BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73177)
(Xem: 62204)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

"Địa ngục sình lầy" : cải cách ruộng đất

01 Tháng Tám 199212:00 SA(Xem: 1646)
"Địa ngục sình lầy" : cải cách ruộng đất
52Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.33
 

Hồ Chí Minh & Cải Cách Ruộng Đất


Đêm 27 rạng ngày 28/4/1953, Phạm Hùng, trưởng ban kiểm soát Trung ương Đảng, và Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Công an mật vụ, được triệu tới dinh Chủ tịch, để báo cáo với HCM, cuộc chuẩn bị cho chiến dịch "Cải cách ruộng đất" đã hoàn tất. Sau khi nghiên cứu kỹ, HCM duyệt xét tổng quát các phương án của chiến dịch, rồi ông nhận xét trên một sự thực của từng vấn đề. Ông phê bình cách bố trí kế hoạch. Ông bảo :

- Còn nhiều sơ hở...chưa chặt chẽ, và chưa rõ ràng, chưa đủ...

Đoạn ông nhắc lại mục đích của chiến dịch, gồm ba mục tiêu chủ yếu :

1. Diệt trừ hoàn toàn giai cấp địa chủ. cường hào, đến cả sự liên hệ huyết thống của những thành phần trên.

2. Cải tạo phú nông, và tất cả những phần tử phong kiến lạc hậu, đến những phần tử tu hành, và tịch thu toàn bộ tài sản của tất cả đối tượng trên.

3. Phá hủy hoàn toàn những di sản phong kiến, nho giáo hủ bại như : đình chùa, miếu mạo, và tập trung hủy bỏ những ngôi mộ phong kiến, đi song song với việc cải tạo tư tưởng trong dân chúng, chiến dịch nầy kéo dài trong 3 năm.

Ông nhấn mạnh :

- Ta phải đạt được các mục tiêu trên cùng một lúc, bằng một loạt các cuộc tấn công. Nhớ rằng, những cuộc tấn công nầy không phải chỉ bằng khẩu hiệu, mà phải tiêu diệt tận gốc rễ kẻ thù của giai cấp.

Trong khi nói với Hùng và Hoàn, đôi mắt ông phóng ra những tia lửa hiểm độc, đầy sát khí, từ những ưu tư mãnh liệt đang nẩy nở của một thứ bản năng dã thú thúc đẩy không cưỡng lại được. Ông ấn định thanh toán 3 triệu, bỏ tù 3 triệu dân. Một con số ghê gớm, nhưng cũng xin đừng có sửng sốt, những chứng cớ còn đó không thể xóa nhòa được.

Ông nhắc đi nhắc lại thanh toán 3 triệu, bỏ tù 3 triệu. Trong khi HCM nói, Hùng và Hoàn, cả hai thản nhiên, lặng lẽ ghi nhận, thể hiện rõ trên những khuôn mặt ứ huyết, cũng rõ ràng không kém sự hung dữ và u ám.

HCM tiếp tục nhắc nhở Hùng và Hoàn, ông bảo :

- Các cán bộ và tất cả chiến sĩ của ta, có nhiệm vụ tham gia chiến dịch cần được khích lệ, và phải nhận thức rõ: đây là một cuộc biến động lớn nhất, có ý nghĩa nhất trong lịch sử. Nên các cán bộ và chiến sĩ mỗi buổi tối phải ôn lại, những lời răn dạy của Đảng về "lập trường giai cấp". Đó là điều cốt yếu trong tư tưởng của người đảng viên.

Rồi ông bảo :

- Các chú lưu ý, phải để cho các Đội Cải Cách được hành động hoàn toàn độc lập trong phạm vi hành quyết và bắt giử, đối với tất cả những thành phần đối lập trên.

Dừng lại một khắc, bộ mặt lo lắng, đôi mi trĩu xuống. Ông hỏi Hùng và Hoàn :

- Các chú điều khiển, nắm được những nguyên tắc cụ thể chưa ?

- Dạ rõ, đã nắm...

HCM lại tiếp tục bổ khuyết những thiếu sót. Khi ông dừng lại. Hùng nêu lên một vài khó khăn của việc thực hiện chiến dịch nầy. HCM yêu cầu Phạm Hùng trình bày rõ những khó khăn đó .

Suy nghĩ một hồi lâu, Hùng thưa :

- Những địa chủ, cường hào, phú nông ở thôn quê, họ đều có con em thân thích tham gia cách mạng từ bao nhiêu năm nay, và hiện tại, những người đó đang giữ những chức vụ quan trọng ở các cấp chính quyền thôn xã, đến huyện tỉnh, và nhiều nhất là các sĩ quan trong quân đội, con số nầy có tới hàng trăm ngàn. Vậy khi ta tiêu diệt thân quyến ruột thịt của họ, thì ta xử trí thế nào để những sĩ quan đó không bất mãn ? Xin bác soi sáng vấn đề...

Cặp mắt của mãnh hổ bừng sáng, vẻ băng khoăn, im lặng một lúc, HCM thản nhiên giải thích :

- Những phần tử đó tham gia cách mạng, nhưng họ xuất thân từ giai cấp bốc lột, nên đầu óc họ chưa thể trong sạch, nhất là trong quân đội ta, đa số những sĩ quan đều là con em địa chủ phú nông, cường hào ác bá, thành phần sĩ quan nầy it' nhiều có học vấn, nhưng bản chất thoát thai ra từ một nguồn cội không lành mạnh.

Vậy khi ta triệt hạ thân quyến, ruột thịt, bằng hữu của họ, mà ta để họ yên, ắt hẳn sau nầy sẽ gây hậu họa...Vậy không có phương cách nào khác, là ta phải hy sinh luôn cả họ Sự hy sinh nầy rõ ràng là cần thiết, hơn nữa về lâu về dài quân đội ta phải là một quân đội "thuần khiết". Nên không thể nào chấp nhận sự tồn tại của họ, và đó cũng là một đòi hỏi tất yếu, không thể thoái thác đối với cách mạng vô sản

-Thật sáng suốt ! Thật hay, thật rõ ràng sáng tỏ !

Điều nầy HCM đã nghiên cứu kỹ lưỡng về các chiến dịch thanh trừng nội bộ của Stalin, ông biết quá rõ. Stalin đã loại bỏ hằng trăm tướng soái, thủ tiêu hằng chục sư đoàn, hằng mấy chục triệu dân Ngạ Nên ông không muốn kém Stalin, ông muốn vượt qua các bạo chúa trước ông, ông phải là bật sư độc tài, khát máu, chứ không thể ở loại xoàng. Trong ông lại có sẵn một sự say mê chém giết không thể nào hiểu nổi, và thèm khát hành hạ đồng loại một cách hết sức quái đản. Bộ óc u ám đầy những mưu mô bao la của ông được thực hiện một cách hết sức tàn khốc.

Nói hết đoạn, HCM đưa mắt nhìn Phạm Hùng và Trần Quốc Hoàn, cái nhìn đăm chiêu nặng nề chứa đầy u ám lo âu, như những tảng băng bao lạ Yên lặng một lúc lâu. Ông nói tiếp :

- Còn điều hệ trọng nầy nữa, ngay trong Ủy Viên Bộ Chính trị cũng có đồng chí xuất thân từ một gia đình địa chủ lớn. Đồng chí đó có nhiều công trạng với cách mạng, lập trường của đồng chí ấy trong suốt thời kỳ kháng chiến cũng khá vững. Tuy nhiên, phải trải qua thử thách nầy mới thực sự chứng minh được sụ trung thành của đồng chí đó đối với Đảng. Mà chỉ có nghịch cảnh mới chứng tỏ được lập trường cách mạng của đồng chí đó có trung thành với những nguyên lý Mác Lê hay không ? Vậy ta cứ thử đem cha chú của đồng chí đó ra đấu tố, và trừng phạt đúng mức, xem phản ứng ra sao ?

Như thế là ông chủ trương "ăn gỏi" gia đình Tổng Bí Thư Trường Chinh. Mà chuyện đó trắng đen rõ rệt, được phản ảnh trung thực, ngay trong những ngày đầu tiên của Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất, thân quyến ruột thịt của Tổng Bí Thư bị sát hại, tài sản bị tịch thụ Tuy nhiên, vẫn còn một lý do tất yếu nữa là trong cuộc tranh giành quyền lực không thể tránh khỏi, đã trở thành quy luật của bất cứ Đảng Cộng sản nào trên thế giới. Bởi lịch sử đảng cộng sản là lịch sử đấu tranh quyền lực, và đó cũng là điều mà tất cả những người cộng sản lo sợ Một thứ lo sợ "lửng lơ" treo trên đầu họ, do chính họ tạo ra.

Ý kiến của HCM vừa đưa ra, hoàn toàn bất ngờ đối với Phạm Hùng và Trần Quốc Hoàn, cả hai đều biết rõ ông ám chỉ Trường Chinh, một nhân vật tăm tiếng lừng lẫy. Trường Chinh có uy tính và ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản, không kém HCM bao nhiêụ Có lẽ chính vì thế, mà y trở thành đối tượng số một trong cuộc tranh giành quyền lực tương lai với HCM. Trường Chinh hiện đang đứng hàng thứ hai trong

Bộ chính trị, nói về ngôi thứ, Trường Chinh không thể nào chấp nhận được, dù chỉ là trong ý nghĩ phải tụt xuống ngôi thứ ba.... Nhưng y đã không vượt qua được HCM để củng cố vị trí của mình, vì đến lúc nầy, y không còn kiểm soát được phe cánh nữa, không ai nghe lời Chinh cả. Dù chính thức y vẫn là nhân vật quan trọng trong Đảng, nhưng y không còn nắm được quyền bính, và khi Chinh tạm lùi, thì HCM càng tiến tới dồn Chinh vào thế cô lập, nắm chặt bộ hạ, "luộc" thật kỹ các Ủy Viên Trung Ương Đảng.

Phạm Hùng và Trần Quốc Hoàn hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Nhưng họ không ngờ, ông chủ trương triệt hạ gia đình Trường Chinh trong chiến dịch Cải cách ruộng đất nầy. Rồi chuyện "tréo giò" đã xảy ra đúng ý HCM. Trên thực tế, không có lệnh của HCM thì chỉ có trời mới dám đụng đến chân lông gia đình Tổng bí thư Trường Chinh. Về phía HCM, khi ông đưa ra ý kiến nầy, ông cũng nắm chặt bộ hạ của ông, ông phải điều khiển được như ý, và ông cũng biết rõ 2 tên đồ tể nầy đang căm giận Trường Chinh, muốn đạp lên hắn để tiến lên...

Hơn nữa từ xửa từ xưa đến nay, trong những cuộc thảo luận công tác cách mạng với các cộng sự viên của ông, chỉ có một lề lối duy nhất là sự phục tùng, và chỉ có những kẻ quỳ gối nhận lệnh mà thôi, không khi nào ông gặp một một ý kiến phản đối. Dù trong số đó. có kẻ nào đó, muốn cưỡng lại ông, y cũng dành ý nghĩa đó chết trong đầu. Bởi có hàng trăm sợi dây vô hình quấn chặt lấy cổ y, không thể nào cưỡng lại được, và cứ thế bị lôi cuốn theo trong một dòng thác loạn. Nên mỗi khi ông nói ra điều gì, dù phi lý đến đâu, cũng không có kẻ nói ngược lại, còn kẻ nào không tin lời ông nói, kẻ đó điên ! Nói tóm lại, là không có loại đảng viên biết phản ứng, vì thế ở bên ngoài, muôn thuở không ai nhận ra dấu hiệu nào về sự bất phục tùng. Ở HCM còn có một đặc tính khác thường, đặct tính nầy quái đảng và đáng sợ đến nỗi những kẻ xung quanh ông cứ co rúm lại trước sự sắc lạnh, lẫn sự ngọt ngào vút vẹ Có thể nói những kẻ bu quanh HCM, họ tựa như những phần tử, cứ xoay quanh cái tế bào vĩ đại là ông, tế bào vĩ đại nầy có một sức ảnh hưởng chiếu tỏa đuờng kính bánh xe của Đảng.

Sau khi nghe HCM giải thích về đường lối chủ trương của Đảng trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất, cũng như sự diệt trừ những sĩ quan trong quân đội, mang nguồn gốc "xấu" và đề cập đến đấu tố gia đình Trường Chinh. Cả Phạm Hùng lẫn Trần Quốc Hoàn đều tỏ thái độ ăn ý, và nhất trí cao...

Hùng nói :

- Ý kiến của bác rất sáng suốt, về vấn đề diệt trừ những phần tử có nguồn gốc xấu trong quân dội ta, cũng như đem một gia đình địa chủ điển hình ngay trong Bộ Chính trị đấu tố, sẽ làm nội bộ Đảng càng thêm trong sạch, và giữ được tính công minh từ trên xuống dưới.

Chờ cho Hùng nói hết câu, Hoàn cũng hùa theo :

- Thưa bác ! Đảng ta biết rõ công lao to lớn của đồng chí ấy, nhưng tội của gia đình đồng chí đó là một việc khác. Vậy việc làm nầy, có thể coi như tấm gương sáng, để các đội cải cách ở khắp nơi noi theo... HCM nhếch mép cười, rồi quay lại hỏi Phạm Hùng :

- Trong đợt một phát động chiến dịch cải cách ruộng đất, chú dự định tiêu diệt bao nhiêu địch ?

Hùng đáp :

- Thưa tiêu diệt ba trăm ngàn, bắt bốn trăm ngàn.

Hồ Chí Minh :

- Tôi muốn ngay đầu chiến dịch, ta phải tiêu diệt ít nhất nửa triệu, để làm tê liệt mọi đối kháng của địch, nên vấn đề nầy các chú phải xem xét lại cho thật nghiêm chỉnh.

Ông nhắc đi nhắc lại với giọng nặng nề, rồi ông quay lại hỏi Trần Quốc Hoàn :

- Ta hiện thiết lập được bao nhiêu trại tập trung các loại?

Vẻ lúng túng, Hoàn thưa :

- Khoảng một ngàn.

Hồ Chí Minh :

- Tôi ra lệnh lập thêm.

Hoàn :

- Thưa hiện không đủ nhân số.

Ông bảo không thiếu, nhân công phải được tăng gấp đôi. Đoạn HCM nhắc lại một cách hết sức tỉ mỉ, những quy chế của trại tập trung, và ấn định về số lượng lương thực mỗi tù nhân phải sản xuất...

Im lặng một lúc, như cố đào sâu vấn đề, để thấu hiểu. Ông hỏi Hoàn :

- Mỗi năm tù sản xuất được bao nhiêu lương thực ?

Hoàn :

- Thưa nếu đủ số tù ba triệu, mỗi năm có thể sản xuất được khoảng hai triệu tấn ngũ cốc.

Ông bảo phải xác định cụ thể :

- Tôi không muốn việc làm và những kế hoạch là hư ảo, mà phải là những sự thật đáng tin cậy.

Rồi ông căn dặn :

- Các chú phải tăng số lượng...

Cả Phạm Hùng và Trần Quốc Hoàn đều đồng thanh hứa sẽ làm tròn nhiệm vụ ông giaọ Mặc dù trong thâm tâm bọn nầy đều hiểu : Bác đòi hỏi một cách quá tham lam, và dĩ nhiên từ trước đến nay vẫn có sự gian lận để che mắt bác.

Sáng ngày 29 tháng Năm năm 1953, cây bút nắp bằng vàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phóng xuống trang giấy, ký sắc lệnh "Cải cách ruộng đất". Chữ ký HCM rất lớn, đó là một chữ ký lịch sử, thể hiện quyết tâm thực hiện kế hoạch và phương án...Cũng vào ngày lịch sử trọng đại nầy, Hội đồng Chính phủ và Quốc hội họp, để thông qua chính sách cải cách ruộng đất của Trung ương Đảng. Buổi họp bắt đầu từ mười giờ sáng kéo dài mãi đến 4 giờ chiều. Do

Tổng bí thư Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng chủ tọa.

Mục đích của cuộc họp nầy chỉ là để các đại biểu Quốc hội và Hội đồng chính phủ nhận lệnh. Bởi tất cả chỉ là việc lập lại các chương mục đã có sẵn...Cũng giống như hàng trăm các cuộc họp khác, chứ tuyệt nhiên những người tham dự không có vấn đề nào khác, cũng không bao giờ có một tiếng nói lạc điệu, vì tất cả đường lối chủ trương chính sách đã được Bộ chính trị do Hồ chủ tịch đứng đầu soạn thảo đâu vào đó cả rồi. Bởi chủ tịch là "bộ não của Đảng", nhiệm vụ của ông là vạch ra kế hoạch, phương án, nguyên tắc, để Đảng và chính phủ, quốc hội thực hiện.

Người ta chỉ hiểu biết về ông qua những gì được thấy trong cuốn "Đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh" và cuốn "Vừa đi vừa kể chuyện", hai cuốn sách nầy đều do chính ông viết, nhưng ông lại che đậy bằng một bút hiệu ma, "Trần Dân Tiên".

Ông cũng có một nỗi khổ là không có bạn, và chẳng có kẻ ngang hàng, ngay những Ủy viên Bộ Chính trị, hay tất cả Ủy viên Trung ương Đảng, hoặc Thủ tướng Chính phủ, đến Chủ tịch Quốc hội, đều gọi ông là cha, để dạy dỗ họ Như thế ông cao cả quá chả ai sánh được, cho nên ông không có kẻ ngang hàng, và không có bạn, chẳng có ai tâm sự, chỉ có những kẻ dứng dưới quỳ gối phục mệnh. Vì thế ông trở thành người cô đơn tuyệt đối.

Ông đứng trên cả các bậc đế vương thời kỳ man rợ Trong ông có những khía cạnh quái đản nhất : "Không gái, không nghe nhạc, ghê tởm văn nghệ, khinh rẻ sâu sắc trí thức, mê say các vấn đề đổ máu". Nhưng trong những cuộc tiếp xúc ngoại giao, ông luôn luôn tỏ vẻ nhã nhặn tươi cười, ngọt ngào với sự khiêm nhường......sự khiêm nhường giả tạo, và sự giả dối rất tế nhị, làm cho nhiều nguyên thủ quốc gia, như Sukarno (first president of Indonesia from 1945-1967), Nehru (first prime minister of independant India), Sihanouk, không giấu sự ngưỡng mộ thán phục của họ đối với một nhân vật lỗi lạc, đến phát thèm ! Đáng ước aọ.....Họ không nhận ra một dấu hiệu hiểm độc cỏn con nào nơi ông.

Phủ Chủ tịch, với những căn phòng bí mật nơi ông tự nguyện giam hãm mình, phân cách với thế giới ngoài đời. Những căn phòng bí mật nơi ông sống, không có đến một tiếng động nào ở thế giới bên ngoài lọt vào, cũng không có một tiếng động từ căn phòng ông lọt rạ Nhưng nơi đây đích thực là cái trục của một guồng máy khổng lồ, trong đó có những bộ phận, như công an, mật vụ, quân đội, chính phủ, quốc hội, mà ông là "chủ". Ông có quyền lực để uốn nắn những công cụ kia theo sở thích của ông.

Cái thiên tài của ông là sự xếp đặt thật đúng, cho nên sự song hành, và tươnd đồng giữa chính phủ, quốc hội, với Đảng và ông đã thành một kết cục hợp lý, thật khít khaọ

Do đó cuộc họp nào của Hội đồng Chính phủ, Quốc hội cũng đều kết thúc vô cùng tốt đẹp và thành công rực rỡ. Ngay trong cuộc họp lịch sử ngày hôm nay, ngoài sự thành công, lại có sự ngẫu hợp thật ly kỳ, là ở vào giờ chót, chủ tọa Trường Chinh giới thiệu Hồ Viết Thắng, được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Cải cách Ruộng đất. Thắng bị bất ngờ rơi vào một chức vụ quá trọng đại, mà hắn chưa bao giờ nghĩ đến, nên khi chủ tọa giới thiệu, hắn đứng dậy, trước những tràng vỗ tay vang rền như sấm, Thắng cười khúm núm, vẻ ngẩn ngơ, tai Thắng nóng như lửa đốt, khuôn mặt lờ đờ mãn nguyện.

Sự thực rất khổ cho Hồ Viết Thắng. Hắn mới được bốc lên chức vụ thứ trưởng, không phải vì có năng lực, mà là ngoan, chức vụ lem nhem như thế, đùng một cái được đặt vào cái ngai của lịch sử. Hắn cũng không biết Đảng đặt hắn ở vị trí đó với mục đích gì ? Và nhiều người vẫn lơ mợ Cho đến mãi sau nầy người ta mới hiểu, đây chỉ là trò trình diễn có tính chất hình thức bề mặt, còn sự thực bề sâu, đã có một lực lượng "ngầm". Đứng sau Hồ Viết Thắng điều khiển chiến dịch Cải cách ruộng đất, lực lượng nầy gồm những tay dao búa, những tên đồ tể, những con quái vật, mà HCM đã chọn lựa trong đám Ủy viên Trung ương Đảng. Trong số nầy có Phạm Hùng, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Quốc Việt. HCM thấu hiểu tâm địa của bọn đồ tể khát máu đó, nên ông đã giao nhiệm vụ cho chúng, và đích thân chỉ huy, đích thân ông soạn thảo kế hoạch, hết sức cẩn thận. Ông như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cái mục tiêu với vận tốc thật nhanh, và ông bám sát không rời các mục tiêu đó, trên một trận tuyến được tổ chức chu đáo, và một khi mệnh lệnh của ông được ban ra, nó phải được thả hết tốc lực...

Vào tháng đầu phát động chiến dịch "Cải cách ruộng đất", Phạm Hùng được vời đến dinh Chủ tịch, để thông báo tình hình chung với HCM. Hùng biết tính chủ mình, nên y dâng ngay món quà đầu. Đó là cuôn phim được bí mật quay những cảnh đấu tố, tra tấn, xử chém, dìm xuống sông những địa chủ cường hào, trong đó có một pha tuyệt hay và hấp dẫn, là cảnh bác ruột Trường Chinh bị làm đủ mọi nhục hình, và cuối cùng bị xử treo cổ.

Sau đó Phạm Hùng báo cáo đã tiêu diệt được một trăm năm mươi ngàn tên địa chủ cường hào, và bắt giam hai trăm ngàn tên khác. HCM tỏ ra rất hân hoan, để lộ trên nét mặt một sự vui mừng cực độ Tuy nhiên ông vẫn bảo Hùng :

- Rõ ràng chưa đạt yêu cầu...

Đoạn ông nhắc lại một cách hết sức tỉ mỉ vai trò của Đôị Cải cách ở địa phương toàn miền Bắc, phải được hoàn toàn độc lập trong sứ mạng nầy, và điều cốt yếu là phải tiêu diệt được nhiều địch.

Im lặng một lúc ông hỏi Hùng :

- Còn các sĩ quan trong quân đội, đã diệt được bao nhiêu?

Bắt giữ bao nhiêu ?

Hùng cuối xuống mở tập hồ sơ xem bản tóm lượt chi tiết về những cuộc bắt bớ thanh trừng trong quân đội, rồi y ngẩng đầu thưa :

- Ba tuần lễ đầu, mới trừ khử được mười ngàn, và bắt giữ mười lăm ngàn. Nhưng có một vài chống đối cản trở...

HCM ngắt lời Hùng, ông bảo :

- Tôi đã ra lệnh cho Quân ủy Trung ương, tuyệt đối không cản trở việc triệu hồi các sĩ quan con em địa chủ, phú nông, cường hào về địa phương, để cho các đội Cải cách xét xử. Vậy tại sao còn có sự chống đối ?

Hùng đáp :

- Thưa bác, việc chống đối nầy xảy ra ở một số đơn vị quân đội, chứ Quân ủy Trung ương hoàn toàn không gây cản trở.

Đôi mắt nheo lại, tỏ vẻ lo ngại, HCM nói :

- Tôi đã nhắc nhở, căn dặn các chú, phải dứt khoát, quyết liệt. Thanh toán ngay đợt đầu chiến dịch những sĩ quan con em địa chủ, cường hào. Bởi những phần tử nầy rất nguy hiểm. Nên những người có trách nhiệm, chỉ huy, điều khiển chiến dịch, phải biết nhắm vào mục tiêu chủ yếu.

Nói hết đoạn, ông đứng dậy châm thuốc hút, rồi lại ngồi xuống, mắt không rời Hùng.

Thấy chủ tịch khó chịu, Hùng hắn giọng, nói những lời hứa hẹn, cam kết, sẽ triệt hạ hết những sĩ quan con em địa chủ, phú nông ở trong quân đội.

Mặc dù Hùng cam kết, hứa hẹn, HCM vẫn cảm thấy không yên dạ. Ông ưu tư nhất là những sĩ quan mang thành phần xấu trong quân đội chưa được diệt hết trong đợt đầu chiến dịch. Bởi đối với những sĩ quan nầy và gia đình họ, ông mang một sự thù ghét, một sự oán giận, một sự phẫn nộ không nguôi khuây, những đêm ông thao thức, mất ăn mất ngủ, ngụp đầu trong công việc, cũng chỉ vì họ Nên sự tiêu diệt nầy thật "đúng"...và thật là điều "tốt".

Đêm đã khuya, Hùng ra về. Ông khép cửa sắt lại, cánh cửa nặng không tiếng động. Ông bước chân chậm chạp về bàn giấy của ông để làm việc. Nhưng bất chợt, ông nhớ đến cuộn phim Hùng vưà đem dâng. Ông tắt đèn xem phim. Nhìn thấy những cảnh đấu tố, tra tấn, chém giết, và nghe những tiếng kêu kinh hồn từ màn ảnh vọng rạ Ông đam mê vui sướng tột cùng. Đó là cái thú lớn nhất trong đời ông.

Uống cạn ly rượu, ông đứng dậy chắp tay ra sau lưng, đi lại mỉm cười đắc ý, trước cảnh sống và chết, con người như cỏ cây rơm rác đang quằn quại dưới bánh xe Cải cách quay cuồng như vũ bão khắp nơi trên đất Bắc... Ngày 19 tháng Năm, năm 1955, Đảng ăn mừng lễ sinh nhật quang vinh lục tuần của HCM, bằng cách đập chết, treo cổ, dìm sông, bỏ tù hơn hai triệu nông dân miền Bắc, trong chiến thắng tưng bừng phấn khởi kết thúc đợi ba bước sang đợt bốn của chiến dịch Cải cách Ruộng đất. Mọi việc đang diễn ra vô cùng tốt đẹp, thì đùng một cái, từ Mạc tư khoa, Kroushchev, dở trò kỳ quặc, hạ bệ thần tượng Stalin, vùi xuống tận bùn đen.

Lời tuyên bố của Kroushchev như một trận bão tuyết làm nguội lòng hăng hái của các chiến sĩ cách mạng vùng Đông Á. Rồi sứ thần Mikoyan của Điện Kremlin tức tốc đáp máy bay qua Hà Nội để giải thích đường lối chính trị "mềm dẻo" của Ngạ Do đó tình hình cải cách ở Bắc Việt trở nên khó khăn một cách nhanh chóng.

Việc Kroushchev hạ bệ Stalin là một "điềm xấu"... làm cho HCM lo âu và bực tức mà không nói ra, cũng không dám phản ứng sợ mất lòng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sự bang giao giữa Hà nội và Mạc tư khoạ

HCM căm giận Kroushchev, đã làm hỏng thắng lợi cuối cùng của ông... Nhưng dù muốn hay không, thái độ của ông vẫn tùy thuộc vào diễn biến của thời cuộc, lẽ đương nhiên, ông phải có bổn phận cân nhắc, và bắt buộc phải tính đến việc "sửa sai" để giả vờ biện minh cho cuộc ám sát tập thể đã và đang xảy ra.

Ông rất buồn, nhưng cũng bình tĩnh. Ông buồn về con số dự liệu tiêu diệt, bỏ tù cả triệu nông dân chưa đạt được phân nữa. Con số còn lại có cơ vuột khỏi tay ông.

Ông cay đắng, đêm đêm không ngủ. Ông đi bách bộ trong phòng, ngọn đèn chỉ chiếu sáng mờ, hai mắt ông trĩu xuống, vẻ buồn rầu, thất vọng. Nhưng ông không nói một lời nào. Lòng ông se thắt lại. Tay ông tê buốt. Bởi ông chỉ sung sướng khi thấy máu đồng bào ông chảy, lúc nó ngưng chảy, ông đâm ra thất vọng. Rồi ông lại tự nhủ: phải kiên nhẫn...chờ đợi...

Ông hiểu rõ sự hãm phanh cuộc Cải cách Ruộng đất có thể làm đình trệ cả cơ cấu của Đảng ở các địa phương và làm sa sút tinh thần cán bộ. Nếu ông đã tìm mọi cách trì hoãn việc ban bố chính sách mới của Mạc Tư Khoa, bằng cách cứ để yên cho các cuộc đấu tố, chém giết, bắt bớ tiếp diễn, và càng tiến về đợt bốn của chiến dịch cải cách thì càng khốc liệt, mà trong lịch sử không có cảnh tượng nào giống cảnh tượng chém giết rùng rợn xảy ra quy mô như vậy.

Cho đến mãi tháng 8 năm 1956, Hồ Chí Minh mới cho phổ biến quyết nghị quan trọng Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên-xô, đồng thời tuyên bố sửa sai, một mặt vẫn hoan nghênh thắng lợi của Cải cách Ruộng đất.

Để trút trách nhiệm tội ác cho kẻ khác. Ông hạ bệ Trường Chinh cùng Hồ Viết Thắng và đổ lỗi cho bọn cán bộ cấp dưới làm sai. Để làm khuây lòng dân trước nỗi cực khổ, ông tạm thả mười ngàn dân, và thả hai mươi ngàn đảng viên bị cầm tù về địa phương. Đám đảng viên nầy khi về địa phương, được khôi phục công dân và khôi phục đảng tịch. Thì rồi sau đó, họ lập tức tới ngay các đồng chí tố sai để trả thù, còn đám dân bần cố nông trót nghe dảng "tố ẩu", bị nông dân rạch mồm, cắt lưỡi. Do đó tình trạng xung đột chém giết lại diễn ra khắp nơi trên đất Bắc.

Dân chúng oán giận, căm thù đội Cải cách. Nhưng lại quên kẻ ra lệnh là Hồ Chí Minh. Ông đã giết và bỏ tù hơn hai triệu nông dân miền Bắc. Nhưng không gây ấn tượng nào, ngược lại ông vẫn là kẻ được tán thưởng về đạo đức nhiều nhất. Ông chịu trách nhiệm mà không bao giờ nhận lãnh......Ông bắt Trường Chinh và Hồ Viết Thắng nhận sai lầm do chính ông làm. Ông che chở cho những tên đao phủ, và những kẻ đồng hành gây tội ác với ông.

Qua sự việc trên, ta thấy Hồ Chí Minh đã làm việc độc nhất vô nhị là từ một kẻ tội phạm, biến thành ngươi có công đức. Một di hại đau lòng. Chim có tổ, người có tông... Hồ Chí Minh đã đào sạch sành sanh mồ mả tổ tiên, phá sạch sành sanh những di tích lịch sử dược tạo dựng lên hàng vạn năm. Hồ Chí Minh đã phá những sinh dưỡng từ chiều sâu truyền thống văn hóa, đạo lý nhân nghĩa. Làm biến dạng những khuôn mặt dịu hiền phúc hậu ở khắp chốn đồng quê. Để cho đất nước nầy sống như chết.

Có lẽ không bút mực nào tả xiết hết những thảm kịch đổ vỡ ở đồng quê.

Đồng quê Việt Nam là cơ sở bền vững để bảo tồn sức sống và văn minh dân tộc, mà bao thế hệ đã đổ xương máu, mồ hôi để vun đắp. Bao nhiêu tầng cao văn hóa được xếp lên với chiều cao bốn ngàn năm lịch sử đầy kiêu hãnh. Bỗng đổ vỡ tan tành...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn