BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73183)
(Xem: 62205)
(Xem: 39379)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vài khía cạnh của vụ "Cải Cách Ruộng Đất"

01 Tháng Tám 199212:00 SA(Xem: 1609)
Vài khía cạnh của vụ "Cải Cách Ruộng Đất"
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Lý thuyết và thực hành cách xa một trời một vực trong thế giới CS, nhất là qua vụ "cải cách ruộng đất" ở Bắc Việt trong các năm 1953-1956-1958. Đây là một cảnh tượng hãi hùng mà người Việt Nam chưa từng thấy xảy ra trong lịch sử cận đại của dân tộc. Ngoài số thiệt hại lớn về nhân mạng, người ta còn thấy một sự hủy diệt về tình cảm, phong tục, tập quán và cả bản chất hiền hòa muôn đời của người nông dân VN.

Ngọn lửa thù hận giai cấp do đảng CSVN khơi mào đã thổi qua các đồng lúa miền Bắc và làm sụp đổ nền tảng kinh tế và phong tục, văn hóa của đất nước nhỏ bé này. Kể từ ngày chế độ CS xuất hiện, không một quốc gia nào "đón nhận" nó mà không bị thiệt hại nặng nề về lâu về dài ở đủ mọi ph+ơng diện. Cho dù mới đây, tại VNCS, từ 1986, sự "đổi mới kinh tê" đã đem lại chút đỉnh tiến bộ, nhưng mức độ tàn phá đất nước về người và của của CS trong mấy chục năm qua đã quá sâu xa tới nổi "đổi mới" vẫn không kéo lại nổi sự sung túc thật sự cho dân Việt Với GNP gia tăng vào khoảng hơn 8% môĩ năm mà VN vẫn nghèo, trong khi các quốc gia Đông Nam Á chỉ cần 2.5% gia tăng là có thể được gọi là trù phú. Tại sao ? Lý do dễ hiểu là ngoài do sự thiệt hại nói trên, còn có nguyên nhân khác nửa, đó là cấu trúc CS còn tồn tại : nó đã bòn rút tiền tài và vật lực của đất nước, nó chính là trở ngại duy nhất cho tiến bộ và giàu có do nền kinh tế thị trường đem lại.

Một trong những thiệt hại đầu tiên do CS gây ra khi họ nắm chính quyền ("dành độc lập") vào năm 1954 ở đất Bắc là vụ "cải cách ruộng đất". Hậu quả và tai tiếng của nó vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, vì một số người bị đưa đi "cải tạo" vẫn còn sống chưa được tự dọ

Khi Hồ Chí Minh nêu ra tiêu lịnh cho Trường Chinh Đặng Xuân Khu, Tổng Bí Thư Đảng CS, phải phát động phong trào cải cách ruộng đất để tiêu diệt lớp điền chủ và trung nông -- nói chung là những người có 2 mẫu ruộng trở lên -- để cướp ruộng đất, tài sản, của cải của họ, thì Trường Chinh đã không làm một cách giản dị. Chinh đã được học qua cuộc cải cách này từ "chiến dịch Mao Trạch Đông" - một cuộc cải cách ruộng đất của Mao vài năm trước đó. Chinh đã gởi Hồ Viết Thắng, Thứ trưởng phụ trách Cải Cách Ruộng Đất, qua Trung Cộng để học hỏi thêm về chiến dịch này. Sau đó, Chinh ra lịnh tổ chức hàng ngàn "Đội Cải cách ruộng đất" để đi khắp các làng, các tổng, các huyện để với "sát lịnh tuyệt đối", tổ chức các cuộc "đấu tố" tiêu diệt phú nông và thành phần nông dân khá giả mà Hồ và Chinh gọi là "cường hào, ác bá, địa chủ tàn ác" để cả nước có thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc tới chủ nghĩa xã hội.

"Đấu tố" có nghĩa là tiêu diệt giai cấp trí thức, phú nông, công thần, kẻ khá giả hay là tất cả những người không thuộc giai cấp bần cố nông. Khi tiêu diệt những giai cấp "khá hơn" giai cấp bần cố nông thì tự nhiên tài sản ruộng đất của họ "thuộc về" đảng CS quang vinh và Nhà Nước xã hội chủ nghĩa. Cướp của giết người giữa ban ngày trên qui mô rộng lớn của cả miền Bắc với hàng triệu người bằng "lệnh" của "Bác Hồ" và Đảng CS là như thế. Hồ cũng cao tay là đã làm cho người Việt còn sống sót thấy "chỉ làm chủ" một mảnh ruộng nhỏ mà còn bị Bác Hồ ưu ái đấu tố giết chết thì "bố thằng nào" dám tính chuyện sở hữu hay tư hữu !

Nhưng các địa chủ không có tội tình gì thì sao ? Lại còn một số không phải là địa chủ mà chỉ làm chủ một vài sào ruộng thì sao ? Tên trưởng đội cải cách đến một làng nào thì được dân làng đó coi như ác quỷ hiện hình. Tên này liệt kê các thành phần nông dân, lưng chừng, công thần, không tích cực ủng hộ Việt Minh, v.v... Tất cả đều có thể được coi là địa chủ. Tên đội trưởng đội đấu tố coi như được Bác Hồ và cụ Trường Chinh cho toàn quyền sinh sát. Y muốn cho ai lên danh sách bị đấu tố thì chọ Y bắt cả làng phải "học tập" về các "tội ác do cụ Hồ bày biểu bịa đặt" cho yï Y đã học thuộc để khi mang những người nông dân xấu số này ra "đấu trường" thì mọi người phải đứng ra kể tội.

Sự kể tội này mà y gọi là "đấu tố địa chủ". "Tội" có nhiều thứ bỉ ổi mà chỉ có Bác Hồ kính yêu mới có thể bày ra vì chính Bác Hồ kính mến mới có khả năng bày ra, chỉ vẻ khá rành rẽ cho đến khi Bác chết. Phần nhiều các "tội" được "kể lể" ra và nạn nhân bị xỉa xói, nhổ nước bọt vào mặt với những câu như : "Con này, thằng kia ngày xưa mày hãm hiếp bà, mày đè bà hãm hiếp ngoài đồng, mày cho vay lãi cắt cổ, mày bắt bà phải ngủ với mày để trừ nợ, mày đến nhà bà mày bắt con bà về làm nông nô cho mày để trừ nợ, v.v..." Nhiều khi người bị chửi đã quá già và người chửi quá trẻ, không thể có những chuyện như vậy.

Thật là một cảnh tượng rùng rợn của địa ngục trần gian mà chỉ có CS mới có thể tạo ra như vậy. Đội đấu tố là ác quỉ. Đội trưởng là "thượng quỉ". Nhân dân thì xanh lè mặt mũi vì không biết ngày mai sẽ đến lượt mình hay ai khác. Cuộc đấu tố ở mỗi làng kéo dài hàng năm cho đến khi giết hết những đối tượng nhân dân mà 2 cụ Hồ và Chinh muốn họ ra đị

Muốn cho sự kể tội được xôm trò, tên đội trưởng đội cải cách bắt luôn cả con cái nông dân ra xỉa xói chửi bới kể những "tội bịa đặt" vào mặt cha hay mẹ chúng, có khi cả cha lẫn mẹ, cho đến khi mọi ngườ đều hết hơi, mỏi mệt.

Các nông dân "địa chủ" bị buộc phải kêu mọi người bằng "ông" và "bà" và xưng là "con" kể cả với con cái mình. Lúc đó tên đội trưởng mới phán quyết bản án của y : tử hình, giết ngay tại chỗ bằng bừa đứt đầu hay bắn súng, v.v... Nhà cửa bị tịch thu và gỡ ra chia cho Đội trưởng đội cải cách và Ủy ban nhân dân xã. Con cái địa chủ sau khi bị bắt buộc đấu tố chửi bới cha mẹ của chúng xong cũng bị đuổi ra sống nơi bờ sông bãi xú và vĩnh viễn không được đi học, không được thu nhận làm cán bộ hay công nhân viên nhà nước. Về việc đấu tố này, ông Nguyễn Chí Thiện có làm bài thơ sau đây :
Được nghe Bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết !
Con đã đi bốc lột để nuôi Bà !
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù Bà là do con đẻ ra !
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước Nhân Dân, trước Đảng, trước Bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội !
Đó là lời của một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Trước đấu trường giăng giối với con !

Nguyễn Chí Thiện


Ông Nguyễn Chí Thiện cũng tả Hồ Chí Minh và Trường Chinh trong chiến dịch đấu tố trong bài thơ vịnh khẩu hiệu "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của tên trùm Việt gian CS Hồ Chí Minh :
Không có gì quý hơn độc lập tự do
..."Nó", gọi Tầu, Nga là cha anh "nó"
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh !
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh !
Cuộc chiến tranh chết vội hết thanh niên
Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật, Tầu co
Tiếp nhiên liệu gây mồ cho nó !
Súng, tăng, tên lửa, tầu bay !
Nếu không, nó đánh bằng tay ?
Ôi thứ độc lập không có gì quý hơn của nó !
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội phạm nó ra sao ?
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù đem bắn
Độ nửa triệu nông dân rồi bảo là nhầm lẫn !
Đường nó đi trùng điệp bất nhân !
Hầm hập trời đêm nguyên thủy !
Đói khổ dựng cờ đại súy !
Con cá, lá rau nát nhầu quản lý !
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký !
Tiếng thở lời than đan họa úp vào thân !
Nó tập trung (cải tạo) hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối khoan hồng chí nhân của nó...

Nguyễn Chí Thiện


HCM ra lịnh đấu tố, Truờng Chinh chỉ hành sự. Chinh giao cho các Đội trưởng đội đấu tố toàn quyền đấu tố và giết bất cứ ai theo kiểu "tiền trảm hậu tấu". Dụng ý khác của Hồ là chỉ thị cho Trường Chinh tiêu diệt hết các chiến sĩ và gia đình có công với kháng chiến chống Pháp không thuộc giai cấp bần cố nông. Hồ sợ những người này sẽ phẫn uất vì không được thưởng công lao vào sinh ra tử chiến đấu trong vòng 10 năm chống Pháp với Hồ. Giờ đây, khi mục đích đã đạt, Hồ và Chinh lại gọi những người này là "mắc bịnh công thần" và sợ họ nổi dậy chống lại. Hồ muốn quịt công họ và đã giết họ. Theo lời của Bùi Tín thì ít nhất 11,000 sĩ quan và binh sĩ thuộc loại này đã bị Hồ cho đi mò tôm...

Cái hiểm độc ở đây còn là việc Hồ và Chinh buộc nhân dân phải bất hiếu chửi mắng kể tội cha mẹ của mình. Điều nầy dân miền Nam sau 30/4/1975 đã bắt đầu hiểu được khi con cái của họ được đoàn ngũ hóa trong nhóm "thiếu nhi quàng khăn đỏ". Các em bé này nghe lịnh "cô, thầy" ở trường để dòm ngó cha mẹ chúng.

Làm xong vụ này, Hồ cũng thấy "hối hận" lắm. Năm 1958, nhân dân miền Bắc phẫn nộ muốn làm loạn vì thấy Hồ, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng cứ nhỡn nhợ Hồ thấy nhân dân nổi giận liền mắng (đóng kịch) Chinh là "sai" và trừng phạt Chinh bằng cách "đày" làm Chủ tịch Quốc Hội, kiêm Chủ tịch Thường vụ Quốc hội, kiêm luôn cả chức vụ chỉ định các bộ trưởng chính phủ cho tới khi chết, gần khảng 30 năm saụ Sau đó, Hồ liền ra lịnh ngưng đấu tố và bắt đầu "sửa sai". Sau "sửa sai" là chiến dịch "hợp tác hoá" nông nghiệp , biến đảng thành chủ điền lớn nhất nước. Các giai đoạn đấu tố - sửa sai - hợp tác hoá nông nghiệp thực ra đều là các giai đoạn mà Mao Trạch Đông đã nghĩ ra từ "Chiến dịch Mao Trạch Đông". Hồ, Chinh, Đồng, Giáp và đảng đã biết từ trước họ sẽ làm gì và đối xử ra sao với dân miền Bắc để đạt tới mô hình XHCN. Dĩ nhiên dân miền Bắc làm gì thấy được mưu sâu của họ. "Sửa sai" để làm gì khi hàng trăm ngàn người đã ngỏm củ tì từ khuyạ Sửa sai hay không thì biết bao oan hồn đã bay đi quanh quất khắp miền Bắc. Sửa sai để làm gì vì rốt cuộc ruộng đất không bao giờ trở về tay của các nông dân bị kết án saị Trong vụ "cải cách" này, Hồ đã bắt khoảng 100,000 người cho đi cải tạo. Sau vụ sửa sai và lời "xin lỗi" của Hồ, số được thả đã trở về quê "làm thịt" lại những người bịa đặt đổ tội lên đầu họ. Thế là máu lại chảy rạ..

Sống trong thời giam u ám này cũng như những thời gian sau đó, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện không khỏi thốt ra những dòng thơ sau đây :
Đồng lầy
Ngày ấy, tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây, rộng mới tuyệt vời !
Ngất ngây, làm sao ngờ tới
Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ !
Tuổi hai mươi, tuổi của không ngờ
Không sợ !
Viển vông đẹp tựa bài thơ
Mơ ước
Đợi chờ
Vĩ đại ...

Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại
Tuổi hai mươi mất nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ
Tô thắm màu xứ sở yêu thương.
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá bờ kim cổ
Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông
Mật trời sự sống
Thổ ra từng vũng máu hồng
Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng
Một mùa thu nước lũ
Trở thành bùn nước mênh mông
Lớp lớp sóng hồng man dại
Chìm trôi quá khứ tương lai
Máu, lệ, mồ hôi, rớt rãi
Đi về ai nhận ra ai !
Khiếp sợ, sững sờ, tê dại !
Lịch sử quay tít vòng ngược lại
Thời hùm beo rắn rết công khai
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai
Đúng lúc đất trời nhợt nhạt
Bọn giết người giảo hoạt
Nâng cốc mừng thắng lợi liên hoan
Điệu nhạc cơ hàn thăm thẳm miên man
Điệp khúc lìa tan thúc dục
Ngục tù cất bước oan khiên
Thành thị thôn quê sơn hải trăm miền
Hội tụ !
Bãi sú, bờ lau, rừng rú
Thây người vun bón nuôi cây,
Đạo lý tối cao ở xứ đồng lầy
Là lừa thầy, phản bạn
Và tuyệt đối trung thành vô hạn
Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng
Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng
Họa, phúc toàn quyền của Đảng
Dần dà năm tháng
Mắt ngả sắc vàng, da sắc xám
Đi về ai nhận ra ai ?
Ôi ngàn hoa run tái !
Đáng thương giữa chốn đồng lầy
Sậy úa lau gầy, lạc loài thảm hại
Rồi đây, khi mặt trời thức dậy
Chắc là hoa đã tàn phai
Chẳng còn được thấy !
Tôi vẫn ngồi yên mơ màng như vậy
Mặc cho đàn muỗi quấy rầy
Bóng tối lan đầy khắp lối
Không còn phân biệt nổi
Trâu hay người lặn lội phía bờ xa
Gai ốc nổi trên da
Cái họa áo cơm không chừa ai hết !
Buồn nghĩ tới chuyện xưa Thần chết
Cùng lão tiều đốn củi già nua
Tôi ngước trông xem có một ngôi chùa
Ngôi chùa đã trở thành huyễn mộng.

Con ác điểu hoài nghi xù đôi cánh rộng
Truy lùng mồ mả cha ông
Thánh thất miếu đường xáo động
Con thuyền chở đạo nghiêng chao
Sóng gió thét gào, man rợ
Tiếng sinh linh nức nở, âm thầm
Mặt đất tím bầm, tiết đọng
Lá cờ lật lọng
Nhân buổi dương tàn âm thịnh cao bay !
Thần tượng cuồng quay, hình thay lốt rũ
Hang Pắc-Bó hoá thành hang ác thú
Bác Hồ già hoá dạng bác Hồ Ly
Đôi dép lốp nặng bằng trăm đôi dép sắt
Bộ ka-ki vàng, vàng như mắt dân đen
Qủy quái, đê hèn, lừa đảo !
Gia tài tra khảo cướp trơn tay
Từ buổi Qủy vương hớn hở mặt mày
Đứng trước Đảng kỳ trịnh trọng
Đọc lời khai mạc thủa hoang sơ
Tụ tập đảng viên đại hội dưới cờ
Nguyện đem cuộc đời hơi thở
Đạp bằng, phá vỡ
Ngàn năm văn hiến ông chạ
Ảo vọng dựng lên một thứ sơn hà
Mê muội, nặng nề không hề nghiêng ngả
Nó lùa, nó thả
Lũ mặt người dạ thú xông ra
Khiến đồng xa
Nơi mấp mô mồ mả
Các hồn ma cũng hả vong linh
Vì thấy địa ngục của mình
Còn ít nhục hình hơn dương thế !
Mạng sống không bằng con giun con dế
Đầu ngửng lên tuy nhìn thấy trời xanh
Mà chân không thể nào rút khỏi
Vũng lầy man mọi hôi tanh
Ma qủy rình canh, nghiệt ngã
Rau cháo cầm hơi, mồ hôi tầm tã
Bọn sậy lau đã chán cả chờ trông
Hầu cam phận sống trong bùn xám
Đời càng u ám
Quỷ vương càng đình đám liên hồi
Ôi, dần dà tôi không phải là tôi
Một khối rũ mòn nhức nhối
Mang đầy mộng ước thiu ôị
Nếu tôi đổ mồ hôi
Mồ hôi sẽ hòa máu phổi
Nhưng những niêu cơm quá vơi mà Đảng đem phân phối
Không nhường thịt gân một chỗ để đàn hồi !
Bao đêm rồi tôi nguyện luyện hồn tôi
Trút bỏ buồn đau tiếc hối
Nén dập hờn câm dữ dội
Ngày đêm dìm luộc thân tôi
Nhão nhừ, nóng hổi !
Nhưng làm sao trút và nén nổi
Nhưng làm sao điếc, mù, câm nổi
Khi con người chưa sống được bao nhiêu
Cũng như khi chưa yêu mến thật nhiều
Làm sao biết ghét !
Chỉ quả bóng xì hơi đã bẹp
Mới để cho Người - Định mệnh - dẫm lên trên
Còn những đại dương sóng dậy vang rền
Chỉ dịu lắng khi mệt vì bão táp !
Tôi ngồi yên nghe thời gian chậm chạp
Mang tâm hồn thấm hết cảnh trăng xuông
Trên đồng không nước lội sương buông
Cây cỏ lạnh mờ, hoang vắng
Ôi những bờ xa, lời xanh nhạc nắng
Nếu có kẻ cho đời là cay đắng
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy
Cho dạ dầy, óc, tim, lưỡi, cổ
Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi !
Giữa biển vui không hiểu tiếng cười
Là những kẻ cuộc đời chưa dậy sóng
Trời cao biển rộng có cũng như không !
Một tiếng quạ đêm ảo não rỏ xuống đồng
Tôi tỉnh hẳn, trở về cơn ác mộng
Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng động
Những con cưng của ngừng đọng tối tăm
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm
Nên chúng tưởng màn đen là ánh sáng !
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen
Lũ sậy lau còm cõi đứng chen
Hơi có gió là cúi đầu rạp hết
Bát ngát xung quanh một mầu khô chết
Đồng lầy mỏi mệt
Lặng câm, lũ kiến đi về
Ôi, cuộc đời hay một cơn mê
Mà người, ngựa, trâu, bò giống nhau đến thế !
Những chiếc sơ mi bỏ ngoài để che bụng phệ
Đi về chễm chệ xe "dim"
Lúc vuốt xoa
Lúc hăm dọa
Lúc gật gù
Với một lũ lù lù rác rơm ẩm mốc
Những loài thảo mộc
Ngu ngốc, ù lì, nhẫn nhục
Nằm đợi ngày tàn mục thối tha
Mặc cuốc kêu thê thảm đêm ngày
Xác gầy, khổ não !
Bọn gỗ đó phải chờ giông bão
Mới chịu ào ào nhổ rễ đứng lên
Nhưng hình như Trời đã bỏ quên
Mảnh đất đồng lầy xám ngắt
Như tôi vẫn ngồi đây héo hắt
Mắt thâm quầng trông ngóng trời xanh
Bốn chung quanh ếch nhái vẫn đồng thanh
La ó mong làm hỏng tim hư óc.
Để trai tráng say mùi chết chóc
Để người già yên vui tang tóc
Tóm lại là để tình nguyện ly tan
Nhưng mặt trời mùa thu mà như tiết đại hàn
Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác
Đảng lùa đi tan tác thương vong
Mái ngói, mái gianh lệ thảm ròng ròng
Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng
Đảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng
Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng
Lưới thép nền chuyên chính tung quăng
Khốc liệt, bậy xằng, ức oan,cay đắng
Dân đen tay trắng cam đành
Từ rừng núi hoang vu tới phố xá thị thành
Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát
Màu áo vàng cảnh sát
Tràn lan, nhợt nhạt cả màu xanh
Cuộc sống đồng lầy rợp rát, nhoét tanh
Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm
hại
Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại
Cái cảnh một trai giành nhau chín gái
Đương diễn ra và sẽ còn diễn mãi
Nếu Đảng còn nắm vận mạng tương laị
Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài
Cũng phải ngước trông đất trời, vấn hỏi ?

Trăng lặn... sao tàn ...
Bình minh không mong mỏi
Từ từ xuất hiện trong sương
Một bình minh héo hắt thảm thương
Đẩy dân tộc trên giường xuống đất
Hãy lắng nghe một điều chân thật !
Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu
Nó báo hiệu một ngày không một phút
Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu.
Bình minh đấy muôn thủa một mầu
Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ
Những con người, không, những chiếc máy thảm thê
Không dầu, không mỡ
Hỏng vỡ trước thời gian
Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan
Tiếng khóc, tiếng than làm yêu ma run sợ
Tội chúng phạm vô cùng man rợ
Lộ ra, ai để chúng sinh tồn ?
Nên lo âu, hốt hoảng, bồn chồn
Chúng nghe ngóng, bỏ tù tiếng nói
Hỡi tất cả những chân trời sáng chói !
Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây
Giữa chốn đồng lầy
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng
Biết bao giờ mùa thu lật lọng
Bị lôi lên dàn lửa trời hè !
Tôi vẫn chờ trông muôn vạn tiếng ve
Dạo khúc tưng bừng báo trước
Mùa hè khắp nơi đang tiến bước
Tiêu diệt thu đông
Lấy lại sắc hồng
Phá cũi sổ lồng cho đàn chim bất hạnh
Nhưng giờ đây thu lạnh
Vẫn thỏa sức tung hoành
Giết hại màu xanh
Sặc sụa mùi tanh
Nó dùng máu hãm những hàng nước mất
Vắt những giọt mồ hôi
Bịt tiếng người câm bặt
Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn !
Để nó tự do vang dạo khúc đàn
Yêu ma !
Lừa bịp người xa
Buốt óc người gần
Trời đất ơi, nếu có quỷ thần
Qủy thần sao dung tha mãi nó?
Đôi lúc nghe mơ hồ trong gió
Tiếng đời qua sóng đỏ vọng về đây
Bao ước mơ chìm chết đã lâu ngày
Lại nghẹn ngào trỗi dậy
Đau xót, thương tâm.
Bên ngoài kia cuộc sống vang ầm
Sao đây mãi âm thầm trong nấm mộ?
Phẫn nộ oằn lên, bao khổ !
Không gian hỡi, hãy tan tành sụp đổ
Cho thời gian đừng làm khổ con người
Cho đười ươi, khỉ đột hết reo cười
Trong tối đen đầy đọa
Ôi, cái buổi đất trời giáng họa
Cũng là ngày hể hả trái tim đau !
Nhưng gió kể làm gì chuyện bốn bể năm châu
Chuyện những chân trời bấy lâu yêu dấu
Tuyết ấm rơi, lòng người đôn hậu
Đảo thần ngời sáng ngọc châụ
Gió hãy thương kẻ bị đóng trên tọa độ thảm sầu
Giấc chân trời mòn mỏi thương đau
Bốn phía trước sau toàn bóng
Những người trâu đầm mình trong bùn đọng
Hoặc trong hầm trong xưởng rũa gân xương
Để tối về theo lệnh Diêm Vương
Vác bụng đói tới nghe bầy quỷ dữ
Giả danh nghĩa là những vì thiên xứ
Đặt chương trình hút máu mài xương
Nhưng lấy tên xây dựng thiên đường
Để mong mộ thêm nhiều nô lệ mới.
Tôi không hiểu loài ễnh ương ca ngợi
Cái thiên đường khủng khiếp của ma yêu
Được chúng cho công xá bao nhiêu
Mà đêm tối to mồm, đinh nhức óc
Ấy cơm cá ma vương đầy xương hóc
Hãy coi chừng kẻo nuốt khó trôi qua
Cứ ca đi, hơi lạc điệu bài ca
Là Đảng ném toàn gia vào hỏa ngục !
Tháng năm trôi mùa thu ô nhục
Vẫn kéo dài ngang nửa dãy Trường Sơn.
Chúng tôi tuy chìm ngụp giữa bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã
Lũ qủy yêu xuống tận đáy đồng lầy
Huyệt chôn vùi thu nhục nhã là đây
Hè xuân sẽ huy hoàng đứng dậy
Dù chúng tôi hẩm hiu không được thấy
Màu hè xuân thì đời của chúng tôi
Cũng làm cho nhân loại đổ mồ hôi
Khi tưởng tới bóng cờ ma đỏ ối !
Mặt trời lên cao, lòng tôi nhức nhối
Muốn cắt ngay cái phần hôi thối
Trên thân mình dằng dặc của thời gian
Nhưng nổi tiếng lì gan
Thời gian thản nhiên từ khước
Tháng năm lặng nề lê bước
Xót xa, ô nhục, đọa đầy.
Tôi muốn kêu to trong câm lặng đen dày
Cho nhân loại trăm miền nghe thấy
Ồ ạt đổ về đây
Lấp hộ đồng lầy
Diệt bầy muỗi độc
Ngày đêm phá hủy hồng cầu
Nhưng giữa bùn sâu ngập cổ ngập đầu
Tiếng kêu cứu khò khè trong cuống họng !
Trong khi ấy những lời lật lọng
Của muôn ngàn ếch nhái vẫn vang ngân
Bịp bợm xa gần
Năm châu bốn bể
Tôi biết thế, nên càng không thể để
Cho thời gian trì trệ nhấc tôi lên
Tôi xiết rên, quằn quại, tự tìm đường
Dù có phải bồi thường bằng xương thịt
Tôi không thể an tâm nằm hít
Mùi bùn đen tanh tưởi khiếp kinh
Bốn chung quanh yêu quỷ nấp canh rình
Súng ống sẵn sàng nhả đạn
Con người tôi tiêu điều nứt rạn
Có sợ gì viên đạn oan khiên
Giải thoát bao đau khổ triền miên
Hồn tôi tới trời quên bay bổng
Màn thép kia dù không lỗ hổng
Tôi sẽ dùng răng cắn đứt một khâu
Dù qủy yêu bắt được quẳng vạc dầu
Tôi vẫn sẽ lao đầu không hối hận
Dưới bùn sâu, người trâu lận đận
Đuổi bắt mặt trời theo lệnh ma vương
Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường
Đốc thúc, nghe rình lời than tiếng thở
Thằng này, sao mặt mày không hớn hở ?
Thằng kia, sao dám thở dài ?
Lũ chúng bay phải làm việc bằng hai
Để qủy chúa mừng sống dai trăm tuổi
Giữa thời gian muôn người đương chết đuối
Lòng cầu sao nhanh chóng khắp địa cầu
Đứng đều lên, ồ tới đánh toang đầu
Con rắn đỏ vô cùng hung hiểm
Nó sinh ra lớn lên nhờ súc siểm
Nhả nọc hận thù, phờ phỉnh công phu
Khéo léo đầu cơ lòng yêu nước đui mù
Lạy lục Tầu Nga không nề điếm nhục
Đủ hơi sức nó hiện hình phản phúc
Ngóc đầu, phì rít, bất nhân
Cắn cổ lê dân, quăng quật mộ phần
Phá đạo, phá đời, uống khô sông suối !
Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu
xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hoá ra êm ả !
Lòng ái quốc bị lừa còn đương nằm buồn bã
Đảng gian ma mong kiếm chác thêm gì?
Bay tha hồ viện tới Lý, Trần, Lê
Người dân đã chán chê với cái trò hề chiến tranh
cách mạng
Cái họ được là khăn tang và nạng
Cái mất đi ánh sáng cuộc đời
Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa ?
Biết là bao ô uế, lọc lừa
Người dân đã có thừa kinh nghiệm
Bùa phép yêu ma không còn linh nghie^.m
Bạo lực đen ngòm trắng nhởn nhe nanh
Trại lính, trại tù xây lũy thép vây quanh
Song bạo lực cũng đành bất lực
Trước sự chán chường tột bực của nhân tâm !
Có những con người giả đui điếc thầm câm
Song rất thính và nhìn xa rất tốt
Đã thấy rõ ngày đồng lầy mai một
Con rắn hồng dù lột xác cũng không
Thoát khỏi lưới Trời lồng lộng mênh mông !
Lẽ cùng thông huyền bí vô chừng
Giờ phút lâm chung qủy yêu làm sao ngờ nổi !
Rồi đây
Khi đất trời gió nổi
Tàn hung ơi, bão lửa, trốn vào đâu ? Bám vào đâu ?
Lũ chúng bay dù cho có điên đầu
Lo âu, phòng bị
Bàn bạc cùng nhau
Chính đám sậy lau
Sẽ thiêu tất lũ bay thành tro xám !
Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà
Đã tới lúc tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả !
Song bay vẫn tiệc tùng nhật dạ
Tưởng loài cây to khoẻ chặt đi rồi
Không gì nghi ngại nữa !
Bay có hay sậy lau gặp lửa
Còn bùng to hơn cả đề, đa
Những con người chỉ có xương da
Sức bật lật nhào, tung hết !

Hoa cuộc sống Đảng xéo dày, mong nát chết
Nhưng mà không, sông núi vẫn lưu hương
Mỗi bờ tre, góc phố, vạn nẻo đường
Hương yêu dấu còn thầm vương thấm thiết
Nếu tất cả những tâm hồn rên xiết
Không cúi đầu cam chịu sống đau thương
Nếu chúng ta quyết định một con đường
Con đường máu, con đường giải thoát
Dù có phải xương tan thịt nát
Trong lửa thiêng trừng phạt bọn gian ma
Dù chết chưa trông thấy nở mùa hoa
Thì cũng sống cuộc đời không nhục nhã
Thì cũng sống cuộc đời oanh liệt đã !
Nếu chúng ta đồng tâm tất cả
Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa
Máu ươm hoa, hoa máu chan hòa
Hoa sẽ nở muôn nhà muôn vạn đóa
Hoa hạnh phúc tự do vô giá,
Máu căm hờn phun đẫm mới đâm bông !
Đất nước sa vào trong một hầm chông
Không phải một ngày thoát ra được đó
Con thuyền ra khơi phải chờ lộng gió
Phá xích, phá xiềng phải sức búa đao
Còn chúng ta phải lấy xác làm bè
Lấy máu trút ra tạo thành sóng nước
Mới mong nổi lên vùng lầy tàn ngược
Nắm lấy cây sào cứu nạn trên cao
Tiếp súng, tiếp gươm bè bạn viện vào
Phá núi, vén mây, đón chào bão lộng
Mới có thể tiến vào hang động
Tiêu diệt yêu ma, thu lại đất trời
Thu lại màu xanh, ánh sáng, cuộc đời.
Chuyện lâu dài, sự sống ngắn, chao ơi !
Nỗi chờ mong thấm thiết mãi trong tôị
Tôi mong mãi một tiếng gì như biển ầm vang dội
Một tiếng gì sôi nổi con tim
Đã bao năm rồi teo chết nằm im
Trong những quan tài hình hài hèn đớn
Âm tiếng đó dội lan qua các trại tù, trại tập trung
rùng rợn
Làm suy nghĩ lũ quân thù trâu lợn
Tái tạo niềm tin cho tất cả những ai
Đã gần như tuyệt vọng ở ngày mai
Lũ lau gầy, sậy úa, cỏ tàn phai
Náo nức, reo hò, trông ngó
Âm tiếng đó gây thành giông gió
Khắp đại dương cùng khổ âm u
Chớp xé trời đen, báo hiệu lũ quân thù
Giờ hủy thể !
Tôi mong mãi một tiếng gì như tiếng ầm vang của bể
Đồng bào tôi cũng mong như thế
Tôi lắng nghe
Hình như tiếng đó đã bất đầu
Nhưng tôi hiểu rằng đó là tiếng của lịch sử dài
lâụ
Nên trời đêm dù thăm thẳm ngòm sâu
Dường như vô giới hạn ở trên đầu,
Tôi vẫn nguyện cầu
Vẫn sống, và tin
Bình minh tới, bình minh sẽ tới.
Cờ vô đạo đương ngang trời phấp phới
Tôi vẫn mơ chân lý tận xa vời
Tôi lùa tan ngàn vực tối trên đời
Trong hào quang dữ dội hiển linh !
Muôn ầm ầm chấn động trời thinh
Báo hiệu bình minh sét nổ
Ôi, ghê sợ cả một trời phẫn nộ
Cả một trời đau khổ khôn lường
Đã bao ngày nén xuống thảm thương
Dưới tận đáy đồng lầy tủi hổ
Sẽ tràn dâng như sóng gầm thác đổ
Bọn qủy yêu sẽ tới ngày tận số
Xác lũ bay sẽ ngập đường ngập phố
Máu lũ bay hoen ố cả nền trời
Kèn tự do đắc thắng nơi nơi
Khai mạc bình minh khôi phục cuộc đời.
Ôi tôi sống và tôi chờ đợi
Ngày triệu triệu trái tim bùng nổ tung trời !
Đêm đồng lầy lõm bõm sương rơi
Cú rúc, Trăng buồn
Rười rượi ...

Nguyễn Chí Thiện, 1972


From: knguyen@NRCan.gc.ca (Kim Nguyen)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn