Thật khó tin, nơi người ta tìm đến để hướng thiện lại có chuyện mấy trăm người được trang bị sắc phục, chó nghiệp vụ, vũ khí, xe cơ giới, cưỡng chế lấy đất của dân để làm đẹp mặt mấy trăm ông tượng đá được người ta dựng lên gọi là: chùa Bái Đính mới.
Chuyện thực hư ra sao, tôi tìm đến nơi xảy ra sự việc. Đứng trước cửa tam quan nhìn lên phía bắc: đất, đá ngổn ngang như một dẫy đồi, chỗ cao nhất có lá cờ đỏ sao vàng đã bạc mầu ủ rũ, bên cạnh là vườn cây xanh núp trong có ngôi nhà cấp bốn. Chắc nơi đó, người ta muốn lấp đi để lấy lòng nhà Phật.
Nhìn xuống phía nam có 2 đống dây thép gai đã được thu gọn. Tôi đoán là thành quả cuộc ẩu chiến bất đắc dĩ của những người nông dân nghèo đã bị dồn đến bức đường cùng nên mới đứng lên chống lại bạo quyền phi lý bất công. Tôi đưa máy ảnh lên chụp, thấy tôi chụp ảnh, người dân bản địa nói mỉa: “Nhà báo hả, hai hôm trước không đến mà chụp lấy hình ảnh: cảnh sát vòng trong, vòng ngoài đàn áp dân. Các anh, cố mà viết để nói lên được sự thật: “Quan tham lại ngu, chỉ làm khổ dân”.
Tôi đến bắt chuyện với người bán hàng nước ngay trước cổng chính, thấy tôi hỏi về chuyện xẩy ra đêm thứ bẩy, rạng sáng chủ nhật ngày 8/8/2010. Chị kể lại với tâm trạng còn đầy bức xúc: Hai vợ chồng em đồ đạc để đây, sợ nó lại gây lộn, đánh nhau thì nó phá ra định lên dọn lại. Vậy mà, hai vợ chồng vừa đi xe đạp đến, nó bảo: “Đi đâu” thằng công an nó quay một nhát vậy là hai vợ chồng ngã ngửa ra. Dân đi ở đường, công an phải bảo vệ dân chứ lại ủi dân như vậy à? Có một con bé cũng bị ủi hỏng xe phải xửa mật gần 100.000đ. Hôm đó dân du lịch miền nam, miền bắc đến đây chứng kiến hết. Bác bảo, ai lại đưa bao nhiêu công an vòng trong, vòng ngoài, rồi là lá chắn, rồi chó, rồi bơm nước phụt hết vào mặt mũi người dân. Bắt ông già đã 80, tên “Thước” chẳng có bằng chứng gì. Thấy dân ra đông người ta nói cho, một ông Công an bảo: “Thôi, ông sai rồi ông xin lỗi người ta đi”. Mãi sau, nó mới xin lỗi rồi nó luồn, nó đi. Đến gần trưa thì giải tán. Những bằng chứng này, chúng nó định cho lên xe đưa về nhưng dân không cho mang để lấy bằng chứng.
Tôi hỏi: Tao sao dân lại bức xúc như vậy?
Người phụ nữ kể tiếp: Dân bị mất đất, cán bộ thì tham nhũng có đứa một mình hơn chục cái “Sổ đỏ” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Chúng tôi mất hết đất, lên đây bán hàng bảo vệ lại hống hách. Đất chúng tôi là 33 triệu, mới đưa được 5,8 triệu. Tiền mồ mả 700 trăm để chuyển ông, cha đi thì nó ăn 300 trăm, còn nó đưa cho 400 trăm. Cho nên, dân rất là bức xúc về chuyện này. Chúng ăn hêt tiền của dân, tham ô, tham nhũng không làm gì được lại đưa bao nhiêu Công an về ức chế dân như vậy à…hôm đấy chỉ cần hò làng một cái là dân các xóm, các đội kéo nhau lên hết.
Tôi định đến gặp chủ khu đất là Nguyễn văn Phi. Nhiều người nói: Báo chí các ông viết theo sự chỉ bảo, làm gì giám viết lên sự thật, Báo Nhân dân đưa tin: “Trong số hơn bốn nghìn hộ nông dân nằm trong khu vực dự án đã chuyển đến nơi ở mới có tiện nghi sinh hoạt khá hơn nhiều so với nơi ở cũ, các gia đình đã ổn định cuộc sống”. Truyền hình Ninh Bình đưa tin: “Đã được toàn dân đồng thuận”.
Sự thật không phải là như vậy: Dân Gia Sinh không đồng thuận nên mới đẩy lùi được sự bạo quyền, mới thu được những đống dây thép gai này.
Tôi nói: Nhà báo thì cũng có người tốt kẻ xấu chứ nhưng tôi không phải Nhà báo, tôi cũng chỉ là người dân đã từng chịu cảnh bạo quyền. Mọi người vẫn còn e ngại nhưng cũng mách cho tôi: muốn vào được nhà anh Phi phải nhờ người quen giới thiệu. Tôi nghe theo và điện nhờ người bạn giúp đỡ. Một lát sau, bạn tôi báo lại họ đã đồng ý.
Tôi đi đến đầu ngõ, có một người đứng tuổi chặn lại hỏi: “Anh vào đây làm gì”?
Tôi nói: Tôi muốn vào găp anh Phi.
Người đàn ông thôn quê trông khắc khổ nhưng vẫn thể hiện rất lịch sự bảo tôi: “Anh thông cảm cho tôi biết tên”, tôi xưng tên xong thì người đàn ông nói lại: “đúng rồi”, Nét mặt anh ta rạng rỡ như gặp người thân. anh bắt tay và mời tôi vào nhà.
Tôi theo anh đi vào trong sân nhà anh Phi có bàn ghế, có căng bạt che và có khoảng 60 – 70 người đang ngồi chuyện trò. Thấy người lạ xuất hiện, mọi người đổ dồn nhìn tôi. Tôi đến gặp chủ nhà và tư giới thiệu danh tính xong. Tôi nói: muốm biết sự thật về những bức xúc đã xảy ra tôi thứ bẩy vừa rồi.
Anh Phi vui vẻ kể lại: Khoảng nửa đêm thấy xe chạy rầm rập, thức giấc dậy thấy rất đông xe. Những người được ăn mặc quần áo vũ trang: quân phục bộ đội có, quân phục cảnh sát có. Lập tức, dùng dây thép gai phong tỏa khu vực này. Nhân dân thấy bất bình thường, hết sức chú ý thì phát hiện ra rất đông khoảng trên 600 người được trang bị vũ trang, có cả chó nghiệp vụ, dùi cui…Thấy vậy, dân dùng điện thoại di động gọi diện cho nhau thì toàn bộ hệ thống liên lạc ở Gia Sinh bị chết không liên lạc được. Nhân dân bức xúc, người ở đây chạy đi gọi người bên ngoài, người bên ngoài vòng vây thì tiến vào, Tất cả các ngả đường đến đây bị thép gai và công an phong tỏa, chặn đường không cho đi. Có một cụ già gần 80 tuổi chạy đến đây, bị công an bóp cổ, lên gối vào bụng, bẻ lặt tay ra vất lên ô tô chạy đi mất.
Khi chúng triển khai xong thì tiếp tục cắt điện sáng. Sau cắt điện chúng tôi nổ máy phát điện, máy phát điện nổ, phát sáng thì bị tấn công…Khoảng 3h30 đến khoảng 7h sáng, nhân dân dồn bọn đàn áp này tới xó thì thôi. Song dân chúng tôi biết tôn trọng pháp luật, biết độ dừng không thừa thắng xông lên, tha cho bọn chúng rút.
Chúng rút đi, bằng chứng để lại là dây thép gai, vòi rồng, rọ mõm chó béc dê cũng còn bằng chứng.
Sự việc đánh úp, bất ngờ, cả xã không biết cho nên ai gọi là cưỡng chế thì tôi cho là không đúng, ăn cướp cũng không phải. Đây tôi khẳng định là một vụ đàn áp có vũ trang, có phối hợp…Chúng tôi cũng chưa khẳng định đây là công an hay bộ đội. Chỉ biết, bọn người này được mặc quân phục công an và bộ đội…Tới đây tôi sẽ báo cáo với số máy trực ban của của Bộ tổng tham mưu, ban tác chiến vì liên quan đến Bộ quốc phòng…Tôi chả cần phải kiện tụng gì bởi vì những sai phạm ở đây chúng tôi làm đủ các loại đơn, đi đủ các nơi, từng cấp, từng ngành nhưng cũng chỉ là một con số không: không giải quyết được một chút gì cả nên bây giờ chúng tôi chỉ biết chấp hành pháp luật, bảo vệ những cái gì của mình mà pháp luật cho phép. Cái gì của chúng tôi, chúng tôi giữ, còn đến đây gây hấn, đến đây làm những điều gì đó là không song với người Gia Sinh. Cụ thể hôm đó có tới hàng 6 ngàn người Gia Sinh tập trung ở đây từ già, trẻ, gái, trai đủ mọi thành phần…
Hôm sau tôi lại gọi điện đến Bộ công an, họ không hợp tác. Tôi nói: Tôi là người dân, địa chỉ như thế này, tôi trình báo các anh việc rất nghiêm trọng vừa xẩy ra, tôi cho là vụ đàn áp về quy mô và tính chất nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử. Có lẽ chỉ thời phát xít mới có, nó nguy hiểm. Về quy mô rất lớn, lại xẩy ra vào ban đêm, lại cắt toàn bộ thiết bị hỗ trợ: như điện thoại, điện sáng…Việc làm đó lại áp dụng với dân thường. Giữa một Nhà nước pháp quyền lại xây ra điều đó, tôi nói cái điều này chắc chắn những người gây ra cũng phải đối mặt với pháp luật vào một ngày không xa. Hiện tại, tôi chưa khởi đồng gì, nhân dân còn đang mệt mỏi, còn đang chờ phòng thủ vì liên tiếp được nghe những lời đe doạ tương tự.
Về việc tiêu cực ở đây, tôi hỏi công khai ngay ở Uỷ ban. Hôm đó, có Chánh thanh tra UBND tỉnh, đầy đủ các ban ngành.
Tôi có nói câu thế này: “ ở Gia Sinh, cái sai phạm là quá lớn, quá nhiều, nói cả ngày không hết chứ trả lời như kiểu anh Tiến, Chanh tranh tra, như anh Minh, Phó chủ tịch huyện thì không giải quyết được vấn đề. Có lãnh đạo tỉnh ở đấy, tôi kiến nghị: Hãy cử những cán bộ công tâm, làm việc có trách nhiệm về Gia Sinh thanh tra một cách toàn diện để làm rõ những sai phạm, có biện pháp xử lý thật nghiêm thì mới giải quyết được tình hình Gia Sinh. Chứ đừng giải thích như kiều thằng Trường nó hứa công ăn việc làm, nó hứa ngày mai tươi sáng, nó coi thường nhận thức của người Gia Sinh, cho nên chúng nó có kết cục như ngày hôm nay.
Nhiều người bảo vì cái nọ, vì cái kia…Nhưng tôi nghĩ, cái chính như ngày hôm nay là chúng mắc một lỗi rất sơ đẳng, là coi thường dân, coi thường pháp luật. Chỉ đạo của Trung ương: “ Tuyết đối không được đưa lực lượng vũ trang trong việc giải phóng mặt bằng” ở Gia Sinh thì thế nào? Anh tìm hiểu cả ngày không hết. Tôi đã làm đơn tố cáo sai phạm của ông Minh, Phó chủ tịch huyện, ông Hòa, Chủ tịch huyện và cái Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Gia Viễn cùng những người có liên quan đưa tận tay Phó chủ tịch tỉnh trước mặt những người bị tố cáo, trước mọi người chứ tôi không sợ…
Tìm hiểu người dân tôi thấy, không ai biết cái dự án quy hoạch chùa Bái Đính thế nào, họ chỉ biết lúc nào thích là chính quyền lại tuyên bố quyết định lấy đất, chẳng biết đến bao giờ họ dừng. Nhiều người nói rằng: “Cái chùa to tướng kia là người ta mới dựng lên không phải chùa Bái Đính, chùa Bái Đính chính thức cách đây vài cây”. Họ bảo tôi, lúc nào tình hình ổn định bác có điều kiện lên đây, chúng em xẽ đưa bác đi thăm chùa Bái Đính thật.
Tạm biệt những người con trung kiên ở Gia Sinh ra về, tôi tìm hiểu thêm: được biết UBND tỉnh Ninh Bình đã 5 lần ra quyết định thu hồi đất của dân xã Gia Sinh nhưng không biết đã đủ, đã vừa lòng “Quan” chưa???
Thiết nghĩ, việc tâm linh là thể theo nguyện vọng của cộng đồng dân cư, đâu phải việc quốc gia đại sự…
Qua sự việc được mắt thấy, tai nghe, tôi không hiểu vì mục đích của một nhóm người hay vì cái tâm, cái tầm của một số lãnh đạo có hạn cho nên họ đã làm khó cho cấp dưới, làm khổ cho người dân.
Chẳng lẽ, họ không biết được trong công cuộc chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, người dân phải chịu đói, chịu rét để nhường áo xẻ cơm cho bộ đội, công an. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả.
Chẳng lẽ, họ chỉ học vẹt không biết được lời cha dạy: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 8 năm 2010
Hoàng Trung Kiên
ĐT:0989.203.278
Chuyện thực hư ra sao, tôi tìm đến nơi xảy ra sự việc. Đứng trước cửa tam quan nhìn lên phía bắc: đất, đá ngổn ngang như một dẫy đồi, chỗ cao nhất có lá cờ đỏ sao vàng đã bạc mầu ủ rũ, bên cạnh là vườn cây xanh núp trong có ngôi nhà cấp bốn. Chắc nơi đó, người ta muốn lấp đi để lấy lòng nhà Phật.
Nhìn xuống phía nam có 2 đống dây thép gai đã được thu gọn. Tôi đoán là thành quả cuộc ẩu chiến bất đắc dĩ của những người nông dân nghèo đã bị dồn đến bức đường cùng nên mới đứng lên chống lại bạo quyền phi lý bất công. Tôi đưa máy ảnh lên chụp, thấy tôi chụp ảnh, người dân bản địa nói mỉa: “Nhà báo hả, hai hôm trước không đến mà chụp lấy hình ảnh: cảnh sát vòng trong, vòng ngoài đàn áp dân. Các anh, cố mà viết để nói lên được sự thật: “Quan tham lại ngu, chỉ làm khổ dân”.
Đất, đá ngổn ngang cạnh đất gia đình anh Phi
Tôi đến bắt chuyện với người bán hàng nước ngay trước cổng chính, thấy tôi hỏi về chuyện xẩy ra đêm thứ bẩy, rạng sáng chủ nhật ngày 8/8/2010. Chị kể lại với tâm trạng còn đầy bức xúc: Hai vợ chồng em đồ đạc để đây, sợ nó lại gây lộn, đánh nhau thì nó phá ra định lên dọn lại. Vậy mà, hai vợ chồng vừa đi xe đạp đến, nó bảo: “Đi đâu” thằng công an nó quay một nhát vậy là hai vợ chồng ngã ngửa ra. Dân đi ở đường, công an phải bảo vệ dân chứ lại ủi dân như vậy à? Có một con bé cũng bị ủi hỏng xe phải xửa mật gần 100.000đ. Hôm đó dân du lịch miền nam, miền bắc đến đây chứng kiến hết. Bác bảo, ai lại đưa bao nhiêu công an vòng trong, vòng ngoài, rồi là lá chắn, rồi chó, rồi bơm nước phụt hết vào mặt mũi người dân. Bắt ông già đã 80, tên “Thước” chẳng có bằng chứng gì. Thấy dân ra đông người ta nói cho, một ông Công an bảo: “Thôi, ông sai rồi ông xin lỗi người ta đi”. Mãi sau, nó mới xin lỗi rồi nó luồn, nó đi. Đến gần trưa thì giải tán. Những bằng chứng này, chúng nó định cho lên xe đưa về nhưng dân không cho mang để lấy bằng chứng.
Tôi hỏi: Tao sao dân lại bức xúc như vậy?
Người phụ nữ kể tiếp: Dân bị mất đất, cán bộ thì tham nhũng có đứa một mình hơn chục cái “Sổ đỏ” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Chúng tôi mất hết đất, lên đây bán hàng bảo vệ lại hống hách. Đất chúng tôi là 33 triệu, mới đưa được 5,8 triệu. Tiền mồ mả 700 trăm để chuyển ông, cha đi thì nó ăn 300 trăm, còn nó đưa cho 400 trăm. Cho nên, dân rất là bức xúc về chuyện này. Chúng ăn hêt tiền của dân, tham ô, tham nhũng không làm gì được lại đưa bao nhiêu Công an về ức chế dân như vậy à…hôm đấy chỉ cần hò làng một cái là dân các xóm, các đội kéo nhau lên hết.
Tôi định đến gặp chủ khu đất là Nguyễn văn Phi. Nhiều người nói: Báo chí các ông viết theo sự chỉ bảo, làm gì giám viết lên sự thật, Báo Nhân dân đưa tin: “Trong số hơn bốn nghìn hộ nông dân nằm trong khu vực dự án đã chuyển đến nơi ở mới có tiện nghi sinh hoạt khá hơn nhiều so với nơi ở cũ, các gia đình đã ổn định cuộc sống”. Truyền hình Ninh Bình đưa tin: “Đã được toàn dân đồng thuận”.
Sự thật không phải là như vậy: Dân Gia Sinh không đồng thuận nên mới đẩy lùi được sự bạo quyền, mới thu được những đống dây thép gai này.
Tôi nói: Nhà báo thì cũng có người tốt kẻ xấu chứ nhưng tôi không phải Nhà báo, tôi cũng chỉ là người dân đã từng chịu cảnh bạo quyền. Mọi người vẫn còn e ngại nhưng cũng mách cho tôi: muốn vào được nhà anh Phi phải nhờ người quen giới thiệu. Tôi nghe theo và điện nhờ người bạn giúp đỡ. Một lát sau, bạn tôi báo lại họ đã đồng ý.
Tôi đi đến đầu ngõ, có một người đứng tuổi chặn lại hỏi: “Anh vào đây làm gì”?
Dây thép gai trước chùa Bái Đính mới
Tôi nói: Tôi muốn vào găp anh Phi.
Người đàn ông thôn quê trông khắc khổ nhưng vẫn thể hiện rất lịch sự bảo tôi: “Anh thông cảm cho tôi biết tên”, tôi xưng tên xong thì người đàn ông nói lại: “đúng rồi”, Nét mặt anh ta rạng rỡ như gặp người thân. anh bắt tay và mời tôi vào nhà.
Tôi theo anh đi vào trong sân nhà anh Phi có bàn ghế, có căng bạt che và có khoảng 60 – 70 người đang ngồi chuyện trò. Thấy người lạ xuất hiện, mọi người đổ dồn nhìn tôi. Tôi đến gặp chủ nhà và tư giới thiệu danh tính xong. Tôi nói: muốm biết sự thật về những bức xúc đã xảy ra tôi thứ bẩy vừa rồi.
Anh Phi vui vẻ kể lại: Khoảng nửa đêm thấy xe chạy rầm rập, thức giấc dậy thấy rất đông xe. Những người được ăn mặc quần áo vũ trang: quân phục bộ đội có, quân phục cảnh sát có. Lập tức, dùng dây thép gai phong tỏa khu vực này. Nhân dân thấy bất bình thường, hết sức chú ý thì phát hiện ra rất đông khoảng trên 600 người được trang bị vũ trang, có cả chó nghiệp vụ, dùi cui…Thấy vậy, dân dùng điện thoại di động gọi diện cho nhau thì toàn bộ hệ thống liên lạc ở Gia Sinh bị chết không liên lạc được. Nhân dân bức xúc, người ở đây chạy đi gọi người bên ngoài, người bên ngoài vòng vây thì tiến vào, Tất cả các ngả đường đến đây bị thép gai và công an phong tỏa, chặn đường không cho đi. Có một cụ già gần 80 tuổi chạy đến đây, bị công an bóp cổ, lên gối vào bụng, bẻ lặt tay ra vất lên ô tô chạy đi mất.
Khi chúng triển khai xong thì tiếp tục cắt điện sáng. Sau cắt điện chúng tôi nổ máy phát điện, máy phát điện nổ, phát sáng thì bị tấn công…Khoảng 3h30 đến khoảng 7h sáng, nhân dân dồn bọn đàn áp này tới xó thì thôi. Song dân chúng tôi biết tôn trọng pháp luật, biết độ dừng không thừa thắng xông lên, tha cho bọn chúng rút.
Chúng rút đi, bằng chứng để lại là dây thép gai, vòi rồng, rọ mõm chó béc dê cũng còn bằng chứng.
Sự việc đánh úp, bất ngờ, cả xã không biết cho nên ai gọi là cưỡng chế thì tôi cho là không đúng, ăn cướp cũng không phải. Đây tôi khẳng định là một vụ đàn áp có vũ trang, có phối hợp…Chúng tôi cũng chưa khẳng định đây là công an hay bộ đội. Chỉ biết, bọn người này được mặc quân phục công an và bộ đội…Tới đây tôi sẽ báo cáo với số máy trực ban của của Bộ tổng tham mưu, ban tác chiến vì liên quan đến Bộ quốc phòng…Tôi chả cần phải kiện tụng gì bởi vì những sai phạm ở đây chúng tôi làm đủ các loại đơn, đi đủ các nơi, từng cấp, từng ngành nhưng cũng chỉ là một con số không: không giải quyết được một chút gì cả nên bây giờ chúng tôi chỉ biết chấp hành pháp luật, bảo vệ những cái gì của mình mà pháp luật cho phép. Cái gì của chúng tôi, chúng tôi giữ, còn đến đây gây hấn, đến đây làm những điều gì đó là không song với người Gia Sinh. Cụ thể hôm đó có tới hàng 6 ngàn người Gia Sinh tập trung ở đây từ già, trẻ, gái, trai đủ mọi thành phần…
Dây thép gai nhân dân thu để ở vườn anh Phi
Hôm sau tôi lại gọi điện đến Bộ công an, họ không hợp tác. Tôi nói: Tôi là người dân, địa chỉ như thế này, tôi trình báo các anh việc rất nghiêm trọng vừa xẩy ra, tôi cho là vụ đàn áp về quy mô và tính chất nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử. Có lẽ chỉ thời phát xít mới có, nó nguy hiểm. Về quy mô rất lớn, lại xẩy ra vào ban đêm, lại cắt toàn bộ thiết bị hỗ trợ: như điện thoại, điện sáng…Việc làm đó lại áp dụng với dân thường. Giữa một Nhà nước pháp quyền lại xây ra điều đó, tôi nói cái điều này chắc chắn những người gây ra cũng phải đối mặt với pháp luật vào một ngày không xa. Hiện tại, tôi chưa khởi đồng gì, nhân dân còn đang mệt mỏi, còn đang chờ phòng thủ vì liên tiếp được nghe những lời đe doạ tương tự.
Về việc tiêu cực ở đây, tôi hỏi công khai ngay ở Uỷ ban. Hôm đó, có Chánh thanh tra UBND tỉnh, đầy đủ các ban ngành.
Tôi có nói câu thế này: “ ở Gia Sinh, cái sai phạm là quá lớn, quá nhiều, nói cả ngày không hết chứ trả lời như kiểu anh Tiến, Chanh tranh tra, như anh Minh, Phó chủ tịch huyện thì không giải quyết được vấn đề. Có lãnh đạo tỉnh ở đấy, tôi kiến nghị: Hãy cử những cán bộ công tâm, làm việc có trách nhiệm về Gia Sinh thanh tra một cách toàn diện để làm rõ những sai phạm, có biện pháp xử lý thật nghiêm thì mới giải quyết được tình hình Gia Sinh. Chứ đừng giải thích như kiều thằng Trường nó hứa công ăn việc làm, nó hứa ngày mai tươi sáng, nó coi thường nhận thức của người Gia Sinh, cho nên chúng nó có kết cục như ngày hôm nay.
Nhiều người bảo vì cái nọ, vì cái kia…Nhưng tôi nghĩ, cái chính như ngày hôm nay là chúng mắc một lỗi rất sơ đẳng, là coi thường dân, coi thường pháp luật. Chỉ đạo của Trung ương: “ Tuyết đối không được đưa lực lượng vũ trang trong việc giải phóng mặt bằng” ở Gia Sinh thì thế nào? Anh tìm hiểu cả ngày không hết. Tôi đã làm đơn tố cáo sai phạm của ông Minh, Phó chủ tịch huyện, ông Hòa, Chủ tịch huyện và cái Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Gia Viễn cùng những người có liên quan đưa tận tay Phó chủ tịch tỉnh trước mặt những người bị tố cáo, trước mọi người chứ tôi không sợ…
Tìm hiểu người dân tôi thấy, không ai biết cái dự án quy hoạch chùa Bái Đính thế nào, họ chỉ biết lúc nào thích là chính quyền lại tuyên bố quyết định lấy đất, chẳng biết đến bao giờ họ dừng. Nhiều người nói rằng: “Cái chùa to tướng kia là người ta mới dựng lên không phải chùa Bái Đính, chùa Bái Đính chính thức cách đây vài cây”. Họ bảo tôi, lúc nào tình hình ổn định bác có điều kiện lên đây, chúng em xẽ đưa bác đi thăm chùa Bái Đính thật.
Tạm biệt những người con trung kiên ở Gia Sinh ra về, tôi tìm hiểu thêm: được biết UBND tỉnh Ninh Bình đã 5 lần ra quyết định thu hồi đất của dân xã Gia Sinh nhưng không biết đã đủ, đã vừa lòng “Quan” chưa???
Thiết nghĩ, việc tâm linh là thể theo nguyện vọng của cộng đồng dân cư, đâu phải việc quốc gia đại sự…
Qua sự việc được mắt thấy, tai nghe, tôi không hiểu vì mục đích của một nhóm người hay vì cái tâm, cái tầm của một số lãnh đạo có hạn cho nên họ đã làm khó cho cấp dưới, làm khổ cho người dân.
Chẳng lẽ, họ không biết được trong công cuộc chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, người dân phải chịu đói, chịu rét để nhường áo xẻ cơm cho bộ đội, công an. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả.
Chẳng lẽ, họ chỉ học vẹt không biết được lời cha dạy: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 8 năm 2010
Hoàng Trung Kiên
ĐT:0989.203.278
Gửi ý kiến của bạn