BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73246)
(Xem: 62216)
(Xem: 39402)
(Xem: 31152)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện rồi cũng phải nói

18 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 2927)
Chuyện rồi cũng phải nói
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Ngày 4/10/2013, tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, hưởng thọ 103 tuổi, các cơ quan truyền thông trong cũng như ngoài nước, Việt ngữ cũng như ngoại ngữ, đã bàn khá nhiều về những bí ẩn của cuộc đời ông và đánh giá vai trò ông trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng có một bí ẩn rất quan trọng lại không được ai nói đến, đó là chuyện năm 1945 Võ Nguyên Giáp và toán của ông đã được các nhân viên tình báo Hoa Kỳ huấn luyện về quân sự ở Pác Bó, Cao Bằng, và được trang bị võ khí để chống Nhật. Nhưng vừa huấn luyện và trang bị xong thì Nhật đầu hàng Đồng Minh, Việt Minh đem toán võ trang này về Hà Nội cướp chính quyền!

Các nhân chứng lịch sử

Câu chuyện Mỹ huấn luyện Võ Nguyên Giáp và toán của ông đã được Archimedes L. A. Patti, người phụ trách tình báo Mỹ lúc đó ở vùng Côn Minh, Trung Quốc, tường thuật đầy đủ trong cuốn “Why Viet Nam ? Prelude To America’s Albatross”. Và mới đây, ngày 18/4/2013, khi Henry Prunier, một trong những người thuộc toán huấn luyện viên của Mỹ lúc đó, được gọi là “Deer Team” (Đội Con Nai), qua đời hưởng thọ 91 tuổi, tờ New York Times và nhiều cơ quan truyền thông khác của Mỹ đã đăng lại những lời tiết lộ của ông về những chuyện ông đã làm ở Pác Bó năm 1945, kể cả việc dạy cho Võ Nguyên Giáp ném lựu đạn.

Ngày 8/11/2013, Đài RFA đã phỏng vấn ông Nguyễn Mộng Long, người thực hiện cuốn phim “Một cơ hội bị bỏ lỡ” vừa được giải Bông sen vàng về thể loại phim tài liệu tại Việt Nam vào tháng 10/2013 vừa qua. Cuốn phim kể lại chuyện năm 1945, biệt đội Con Nai gồm 7 binh sĩ Mỹ nhảy dù xuống Việt Bắc huấn luyện lực lượng Việt Minh chống Nhật theo sự tường thuật của người lính cuối cùng là ông Henry Prunier. Chúng tôi chưa xem nên không biết phim có dám nói lên sự thật hay không.

Đọc ba cuốn “Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam”, chúng ta thấy đảng này luôn hô rất to họ đã đánh thắng một lúc ba đế quốc đầu xỏ là Nhật, Pháp và Mỹ. Nhưng trong thực tế họ chưa bao giờ đánh Nhật. Họ mới được Mỹ huấn luyện để quậy phá Nhật xong thì Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Nhưng họ phải hô to như thế để che đậy tư cách lính đánh thuê của họ.

Đầu đuôi câu chuyện

Câu chuyện huấn luyện đã được Archimedes L. A. Patti và Henry Prunier tường thuật lại khá rõ ràng. Nhưng để hiểu rõ việc gì đã xảy ra, trong bài này, chúng tôi thấy cần nhắc lại câu chuyện năm 1944 Hồ Chí Minh tình nguyện làm lính đánh thuê cho Mỹ đã được chúng tôi trình bày trong cuốn “Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam” xuất bản năm 1998 (đã hết), nhưng rất nhiều người vẫn chưa biết. Phải nắm vững câu chuyện này độc giả mới hiểu được một cách dễ dàng tại sao năm 1945, 7 nhân viên tình báo Mỹ đã nhảy xuống Pác Bó để huấn luyện quân sự cho Võ Nguyên Giáp và toán của ông ta.

Phái đoàn Archimedes Piatti (OSS ) tại chiến khu Việt Bắc


Đại úy Archimedes L.A. Patti, trưởng phòng hành quân của OSS đặt tại Côn Minh, nói rằng lúc đầu ông có ý sử dụng tất cả các đảng phái chính trị của Việt Nam càng nhiều càng tốt, nhưng về sau ông thấy hai đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng không đáng tin cậy. Đại Việt là đảng thân Nhật và hoạt động cho tình báo Nhật, còn Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức theo kiểu Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Ông có sử dụng một vài người của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng thấy rằng những người này vừa cung cấp tin tức cho Hoa Kỳ, vừa cung cấp cho Trung Hoa và Pháp. Cuối cùng, ông nhận thấy Việt Minh là nhóm duy nhất có thực lực có thể giúp Đồng Minh đánh Nhật. [Archimedes L.A. Patti, “Why Viet Nam ? Prelude To America’s Albatross”, 1980, tr. 504-530].

Lúc đó, theo yêu cầu của chính phủ Trung Hoa, các lãnh tụ đảng phái của Việt Nam ở Trung Quốc đã đồng ý thành lập một tổ chức chung lấy tên là “Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội” (gọi tắt là Việt Cách), nhưng các đảng phái Việt Nam không ngồi lại với nhau được vì tranh chấp về quyền hành (giống như ở hải ngoại hiện nay). Do đó, chính phủ Trung Hoa đã quyết định dùng Hồ Chí Minh.

Giữa tháng 9 năm 1943 tướng Trương Phát Khuê, Đại Diện Đệ Tứ Chiến Khu của Trung Quốc, ra lệnh thả Hồ Chí Minh. Lúc đó Hồ Chí Minh đã bị giam hơn một năm vì hoạt động cho cộng sản. Hồ Chí Minh đến ở ngay trong hội quán của Việt Cách và kiếm một cái ghế bố đặt trong một góc để nằm. Ông ít muốn nói chuyện với ai và từ chối nói về lý lịch của mình.

Theo yêu cầu của chính phủ Trung Hoa, Việt Cách đã tổ chức một hội nghị tại Liễu Châu vào ngày 19/3/1944 để thành lập một tổ chức đưa trở về Việt Nam hoạt động chống Nhật. Các yếu nhân trong Việt Cách đều không muốn xung phong trở về. Do sự sắp xếp trước của tướng Trương Phát Khuê, Hồ Chí Minh liền giơ tay xung phong.

Ông được cấp giấy giới thiệu của tướng Trương Phát Khuê và của Việt Cách, một bản đồ quân sự, một số tiền đi đường và 20 cán bộ do ông lựa chọn. Ông đã chọn 18 cán bộ sau đây : Dương Văn Lộc, Vi Văn Tôn, Hoàng Kim Liên, Phạm Văn Minh, Hoàng Văn Trao, Nông Văn Mưu, Hoàng Sĩ Vinh, Trương Hữu Chí, Hoàng Gia Tiên, Lê Nguyên, Nông Kim Thành, Hoàng Nhân, Hoàng Thanh Thủy, Hà Hiến Minh, Dương Văn Lễ, Đổ Trọng Viên, Lê Văn Tiến và Đỗ Thị Lạc. Đa số thuộc Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội và đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương. Đỗ Thị Lạc về sau có một đứa con với Hồ Chí Minh và đã bị thủ tiêu.

Trước khi lên đường, Hồ Chí Minh xin thêm 1.000 khẩu súng, 6 súng cộng đồng, 4.000 trái lựu đạn, 50.000 quốc tệ, 25.900 tiền Đông Dương và 15.000 viên thuốc quinine. Nhưng ông chỉ được cấp một súng lục tùy thân, thuốc quinine và 76.000 quốc tệ với lời hứa khi các đơn vị chiến đấu được thành lập, Mỹ sẽ huấn luyện và cung cấp vũ khí. Hồ Chí Minh đã làm lễ tuyên thệ trung thành với Việt Cách và giúp hai chính phủ Trung Hoa và Hoa Kỳ thiết lập hệ thống tình báo tại Việt Nam. [xem Hồi ký của Trương Phát Khuê, Tuần báo Liên Hợp Tạp Chí, Hồng Kông, 1962].

Tháng 7 năm 1944, Hồ Chí Minh đem nhóm cán bộ được tuyển chọn về Việt Nam. Khi đến Bắc Giang, có hai cán bộ bị giết vì không chịu theo Đảng Cộng Sản. Hồ Chí Minh chia ra hai đoàn, một đoàn do Đặng Văn Ý cầm đầu và một đoàn do chính Hồ Chí Minh. Đặng Văn Ý là một cựu trung úy của quận đội Pháp, đi về đến Lạng Sơn lập chiến khu chống Pháp, còn Hồ Chí Minh với sự phụ tá của Vũ Nam Long (sau gọi là tướng Nam Long) tiến về Cao Bằng và lập căn cứ địa ở Pắc Bó. Ông ra lệnh cho hai tỉnh ủy Cao Bằng và Lạng Sơn hoãn lại cuộc khởi nghĩa tại hai tỉnh này như đã dự tính, vì tình hình chưa thuận tiện.

Đầu tháng 12, ông bàn với Võ Nguyên Giáp thành lập một đội võ trang, nhưng không cho biết đội này sẽ được Mỹ huấn luyện và trang bị. Võ Nguyên Giáp đề nghị lấy tên là Đội Việt Nam Giải Phóng Quân. Ông thấy cái tên này hơi quá lộ liễu, đọc lên thì biết đó là một tổ chức quân đội ngay, nên thêm hai chữ “tuyên truyền” vào cho nhẹ đi và gọi là “Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân”. Đội do Hoàng Sâm làm đội trưởng, Xích Thắng làm chính trị viên. Võ Nguyên Giáp được coi là tổng chỉ huy. Đội ra mắt ngày 22/12/1944 tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất các lực lượng tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, Võ Nguyên Giáp được cử làm tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên “Việt Nam Giải Phóng Quân”. Đây là tổ chức đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân, được Mỹ huấn luyện và trang bị.

Sau khi cướp được chính quyền ngày 19/8/1945, “Việt Nam Giải Phóng Quân” được đổi thành “Vệ Quốc Đoàn” và thường được gọi là Vệ Quốc Quân. Năm 1950, sau khi được Trung Quốc huấn luyện và trang bị cho Việt Minh để thành lập các Đại Đoàn (Sư Đoàn), Vệ Quốc Đoàn được đổi thành Quân Đội Nhân Dân.

Toán “Deer Team” đến Việt Nam

Theo Patti, ngày 16/7/1945, một toán biệt kích (commando) hỗn hợp Mỹ-Pháp gọi là “Deer Team” (Biệt đội Con Nai), gồm 6 người đã nhảy xuống Kim Lung cách phía đông Tuyên Quang khoảng 20 dặm, vì nơi đây đã được bộ phận Không Quân Yểm Trợ Dưới Đất (Air Ground Aid Section) của Trung Quốc soạn bải sẵn. Sáu người gồm có 3 người Mỹ là thiếu tá Allison Thomas, trung úy William Zeilski và Paul Hoagland (y tá), một người Pháp là trung úy Montfort và hai người Việt Nam được gọi là trung Sĩ Logos và trung sĩ Phác.

Tuy nhiên, sau khi thảo luận với Hồ Chí Minh, thiếu tá Allison Thomas báo cáo rằng Hồ không chấp nhận trung úy Montfort người Pháp. Ông ta nói Montfort không thể ở đây và họ cũng không đón nhận bất cứ người Pháp nào nữa. Ít lâu sau, trung sĩ Phác lại bị Việt Minh phát hiện là một trung úy thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng thân Trung Quốc. Cả hai người này bị Việt Minh quản chế cho đến khi trả lại.

Toán Deer Team đã được điều chỉnh lại và bổ túc gồm 7 người Mỹ có tên sau đây : Allison Thomas, Henry Prunier, Paul Hoagland (y tá), Lawrence Vogt, Aaron Squires và Kneeling. Trước khi đưa qua Việt Nam, họ được gởi đến Đại học Berkeley ở California học tiếng Việt. Đa số đều nói tiếng Pháp thông thạo. Sau đó họ được gởi qua Thượng Hải để huấn luyện về cách thức sinh hoạt trong chiến khu ở Việt Nam và những công việc phải làm.

Họ chỉ hoạt động tại Việt Nam trong khoảng một tháng, từ 16 tháng 7 đến 16 tháng 8 năm 1945 thì ngưng lại vì có tin Nhật đã đầu hàng. Trong thời gian đó Deer Team đã huấn luyện cho Võ Nguyên Giáp và toán của ông những gì, và đã cung cấp cho Việt Minh những vũ khí nào, đó là chuyện chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.

Lữ Giang

(14/11/2013)

Theo Thông Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn