BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73315)
(Xem: 62231)
(Xem: 39418)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đọc lại một bài thơ Xuân Diệu

21 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 1094)
Đọc lại một bài thơ Xuân Diệu
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52


Xuân Diệu


Xuân Diệu đối với bọn tôi - những đứa học sinh lớn lên trong thời VNCH, lại chọn học ban văn chương - là một cái tên vô cùng quen thuộc và thân thiết. Có ai trong bọn tôi lớn lên mà không thuộc những câu thơ như "Mau với chứ vội vàng lên với chứ/ Em em ơi tình non sắp già rồi ...", "Tôi có chờ đâu có đợi đâu/ Mang chi xuân lại gợi thêm sầu ...", "Là thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây ...", "Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi/ Tôi mê Ly Cơ hình nhịp nhàng/ Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng/ Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi ...".

Nói vắn tắt, đối thế hệ bọn tôi ở miền Nam thì Xuân Diệu quả là một biểu tượng của thơ mới, của sự phóng khoáng, của tình yêu đôi lứa, của những tình cảm mà nói theo quan điểm của văn học cách mạng là "ướt át, ủy mị, tiểu tư sản", vv.

Nhưng sau khi miền Bắc được giải phóng thì thơ Xuân Diệu đã khác đi, không còn tính chất lãng mạn lả lướt kia nữa. Đã có một Xuân Diệu khác (cũng như có một Huy Cận, một Chế Lan Viên khác). Nhưng ông không còn nổi tiếng nữa. Tôi hầu như chẳng nhớ được một bài thơ nào của XD sau năm 1954, mặc dù hình như tôi cũng đọc được một vài bài (dạng bài đọc thêm) trong sách Văn học lớp 12 thời ấy.

Hôm nay, nhân đọc được bài viết về Phạm Duy và Tố Hữu, tôi nhớ đến một bài thơ của Xuân Diệu mà một người bạn nhỏ đã gửi cho tôi cách đây ít lâu. Một Xuân Diệu rất khác, một XD của văn học cách mạng, không còn ướt át, ủy mị, lãng mạn, vẩn vơ, "nghệ thuật vị nghệ thuật" nữa. Mà là một XD "nghệ thuật vị nhân sinh" - hay nói đúng hơn là "nghệ thuật vị ... chống Mỹ cứu nước", viết có chủ đích rõ rệt và hẳn là theo chủ trương về văn nghệ của Đảng trong tình hình đất nước vào thời ấy (chắc chắn là phải dưới sự lãnh đạo về tư tưởng của Tố Hữu).

Bài thơ ấy là như thế này, xin gửi lên đây để các bạn đọc nhé. Nguồn ở đây: http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=23138.

 Một tên Mỹ bị sập hầm chông 
 
Ngày 14-3-1962, một tiểu đoàn biệt kích ở đồn Trung Hoà, quận Củ Chi, Thủ Dầu Một, do một số sĩ quan Mỹ chỉ huy, tới càn quét ở xã Nhuận Đức; vừa đến nơi, thì một tên Mỹ bị sập hầm chông lòi ruột.
 Tin các báoMột tên Mỹ bị sập hầm chông.
Hầm chúng tôi sâu, trên phủ lá
Khoét trong đất một chí trả thù,
Chông dài, có ngạnh như câu cá.


Trung đội lính phải khiêng mày đi -
Đến chết vẫn bắt người ta khổ!
Lòi ruột rồi tên Mỹ chỉ huy,
Ta còn gửi đầu mi trên cổ!

Ở xã Nhuận Đức, quận Củ Chi
Máu Mỹ tưới kìa, toang thịt Mỹ!
Bay dựng lầu trên thịt người ta,
Chông vào, thịt Mỹ đau không nhỉ?


Khắp cả mặt đất là hầm chông,
Bước thì phải liệu, đi phải trông!
Một tờ lá rụng, một chòm cỏ
Đều giấu hờn căm ở dưới lòng!


Một tên Mỹ bị sập hầm chông
Hai tên Mỹ chôn chân giữa đồng
Trăm tên Mỹ sỗ sàng cướp nước
Nghìn tên Mỹ sẽ thành số không!


2-4-1962

Quả là một bài thơ đáng nhớ, phải không các bạn? Tôi chợt nghĩ, nếu bây giờ tôi còn đi học và phải làm đề tài nghiên cứu về văn học, tôi sẽ chọn đề tài về sự thay đổi về tư tưởng và phong cách nghệ thuật của các văn nghệ sĩ trước và sau khi có sự lãnh đạo của ĐCSVN, như trường hợp của XD, HC, Chế Lan Viên, hoặc sau này là Trịnh Công Sơn và một vài người khác nữa. Chắc chắn là sẽ nhiều phát hiện lắm đây.


 

Vũ Thị Phương Anh

21-02-2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn