với tên gọi này. Năm 2005, tức 33 năm sau, tại Hà Nội xuất hiện hồi ký chiến tranh “Mùa Hè Cháy” cuả Đại Tá QĐND Nguyễn Việt Hải (Đại Tá Qúy Hải), trung đoàn trưởng trung đoàn pháo binh, có biệt danh trung đoàn pháo Bông Lau. Đại Tá Hải kể lại rằng năm 1972, lúc đó ông là tiểu đoàn trưởng, đơn vị của ông đã tập trung tất cả các đại pháo hạng nặng lúc bấy giờ là pháo 122 ly, 130 ly và 155 ly cho trận địa pháo cường tập trên QL1 vào “đám ngụy quân đang trên đường bỏ chạy”. Ông còn khoe rằng lúc đó đích thân ông làm tiền sát viên pháo binh để trực tiếp chỉ huy bắn cho chính xác. Và đơn vị ông đã bắn thật chính xác. Trận địa pháo cường tập của ông chỉ trong một ngày đã loại khỏi vòng chiến và để lại trận địa những cái xác banh thây của ít nhất 2000 … thường dân, ông già, bà lão, đàn ông, đàn bà, con nít VN!

 

Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972. Không ai có thể lầm lẩn dòng người này là “đám ngụy quân đang trên đường bỏ chạy” để bắn hàng trăm quả đạn pháo đại bác vào họ.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972. Đàn người dài dằn dặc bao gồm đàn bà và trẻ thơ này có chút nào giống “đàn quân ngụy đang trên đường tháo chạy” mà nỡ rót hàng trăm quả đạn pháo vào họ?


 



Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972




Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972.




Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972.




Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972.




Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972.




Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972.




Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972. Đền thờ các nạn nhân bỏ mình trên Đại Lộ Kinh Hoàng được xây trước 1975.


Nạn nhân bị pháo kích, chặt đầu ở các thành thị miền Nam VN

 

Nạn nhân bị pháo kích ở các thành thị miền Nam VN.


 

 

Nạn nhân bị pháo kích ở các thành thị miền Nam VN


 

 

 



Nạn nhân bị chặt đầu ở Huế cũng như ở các vùng thôn quê miền nam VN.




Bị chặt đầu, bị đập đầu bằng khúc cây 3 phân vuông cho đến khi xương sọ bị bể ra hay bị bẹp dí, hoặc bị cho đi mò tôm( bị trói cùng với một viên đá tảng và bị đạp xuống sông) là những thảm cảnh mà người dân quê phải gánh chịu thưòng xuyên ở các vùng thôn quê, xa xôi, hẻo lánh, nhất là các vùng xôi đậu (quốc gia và cộng sản lẫn lộn như xôi với đậu, hoặc ban ngày quốc gia ban đêm cộng sản).




Ngày nay khi nghe tin thường dân bị chặt đầu, người ta nghĩ ngay tới Taliban. Tuy nhiên mấy chục năm về trước, nhất là thập niên 60, 70 dân quê miền nam VN đã từng thường xuyên là nạn nhân của các … bậc thầy của Taliban!


Cuộc chiến Việt – Trung 1979-1989. Cuộc chiến VT lần 1 (1979) kéo dài 28 ngày từ ngày 17-2-1979, khi quân TC đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía bắc VN, cho tới ngày 16-3-1979, khi quân TC đồng loạt rút lui. Từ 1979-1984 là các cuộc xung đột lẻ tẻ dọc biên giới. Cuộc chiến VT lần 2 (1984-1989) bắt đầu ngày 2-4-1984 bằng những cuộc pháo kích quy mô lên cao điểm 1509 của VN (phía TC gọi là đỉnh Lão Sơn). Có tài liệu cho rằng cuộc chiến lần 2 chính thức mở màn khi quân TC xử dụng bộ binh tấn công đánh chiếm Lão Sơn 26 ngày sau đó, tức ngày 28-4-1984. Con số tổn thất được 2 bên lâm chiến đưa ra chênh lệch nhau một trời một vực nên ngưòi ta đồng ý con số ít nhất là 20.000 cho mỗi bên, đó là chưa kể tổn thất về nhân mạng của thường dân VN.

Trận tái chiếm Lão Sơn 14-7-1984. Quân TC và tử thi bộ đội VN. Theo số liệu của TC, 3700 bộ đội VN đã hy sinh trong trận này.


Các cuộc thảm sát Đak Son, Tết Mậu Thân hay Đại Lộ Kinh Hoàng đã bị nhà cầm quyền CSVN tìm cách xoá tan tất cả dấu tích thì người ta còn hiểu được, nhưng cuộc chiến bảo vệ bờ cõi chống lại sự lấn chiếm của TC cũng bị nhà cầm quyền CSVN tìm cách … thủ tiêu thì người ta không hiểu được. Tất cả cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước đều không được phép nhắc tới sự kiện lịch sử này. Các hồi ký, các sách vở nói về cuộc chiến này cũng đều bị cấm đoán, không được phép xuất bản. Các đài tưởng niệm ghi nhớ công lao của những anh hùng tử sĩ này cũng không được xây cất. Thậm chí ngày giỗ cuả họ không được phép tổ chức rình rang, đông người và ngày tưởng niệm hàng năm về sự hy sinh của họ … cả nước không được phép nhắc tới!

Cho nên những nạn nhân chết oan ức vì bị thảm sát hay những chiến sĩ chết hào hùng để bảo vệ non sông cũng đều là những cái chết tức tửi, cũng đều là những số phận nhỏ nhoi … đối với nhà cầm quyền CSVN. Hàng năm ngày giỗ của họ phải tổ chức lặng lẽ, âm thầm. Mộ phần của họ đã bị san bằng (nạn nhân thảm sát) hay nhang tàn khói lạnh (chiến sĩ trận vong). Người thân, bạn bè hay chiến hữu muốn nhắc tới họ thì cũng chỉ được nhắc cho nhau nghe thôi hoặc chỉ nhắc trên các trang mạng … lề trái.

Tuy nhiên đối với lịch sử, cho dù có trải qua bao nhiêu thế kỷ, cho dù có trải qua bao nhiêu thế hệ, cho dù không được ghi lại trong sách giáo khoa, cho dù không được giảng dạy trong học đường, cho dù đã mất hết dấu tích hay không còn những chứng nhân, nhưng những cái chết tức tửi này cũng sẽ không bao giờ bị lãng quên. Mong lắm thay!

Nhân kỷ niệm 57 năm ngày khai sinh nền Đệ Nhứt Cộng Hòa của miền nam Việt Nam
Cali 26-10-2012
Nguyễn Thương Quê
 

 Theo http://nhom-yksb5.net/vn-hc-sb5/lich-s-a-chinh-tr/3612-m-cnh-phu-yen-dakson-tt-mu-than-i-l-kinh-hoang-vn-hc-sb5.html?start=4
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn