BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73318)
(Xem: 62233)
(Xem: 39420)
(Xem: 31166)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lời phát biểu của ông Võ Nguyên Giáp tại hội nghị Trung ương lần thứ 12 (Ngày 27-5-1991)

09 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 1651)
Lời phát biểu của ông Võ Nguyên Giáp tại hội nghị Trung ương lần thứ 12 (Ngày 27-5-1991)
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Thưa đồng chí tổng bí thư, các anh em trong Bộ Chính trị, thưa đoàn chủ tịch, thưa các đồng chí

Tôi có lời phát biểu này, là vì hôm qua, được dự buổi họp của Bộ Chính trị nghe đồng chí Nguyễn Đức Tâm báo cáo về những hoạt động không lành mạnh trong đó có chỗ những phần tử nào đó nói động đến tôi, khi cân nhắc đưa ra trước Trung ương, có ý kiến không nói đến tên tôi, cũng có ý kiến cứ nên nói. Đã nói đến tôi thì tôi xin được phát biểu và Bộ Chính trị đã đồng ý.

Tôi nhất chí với lời phát biểu của đồng chí Tổng bí thư, là trong Đại hội VII, vấn đề nhân sự có tầm quan trọng quyết định. Các văn kiện dù có tôt đến mấy, nếu vấn đề nhân sự không tốt thì các văn kiện ấy cũng mất tác dụng.

Cũng như tất cả các đồng chí Trung ương, tôi suy nghĩ nhiều về vận mạnh của đất nước, của chế độ, về vấn đề nhân sự. Suy nghĩ với tinh thần phát huy trí tuệ tập thể, làm sao bầu ra được các cơ quan lãnh đạo có đầy đủ uy tín và trình độ, tăng cường sức mạnh lãnh đạo và tổ chức của Bộ Chính trị mới, của Ban chấp hành trung ương mới.

Trước hết tôi muốn khẳng định: Những ý nghĩ không lành mạnh hoàn toàn xa lạ với tôi, cả cuộc đời tôi, từ lúc 14 tuổi, tham gia cách mạng, tôi đã một lòng một dạ phục vụ cách mạng, phục vụ Đảng, không vướng chút suy nghĩ cá nhân, nhất là trong hơn 10 năm lại đây, Đảng giao việc gì cũng hết sức làm. Dù là khoa học kỹ thuật, rồi đến khoa học kỹ thuật và khoa học xả hội, rồi thêm giáo dục, cho đến sinh đẻ có kế hoạch, rồi xây dựng dự báo chiến lược khoa học- kỹ thuật, xây dựng chiến lược kinh tế xã hội. Tự xác định ý thức tổ chức của một Đảng viên, cho nên với tinh thần "vui vẻ chịu đựng", hai chữ này có vẻ mâu thuẫn với nhau, chịu đựng nhiều và cũng phải có nghị lực thì mới say sưa làm mọi việc được giao. Chi bộ của tôi- tôi sinh hoạt đều đặn ở chi bộ- và cấp uỷ trực tiếp đều nhận xét tôi là một đảng viên gương mẫu, có ý thức đoàn kết, tổ chức kỷ luật cao, luôn giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong mọi tình huống.

Tôi không hề mảy may suy nghĩ đến địa vị cá nhân. Tôi nhớ vào năm 1945, khi được bầu vào ban chấp hành Trung ương, tôi có nói với anh Đồng lúc ấy chưa vào Trung ương: "Các ông bầu mình vào trung ương, mình nghĩ không trung ương mình cũng làm việc được, vào trung ương cảm thấy trách nhiệm nặng nề hơn". Lúc chuẩn bị đại hội V, trong trung ương chỉ có năm phiếu đề nghị tôi thôi Bộ Chính trị, còn tuyệt đại đa số muốn tôi ở lại. Nhưng khi anh Thọ đặt vấn đề nên rút khỏi bộ Chính trị với mấy anh cùng một lứa tuổi, để cho vui vẻ, thì tôi cũng sẵn sàng. Trong buổi họp bộ Chính trị nói đến vấn đề tôi thôi Bộ Chính trị thì nhiều anh ngạc nhiên, có đồng chí cảm động đến rơi nước mắt, Bộ Chính trị biểu dương rất nhiều tinh thần của tôi và hoan nghênh thái độ của tôi. Nhưng sau đó lại khác. Tôi muốn nói thêm có những đồng chí lúc bấy giờ có nhiều phiếu yêu cầu rút ra khỏi Bộ Chính trị mà vẫn ở lại.

I/ Tôi lần lượt phát biểu một số ý kiến vè một số việc anh Tâm trình bày.

1) Về cán bộ tên là Năm Châu. Hôm qua tại buổi họp của Bộ Chính trị, khi nói đến người ấy, tôi hết sức sửng sốt, vì tôi nhớ rằng vì không hề quen người nào gọi là Năm Châu, không ai biết Năm Châu là ai. Chiều qua về nhà hỏi lại thư ký thì được biết có một lần anh hoàng "mắt lua" đã đưa đến nhà một người tên là Năm Châu. Anh ta hỏi tôi có nhớ không và nói "Lâu ngày xa cách, hôm nay chỉ muốn đến thăm sức khoẻ đại tướng và xin chụp một tấm ảnh kỷ niêm. Thế là hết, tôi không hề nói chuyện gì với anh ấy là vì hôm ấy rất bận, lại biết tính tình anh Hoàng "mắt lửa" nên muốn chấm dứt sớm cuộc gặp mặt. Sự việc chỉ có thế. Như vậy những lời Năm Châu nói trong bản được đưa ra đọc là hoàn toàn của anh ấy, tôi không hề hay biết gì.

2) Về anh Thanh Quảng. Tôi cũng đã gọi anh Thanh Quảng đến chiều hôm qua. Thanh Quảng là thư kýcủa tôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trước là bí thư Quảng Bình, thỉnh thoảng có đến nhà chơi nói chuyện tình hình và trao đổi về công việc của tỉnh. Tôi hỏi Thanh Quảng về quan hệ với Năm Châu thì anh ấy cho biết 2 người quen nhau từ thời làm việc ở ngành vật tư, gần đây nghe anh Thanh Quảng ốm có ra thăm, cũng là việc ngẫu nhiên. Anh Thanh Quảng cũng nói gửi thư vắn cho Năm Châu; và nói rằng không hề nói chuyện về Năm Châu với tôi, tôi hoàn toàn không hay biết.

Tôi nhắc lại với anh Thanh Quảng lời dặn trước đây của tôi là không nên dính dấp đến vấn đề nhân sự cụ thể và cựu chiến binh phải chú trọng vấn đề đoàn kết. Anh Thanh Quảng nói vẫn nhớ lời dặn ấy. Vì vậy vừa qua khi đi họp đại hội thành, anh Thanh Quảng đã không phát biểu mà chỉ gửi bài viết, trong đó cũng không nói đến chuyện nhân sự cụ thể. Về nhân sự có kiến nghị cá nhân thì gửi theo hệ thống tổ chức.

Về anh Trần Văn Trà. Tôi thường có dịp gặp anh Trà trong những lúc vào thành phố Hồ Chí Minh công tác. Tôi có nhắc anh Trà mấy điểm:
a) Cần ủng hộ lãnh đạo của Đảng, ủng hộ anh Linh, anh Mười.

b) Trong quan hệ với anh Lê Đức Anh, có ý kiến gì khác nhau thì nên gác lại, đoàn kết với nhau vì đoàn kết lúc này là cần, vì anh Anh đang làm việc tốt. Việc này tôi cũng đã trao đổi với anh Lê Đức Anh là 2 người nên gặp nhau, xây dựng quan hệ tốt.

c) Về hoạt động của cựu chiến binh nên làm cho tốt, tăng cường đoàn kết theo sự lãnh đạo của Đảng.

Trong cuộc tiếp xúc của tôi vơi đồng chí cựu chiến binh, các đồng chí lão thành cách mạng, với cán bộ cao cấp cấp tỉnh, các cơ sở khoa học hay kinh tế, anh em thường nêu lên vấn đề nhân sự; không ngoài câu chuyện mong anh Linh, anh Mười, anh Văn làm việc một thời gian nữa. Thật ra câu chuyện này hiện đã trở thành hầu như một câu chuyện “ Văn hoá dân gian”, ngoài đường phố người ta bàn tán.

Thái độ của tôi bao giờ cũng là gạt ngay, vì vấn đề nhân sự là vấn đề của Đảng, không nên bàn tuỳ tiện.

Đối với anh em cựu chiến binh cũng như các đồng chí lão thành, tôi cho đây là lực lượng cách mạng được rèn luyện, đã từng vào sống ra chết vì Đảng vì chế độ. Vì vậy, Đảng nên chăm sóc và giúp đỡ các đồng chí ấy theo dõi tình hình đất nước, tạo điều kiện cho anh em thực sự hiểu biết về sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Chúng ta cần chăm lo thế hệ trẻ, cán bộ đang làm việc, đội ngũ khoa học và công nghệ. Nhưng đồng thời cũng cần làm sao để thế hệ những người nhiều tuổi cũng am hiểu tình hình, tiếp thu cái mới, phấn đấu tiến lên. Điều này rất quan trọng vì đây là một chỗ dựa của Đảng. Đoàn kết được tất cả các lực lượng ấy thì chế độ ta càng vững vàng, nhất là lúc sóng gió. Tôi thấy tỉnh nào, địa phương nào làm được như vậy thì quan hệ giữa các cấp đảng và chính quỳên với các đồng chí lão thành và cựu chiến binh tốt hẳn lên, có ảnh hưởng tích cực đến các tầng lớp thanh niên, như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ Tĩnh và một số tỉnh khác.

Tôi cho hội cựu chiến binh là chỗ dựa vững chắc của chế độ và mong Hội có điều kiện hoạt động tích cực lên. Nhưng khi thấy ban bí thư có phần dè dặt thì do ý thức tổ chức, tôi cũng hạn chế sự tiếp xúc và khi có dịp thì khuyên cần làm đúng nguyên tắc tổ chức, đã có phẩm chất vững lại phải nhạy bén với cái mới và ra sức học tập để phục vụ tốt sự nghiệp đổi mới của Đảng. Một chuyện cụ thể, tôi xin phép nói ra đây; vừa qua tập thể ban biên tập báo cựu chiến binh Việt Nam đề nghị đến thăm tôi, nhưng tôi từ chối, mà chỉ tiếp đồng chí Tổng biên tập (Vì lẽ đến nay tôi chưa tiếp tập thể ban biên tập của báo Nhân dân và báo Quân đội nhân dân).

Tôi thấy đồng thời với việc bồi dưỡng và phát huy lực lượng trẻ nên làm sao chăm sóc và lãnh đạo tốt các đồng chí lão thành và anh em cựu chiến binh. Ở nhiều nước (Kể cả một số nước tư bản), đã hết sức coi trọng vấn đề thế hệ nhiều tuổi và có chính sách đối với lực lượng ấy. Hiện nay ở ta, tổ chức cơ sở của Đảng ở địa phương thường có đến 60% hay hơn nữa là cán bộ nghỉ hưu hay cựu chiến binh. Sự tập hợp lực lượng ấy thành một khối đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ đã trở nên một yêu cầu bức thiết, nhất là trong khi những phần tử xấu trong công giáo, phật giáo hay nguỵ quân nguỵ quyền đang gia tăng hoạt động.

Còn đối với hoạt động không lành mành của một số phần tử trong hội cựu chiến binh hay đồng chí cũ thì lại là một vấn đề khác. Cân phải ra ức uốn nắn, kịp thời ngăn chặn. Đối với hoạt động có tính chất bè phái thì phải phê phán nghiêm khắc, cần thì thi hành kỷ luật, nghiêm khắc xử trí.

Tôi nói đến một việc khác. Vừa rồi, có một số cán bộ lão thành, đây là những đồng chí trung kiên, gặp tôi và cho biết đã đề nghị lên một số đồng chí cán bộ lão thành cấp cao được chỉ định đi dự đại hội với tư cách là đại biểu chính thức. Anh Lê Văn Lương nói anh Linh và anh Mười đều tán thành. Tôi thấy đó là một đề nghị chính đáng.

Về phần tôi như trên đã nói, là một đảng viên có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức, tôi đã làm hết sức mình để phục vụ cách mạng, cố gắng làm tốt những nhiêm vụ được giao.

Gần đây, tôi đã đề nghị bớt một phần công việc cụ thể để tập trung hơn vào công tác khoa học, nhất là khoa học xã hội, đặc biệt là 2 vấn đề sau:

1/ Trong khi chủ nghĩa xã hội gặp khủng hoảng, tôi đang cùng với các cán bộ của Viện Khoa học xã hội và Viện Mác- Lê Nin tập trung nghiên cứu vấn đề vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn của nước ta. Coi đó là con đường cho phép chúng ta tìm ra những bước đi cụ thể của mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Tôi phấn khởi khi Hội nghị Trung ương lần này nhất trí khẳng định chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng và nhân dân ta.

Trong khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi đã hết sức cảnh giác đối với những luận điệu xuyên tạc và lợi dụng. Tại Hội nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc họp tại thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, tôi đã cân nhắc không dùng từ " Hoà hợp dân tộc" mà dùng từ "Đoàn kết các lực lượng thực sự yêu nước" và nói rõ nếu dùng từ " Hoà hợp dân tộc" thì phải xác định đây là hoà hợp có nguyên tắc, trên nguyên tắc thực lòng yêu nước, chứ không phải hoà hợp với những lực lượng lợi dụng đoàn kết để phá hoại đoàn kết, phá hoại đất nước. Tôi cũng đã nhắc nhở một số cán bộ không nên nói nhiều đến sự khác nhau giữa Bác Hồ và đồng chí Trần Phú , trong những năm đầu Đảng ta mới ra đời, vì đưa vấn đề ấy ra trong lúc này là không có lợi. Tôi có trao đổi ý kiến với anh Đào Duy Tùng về các vấn đề này.

2/ Tôi đã dành nhiều thì giờ cùng các anh Mười và một số đồng chí nghiên cứu chiến lược kinh tế - xã hội của nước ta. Và muốn nghiên cứu có kết quả thì không chỉ đọc sách hay tham gia những cuộc hội thảo mà phải vào thực tiễn các cơ sở kinh tế ở các thành thị và ở các vùng nông thôn rộng lớn của nước ta. Tôi đã cố gắng đi vào thực tế, thăm và làm việc tại các cơ sở, kết hợp thực tiễn với lý luận.

Tôi làm việc hăng say, tự thấy tuy đã nhiều tuổi nhưng sức khoẻ vẫn tốt và còn có khả năng làm việc, nhất là về lý luận và chiến lược. Chính vì vậy khi ban nhân sự hỏi ý kiến và nguyện vọng của tôi thì lúc đầu tôi thấy không cần thiết phải trả lời vì mọi công việc đã có tổ chức định; về sau lại hỏi lần nữa thì tôi đã trả lời: Hiện nay tôi đã nhiều tuổi, nhưng sức khoẻ còn tốt, trong lúc tình hình đất nước khó khăn thì có nguyện vong làm việc một thời gian nữa.

Gần đây, sau khi đặt ra giới hạn tuổi tác, thì có một số đồng chí khuyên tôi đã cống hiến như thế là đủ rồi, nên nghỉ cho trọn vẹn và thảnh thơi, tiếp tục làm chưa chăc đạt được kết quả gì mà lại có thể vướng vào những khó khăn mới. Một số đồng chí khác trong đó có nhiều đồng chí cũ, đồng chí trung kiên, thì lại khuyên trong tình hình đất nước đang khủng hoảng hiện nay, cần phải tiếp tục làm việc một thời gian nữa. Nếu rút lui trong lúc này thì chẳng khác gì chốn tránh trách nhiệm trong khi Đảng gặp khó khăn, tôi đã suy nghĩ nhiều và tự xác định là không nên tự mình xin rút.

Đó là suy nghĩ của tôi. Còn việc tôi nên tiếp tục làm việc hay nên nghỉ, điều đó do Trung ương quyết định.

Nếu Trung ương cho rằng nên tiếp tục thì tôi sẵn sàng tiếp tục. Nếu Trung ương thấy rằng nên nghỉ thì tôi sẵn sàng nghỉ, rất thoải mái, nghỉ mà đồng chí, bạn bè không ai có thể trách cứ là trốn tránh trách nhiệm. Lương tâm người cộng sản của tôi cũng thảnh thơi.

Cuối cùng, tôi đề nghị Đại hội VII lấy mấy chữ đồng chí Tổng bí thư nêu ra trong diễn văn khai mạc làm phương châm:
Trí tuệ
Đổi mới
Dân chủ
Kỷ cương

Tôi đề nghị thêm 2 chữ Đoàn kết.

Và muốn đạt mục tiêu ấy thì cần phải phát huy dân chủ, dân chủ thật sự, dân chủ có lãnh đạo, mọi việc đều làm đúng nguyên tắc sinh hoạt của Đảng; Làm cho Đại hội là cơ quan cao nhất phát huy trí tuệ tập thể, đề ra những quyết định đúng đắn và sáng tạo đạt thành công lớn.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí

Ký tên: Văn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn