BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73313)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phiên Tòa Phúc Thẩm Dành Cho Ông Nguyễn Văn Liá Tại Pháp Đình Tỉnh An Giang Ngày 2/3/2012

05 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 859)
Phiên Tòa Phúc Thẩm Dành Cho Ông Nguyễn Văn Liá Tại Pháp Đình Tỉnh An Giang Ngày 2/3/2012
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53


Không khí buổi xét xử có lúc hết sức là ồn ào, có lúc lạnh nhạt và trơ trẻn. Ồn ào vì bị cáo Nguyễn Văn Lía không đồng ý cách đối xử phân biệt của bộ phận quan chức trong pháp đình đối với những người thân Ông. Chưa từng nghe nói có một quốc gia nào trên thế gian này mở một phiên tòa xét xử mà cấm không cho vợ con của bị cáo đến tham dự. Bị cáo cũng là người, do cha mẹ sanh ra, có vợ và con nhưng không cho những người thân này vào dự cuộc xét xử chồng và cha mình là đạo lý gì trong cái thứ “đạo đức Hồ Chí Minh” mà nhà nước lúc nào cũng phát động phong trào cho nhân dân học tập? Cứ cho rằng đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương tốt đi mà cán bộ viên chức nhà nước có học được gì của tấm gương tốt đó? Chẳng lẽ đạo đức của Hồ Chí Minh mà mỗi đảng viên công chức cần phải học trong đó có bài cấm vợ con của người đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo không được vào dự phiên tòa? còn chăng chỉ ở vài nước Cộng sản mà Ông Nguyễn Văn Lía chẳng may sanh rớt vào một trong vài nước Cộng sản để chịu kiếp nạn này. Ông Nguyễn Văn Lía đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo cho Phật Giáo Hòa Hảo với chính quyền vì chính quyền đàn áp tôn giáo, không phải là tên tội phạm giết người hay mãi quốc cầu vinh. Đòi hỏi quyền tự do tôn giáo có gì là ghê gớm đâu mà khi ra pháp đình chính quyền nhẫn tâm cấm không cho vợ con Ông vào?

Thân nhân Ông Nguyễn Văn Lía và rất nhiều đồng đạo của Ông bị chận giữ bên ngoài pháp đình. Sách xưa có câu “Thố tử Hồ bi”, con Thỏ chết, Chồn tuy khác giống nòi còn biết buồn thay, huống chi Ông Nguyễn Văn Lía là người, một mẫu người rất tốt biết đem tâm huyết lo cho đạo và nước non, chỉ vì không phù hợp với chủ thuyết vô thần của đảng Cộng sản về việc đàn áp tôn giáo. Đảng viên cũng là người bằng xương bằng thịt do cha mẹ sinh ra và cũng có vợ chồng con cái. Thân nhân của bị cáo Nguyễn Văn Lía chỉ đưa yêu cầu rất đơn giản là xin được tham dự cuộc xét xử chồng và cha mình. Có vậy thôi mà pháp đình tỉnh An Giang đối xử với họ còn tệ hơn loài dã thú “Thố tử Hồ bi”.

Dĩ nhiên là Ông Nguyễn Văn Lía phản đối, Ông nói như la làng lên. Trong pháp đình, khi hội đồng xét xử chưa đến đã có mặt đầy đủ những đội ngũ công an mặc quân phục và thường phục, những người giả dạng nhân dân trong khi họ là cán bộ trong các ban ngành của bộ máy nhà nước. Ông Nguyễn Văn Lía lớn tiếng rằng: Nếu phiên xử này không cho thân nhân tôi vào tham dự tôi nhất định không bước lên vành móng ngựa. Sau câu nói có tính quyết định Ông Nguyễn Văn Lía thêm rằng: Xưng danh là tòa án nhân dân sao không cho nhân dân xem tòa xét xử? Tự biết mình xử án gian lận, không công bằng nên sợ dân, cấm dân vào xem là tất nhiên. Vợ con và cháu của tôi là một công dân Việt Nam, họ không phạm pháp, họ rất đầy đủ uy tín để vào xem cách xét xử một phiên tòa, tại sao sợ họ? Sợ họ hay ghét họ? Ở đây công an rần rần, cán bộ trong các ban ngành nhà nước giả dạng làm dân cũng rần rần sợ vì vài người thân nhân của tôi?

Nhiều tên công an mặc quân phục đã vây chặc bên phải bên trái, sau lưng trước mặt, trong số có một tên mang súng ngắn, Ông Nguyễn Văn Lía nói với tên ấy rằng: Ông mang súng vào đây thì bắn tôi đi! Hãy bắn bằng đạn đồng “thứ thiệt” cho chết tốt. Tôi năm nay 72 tuổi đã khá thọ, đâu còn ham sống nữa mà sợ chết! Nhưng hãy bắn bằng súng có đạn thật, đừng lén lút sau lưng người ta mà bắn súng diện rồi dấu mặt, bặt tên. Hèn lắm! Ông Nguyễn Văn Lía lập câu nói ấy ít nhất cũng 3 lần.

Cô thư ký phiên tòa ra trước với một kẹp hồ sơ, định làm cái gì đó một chút, nghe Ông Nguyễn Văn Lía la hét thách đố nhức óc. Công an đầy trong phòng xét xử và 5 tên kẹp sát theo mà không có tên nào mạnh dạn bụm miệng. Cô thư ký đứng dậy bỏ vào trong. Thời gian trôi qua, hơn 8 giờ mà hội đồng xét xử chưa ra công đường, Ông Nguyễn Văn Lía rống tiếng: Làm gì bắt người ta chờ lâu vậy? Nếu không xử thì đưa tôi trở lại nhà giam. Tên công an mang súng ngắn lòn lách mình vô đàng sau phía hội trường, độ vài phút Ông trở ra nói với Ông Nguyễn Văn Lía: Nếu anh không chịu ra trước tòa, chúng tôi sẽ đưa anh vào trại giam, ở đây tòa án xử khiếm diện. Nguyễn Văn Lía không đồng ý.

Cô thư ký phiên tòa từ trong đi ra lấy cái cập hồ sơ liền biến. Quý anh em bị tình nghi có liên quan vụ án, thấy cảnh vậy thì nghi, đợi hết buổi xử ra ngoài họ kể lại vụ việc với cùng một ý: Chắc phiên tòa sẽ phải đình lại.

Ông Nguyễn Văn Lía tiếp tục phát thanh lớn hơn với quyết định không dời đổi: Nếu không cho thân nhân tôi vào trụ sở tòa án nhân dân tỉnh An Giang để xem cuộc xét xử này, tôi cương quyết không ra vành móng ngựa.

Thời giờ mỗi lúc trưa thêm, tên công an mang súng ngắn với hai ba đồng chí của họ dường như cũng rất khó chịu sự chậm chạp của phiên tòa, họ cứ thay nhau canh giữ Ông Lía và ra vào phía sau pháp đình để báo cáo và xin ý. Trong phòng xét xử có rất đông người ngồi chờ, chờ mãi đến hơn 8 giờ rưởi, vẫn là cô thư ký phiên tòa đã biến đi lúc nảy, mang xấp hồ sơ trở lại đặt trên bàn của mình, tiếp theo là 4 Ông: Một Ông Chánh án chủ tọa phiên tòa, 2 vị Hội thẩm nhân dân ngồi vào biển đề thẩm phán và một nữa là người của phía Viện Kiểm Sát. Cô thư ký cất tiếng lệnh cho mọi người đứng dậy chào hội đồng xét xử, nhưng Ông Nguyễn Văn Lía vẫn ngồi tại chỗ, lưng dựa vào tường phía bên phải của pháp đình.

Khởi đầu Ông Chánh án Lý Ngọc Sơn mời Ông Nguyễn Văn Lía đến đối diện trước hội đồng xét xử, để nghe phán quyết tội trạng. Ông Nguyễn Văn Lía không đi. Nhiều lần tòa giải thích là nhiều lần Ông Lía kêu gọi hội đồng xét xử thực thi quyền làm chủ của nhân dân đúng ý nghĩa của pháp luật đề ra trong việc xử án nhân dân. Chánh án Lý Ngọc Sơn ra lệnh các lính bảo vệ phiên tòa hành động thì 5 tên quân hầu Ông Nguyễn Văn Lía từ sáng sớm đến giờ trong đó có 3 người áp sát, hai người câu hai bên vai Ông Lía kéo đi, một tên phía sau đẩy tiếp, còn hai tên kia đứng thế thủ trông theo để không cho xảy ra chút sơ hở nào.

Vài anh có được mời tham dự phiên tòa chừng về nhà nói với tôi: Lúc công an hành hung khóa vai Ông Lía dẫn đi chúng tôi rất lo sợ Ông đập đầu, mắt Ông lườm kiếm mấy cây cột đá nhưng công an biết trước họ cẩn thận kéo Ông Lía đi với khoảng cách xa tường xa cột, có muốn đập đầu cũng không được. Ông Nguyễn Văn Lía bị lôi tới ngồi trên một băng ghế học trò nhưng phía trước không có bàn học, chỉ có quân hầu nhiệt tình bảo vệ mạng sống.

Chánh án Lý Ngọc Sơn nói rằng do vì bị cáo Nguyễn Văn Lía tuổi già sức yếu nên tòa cho phép ngồi trên ghế tại chỗ làm việc, chịu sự chất vấn của hội đồng xét xử.

Sao gọi là hết sức lạnh nhạt?




Họ cố đánh bóng một phiên tòa độc tài thành dân chủ. Gởi giấy “triệu tập” những người có liên quan trong vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ…” và những quan chức chánh quyền giả làm dân thường được mời đến để ủng hộ cuộc xét xử cho đạt một chút nào đó với cái gọi là phiên tòa mở rộng. Nhưng chẳng một ai được hỏi han hay đóng góp ý kiến gì cả. Họ không kêu người của họ ý kiến cũng phải, vì ở phiên tòa sơ thẩm họ đã để lộ sự sơ hở quá to. Hai người dân được mời phát biểu đều nói ý nghĩa giống nhau “chúng tôi không phải là dân địa phương, sáng nay tình cờ qua đây nghe tin có phiên xét xử tội phạm, dừng chân ghé lại tham dự…” tin đó làm cho dư luận quần chúng ầm lên: không có căn cước địa phương, ba cái thứ trôi sông lạc chợ vậy mà cũng được quan tòa cho vào phòng xử án còn vợ con của bị cáo Nguyễn Văn Lía có hộ tịch hộ khẩu hẳn hoi bị đẩy ra ngoài pháp đình. Không lẽ nay họ biến cán bộ cấp tỉnh của họ lại là cái thứ trôi sông lạc chợ nữa sao?


Ngay cả hai Ông Hội thẩm nhân dân mà biển trên bàn đề là thẩm phán phải chịu ngồi làm bù nhìn suốt, không được Ông Chủ tọa phiên tòa mời chất vấn bị cáo dù chỉ một câu ngắn gọn. Ông Nguyễn Văn Lía được phép ngồi làm việc, vì Chánh án Lý Ngọc Sơn suy bụng về tính gan dạ của bị cáo Lía, nếu kêu Ông ta đứng trên vành móng ngựa có thể dẫn đến sự xui xẻo một trong hai điều: Nếu Ông Lía không đứng lên thì bỉ mặt cả nhà, tức giận cho mấy, trước pháp đình được phép đánh người sao? Còn nếu Ông Lía bị buộc, với một người không còn sợ chết là gì, mới đây Ông đã kêu cái Ông quan có mang súng vào pháp đình hãy bắn Ông một phát súng bằng đạn thật, đừng bắn súng điện như trước. Ông ta có thể tự đập đầu hoặc sẽ nói những câu gây thêm sự rắc rối cho phiên xử… cứ cho Ông Lía ngồi là im chuyện.

Làm việc tay ba, Ông Chánh án, Viện Kiểm sát và bị cáo Nguyễn Văn Lía. Rất đơn giản, Ông Lý Ngọc Sơn đọc hết xấp tài liệu luận tội ở phiên tòa sơ thẩm hôm 13 tháng 12 năm 2011 và kết luận phiên xét xử ấy là đúng luật. Phía Viện Kiểm sát cũng nói như thế nhưng Ông ta có đề nghị giảm nhẹ khung hình phạt cho bị cáo vì Ông này đã tuổi già sức yếu.

Các thứ mục luận tội trong bản cáo trạng của viện kiểm sát, dầu sơ thẩm hay phúc thẩm vẫn giống nhau, yếu mục có tính quyết định để đưa Ông Nguyễn Văn Lía đi tù vẫn là cái bùa phép họ đã biến hóa ra trong đĩa hình “Điếu Viếng” những gia đình có công với đạo, hy sinh vì đạo. Rất hấp dẫn để trả mối hận thù cho lòng ghét cay, ghét đắng của những ai nặng nợ với đảng và nhà nước. Họ đã phục kích và biến hóa ngay câu chuyện của Thánh Tử Dương Văn Tới bằng sức can thiệp cái chết lựa ngày của Ông vào tính yếu ớt của Dương Văn Hùng con Ông, giành phần thắng hoàn toàn trước sau như một.

Chúng ta đều biết, loại người như Dương Văn Hùng rất bị tiếng thị phi, nguyền rủa kể từ sau phiên tòa sơ thẩm, ăn ngủ không yên, lương tâm dằng dặc suốt, bây giờ bị mời ra làm chứng ở phiên tòa phúc thẩm, Dương Văn Hùng trả lời rất ú ở qua 2 câu hỏi của phía Viện Kiểm sát: Cha của Anh bị gì mà chết? Đáp: Ông ấy treo cổ tự vận. Hỏi: tại sao treo cổ tự vận? Dương Văn Hùng lúng túng, nếu không bị lương tâm dằng dặc thì Hùng sẽ trả lời ngay như ở phiên tòa sơ thẩm: Cha tôi gặp phải cảnh nghèo khổ vì bị mất đất, không chịu nỗi sự dày vò đành treo cổ tự giận không có liên hoan về chuyện cha tôi tử vì đạo. Hùng hôm nay trả lời còn có chút dễ thương hơn: Cha tôi treo cổ tự vận vì bị mất đất ở xứ Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp). Tràm Chim là khu bảo vệ của cấp nhà nước. Nói bị mất đất ở Tràm Chim, té ra là chánh quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa giựt lấy, khiến Ông Dương Văn Tới lâm vào cảnh nghèo không chịu nỗi nên mới thắt cổ tự vận… Viện Kiểm sát nghe giọng nói của Hùng không đứng thẳng và mạnh mẽ thì không dám hỏi ép sợ có “bại lộ” nên thôi.

Kết thúc phiên tòa phúc thẩm tại An Giang, cái giá 5 năm của tòa sơ thẩm, phúc thẩm giảm còn 4 năm 6 tháng đối với Nguyễn Văn Lía.

4/3/2012

Đan Sương

Theo NgườiViệtBoston
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn