BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76795)
(Xem: 63140)
(Xem: 40542)
(Xem: 32170)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mốt xin lỗi

30 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 1490)
Mốt xin lỗi
52Vote
41Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.34


Buổi tối, các đường phố ít đèn đường dễ thấy những gã đội mũ mềm chạy SH, Liberty chở các em 2D lượn phố. Vì mặc áo hai dây (2D) nên thấy rõ khoảng lưng trần của các em lấp lánh ánh lân tinh. Là gái cưng của các gia đình có “điều kiện” hoặc có bồ làm chủ doanh nghiệp, chủ cầm đồ cho vay nặng lãi, việc tiêu tiền của các em là "nghĩa vụ và trách nhiệm" nên có mốt gì mới là các em "nhập" sớm nhất. Chẳng hạn như mốt xăm mình phát quang mới đây là một ví dụ. Xăm đen hoặc chàm quê cả cục rồi, nay xăm phát quang mới là biết chơi. Để có các hình xăm phát sáng trên lưng, gáy, bắp chân, các em tìm đến tiệm xăm công nghệ mới. Ở đó thợ sẽ pha chế mực Ultra Violet (hay còn gọi là loại mực ngoại tuyến) phục vụ thượng đế. Mực này sẽ bắt ánh sáng đèn led ở vũ trường, quán bar, các cửa hàng, show diễn thời trang. Phong trào xăm phát quang đang trở thành mốt của gái "đèn led".


Nói về thời trang khó bỏ qua chuyện mặc, mà là mặc cho thật "mốt". Mà đâu chỉ giới showbiz mới biết chơi cho mốt. Đến như cán bộ các cơ quan công quyền cũng mốt lắm. Trước đây ở một phường có tiếng đông đúc giang hồ dao búa có một gã “cửu” vạ vật các quán cháo lòng tiết canh, hàng nước bán rong, xó xỉnh nào cũng lê la. Sau mới hay đó chính là một trưởng công an mới được điều về phường này thay cho trưởng công an tiền nhiệm đã bị điều chuyển đi nơi khác vì lý do x y z gì đó. 

Trước khi tới nhiệm sở nhận công tác, đồng chí tân trưởng công an đã vào vai người kiếm việc làm thuê để nắm tình hình địa bàn.

Nhận chức trưởng công an nhưng đồng chí không bao giờ diện cảnh phục mà lúc nào cũng đeo kính đen Rayban, mặc mấy bộ áo hoa chim cò và vài cái quần bò xé gấu rất phủi.

Vài năm sau trưởng công an chim cò được cất nhắc vùn vụt. Chẳng biết có phải vì thế không mà về sau nhiều trưởng công an khác cũng đua nhau học tập và làm theo cái lối ăn mặc đó. Nó đã trở thành mốt thời thượng và rồi lây lan đến các chiến sỹ. Các chú ặc ê cũng cố sắm bằng được cho mình một bộ “xì tai” để khi hết giờ hành chính là dóng bộ ra đường.Mới nhìn vào mấy cái hình thức bề nổi đó, dù người ta biết các đồng chí ăn mặc như vậy có thể có chút mục đích phục vụ cho công tác nhưng ăn mặc thường xuyên và trở thành mốt như vậy thì thật là chướng mắt. Nhưng xét cho cùng nó cũng vô hại nếu so với mốt chạy cho có một học hàm học vị để phù hợp tiêu chuẩn “cơ cấu” cán bộ thì thật sự là phong trào tai hại. Các con số thống kê khoa học trên một số tạp chí uy tín quốc tế cho thấy các lãnh đạo trong trung ương đảng chính phủ ở nước ta có học vị Tiến sỹ, thạc sỹ là nhiều nhất thế giới vượt xa chính phủ Mỹ. Chi phí cho các cán bộ đi học theo các chương trình Tiến sỹ, thạc sỹ trong cả nước là rất lớn, tốn kém rất nhiều tiền dân. Người dân đã có câu nói nay trở nên quen tai: “Ở Việt nam trước đây ra ngõ gặp anh hùng còn ngày nay ra đường là va vào tiến sỹ”. Trong cái thời nhộm nhoạm của đêm trước ngày này người ta đua chen nhau leo lên địa vị cao để dành quyền vơ vét tài nguyên, trộm cắp ngân sách và móc túi dân với đủ mánh lới bỉ ổi nhờ vào quyền lực.


Ngày nay sau đại hội 6, đang có phong trào thi đua mới đang có tín hiệu như là mốt "thời trang" nặng về hình thức. Đó là cái mốt "xin lỗi”.

 

Ở các nước dân chủ, các quan chức mắc sai lầm trong điều hành nhà nước hoặc có vết nhơ trong đời tư thường công khai xin lỗi trước dân và tuyên bố từ chức như một biểu hiện của lòng tự trọng.



Nguyễn Tấn Dũng nhận lỗi


Truyền thông ở ta đã đề cập quá nhiều về "văn hóa xin lỗi" và cái vẻ nhún nhường bề ngoài của việc xin lỗi đã được các quan chức ở ta nhanh ý lẹ tay chộp lấy làm cái phao cứu sinh sau những sai phạm đáng lẽ ra là không thể dung thứ. Có lẽ vì thế nên gần đây người ta bắt đầu thấy một phong trào quan chức thi đua xin lỗi. 


Đi tiên phong trong việc diện "tấm áo rất mốt" này có lẽ là đồng chí X. Tuy không xin lỗi dân mà chỉ xin lỗi đảng thôi thì chí ít cũng là sự nhìn nhận cái sai, cái dở của cá nhân trong công tác. 

Bắt được cái "xì tai" khá "mô đồ" này, bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải cũng đã sắm ngay được bộ cánh rất óng ả bằng cách hôm rồi công khai bày tỏ: “Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố xin nghiêm túc tự phê bình và nhận lỗi với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, với nhân dân, với Đảng bộ thành phố và sẽ cố gắng làm hết sức mình để khắc phục hạn chế, khuyết điểm”.

 

Lại một tin mới nữa là hôm kia, UBND TP.Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt bộ chỉ số theo dõi xếp hạng cải cách hành chính năm 2012 và đây là lần đầu tiên, quy định xin lỗi dân được thành phố đưa vào là một trong các tiêu chí thi đua, xếp hạng quan trọng của nội dung cải cách hành chính, đánh giá cán bộ công chức.

 

Nhân dân đang theo dõi phong trào thi đua này bằng cặp mắt đầy hoài nghi về kết quả của nó.Thái độ hoài nghi này là không có gì lạ bởi ở nước ta, các phong trào thi đua khi phát động thì rầm rộ, trống rong cờ mở nhưng kết quả thực tế có đem lại điều gì hữu ích cho dân cho nước hay không thì ai cũng đã biết.

 

Trước đây đất nước chúng ta đã chứng kiến quá nhiều cuộc phát động thi đua như kiểu thi đua làm hợp tác hóa nông nghiệp, thi đua làm phân xanh, thi đua lập thành tích chào mừng dịp kỷ niệm ngày này ngày nọ như một cái mốt để rồi chỉ vì chạy theo thành tích nhằm ẵm giải thưởng và lấy đó làm cơ hội thăng chức mà các phong trào thi đua trở nên những câu chuyện hài trong dân như mấy câu Bút tre một thời:

 

Thi đua ta quyết tiến lên 

Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu 

Hàng đầu không biết đi đâu 

Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi...

Sau cái mốt xin lỗi của các quan rồi chẳng biết trong tương lai sẽ là mốt gì nữa?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn