BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73317)
(Xem: 62232)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chợ búa Sài Gòn thời bão giá

17 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1134)
Chợ búa Sài Gòn thời bão giá
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Cả nước, xăng, điện hè nhau tăng cùng một lúc và lại tăng cao. Vì thế mọi thứ nhất loạt cuốn vào cơn bão giá. Hàng hóa, dịch vụ thứ gì cũng tăng khiến chợ búa lao đao.









 
 Xe rau bán dạo của những người nghèo. (Hình: Nguyên Đức/Người Việt)

Trước Tết, siêu thị được hưởng chính sách “bình ổn giá” của nhà nước nên giá thấp hơn thị trường tự do. Nay thì siêu thị cũng hết kềm nổi. Toàn bộ hàng hóa đều tăng giá không chừa món nào.

Trong siêu thị, tấm bảng để hàng chữ “hàng bình ổn giá” vẫn nằm nguyên chỗ cũ, chẳng ai buồn tháo gỡ trong khi thịt heo ba rọi từ sáu mươi bốn vọt ngay lên tám mươi lăm ngàn một ký, thịt bò phi lê từ một trăm sáu chục ngàn ngàn lên một trăm tám mươi lăm ngàn một ký...

Ngoài chợ xương heo từ ba chục ngàn lên bốn mươi lăm ngàn, cá điêu hồng từ bốn mươi ngàn lên năm mươi ngàn, mực lá loại bèo nhèo từ tám mươi ngàn lên một trăm....

Ai nấy tìm mọi cách đối phó với cơn bão giá này.

Một giáo viên một trường trung học tư thục cho hay: “Nhà tôi có hai con trai và bà mẹ chồng. Thay vì kho bảy trăm gờ-ram thịt như trước kia thì tôi chỉ mua nửa ký thôi. Để bù vào chỗ thiếu đó thịt kho phải gia thêm mắm muối mặc dù tôi bị ‘tăng-xông’ phải kiêng mặn.”

Mặn có nghĩa là thêm muối bởi vì nước mắm cũng lên bốn ngàn một lít. Vì thế ai nấy xoay sang loại nước mắm rẻ tiền hơn, độ đạm thấp. Món canh trong bữa ăn thay vì hầm xương hoặc nấu tôm khô lấy chất ngọt thì nay chỉ nấu suông tức là nước canh nêm bột nêm, lấy thêm vị ngọt từ bột ngọt. Thức ăn nấu một lần để đó ăn cả ngày.

Các thứ rau đều tăng từ hai đến ba ngàn một ký. Mặc dù bây giờ đang là mùa cà chua, củ cải, cải bắp... Các bà nội trợ đều chọn hàng bán xô. Đó là hàng loại hai lẫn lộn tốt xấu. Họ lựa ra trái cà chua tròn, cứng để ăn sống, trái giập làm sốt... Từ giã năm ngàn đồng một bó mồng tơi ở quầy rau sạch để quay về chợ nhỏ mua hàng rau bày dưới đất rẻ được một nửa: năm ngàn hai bó. Đem về chịu khó nhặt bỏ lá vàng, lá ủng, ngâm nước vài tiếng đồng hồ cho bớt phần nào hóa chất, thuốc trừ sâu...

Đa số người đi làm cho biết bỏ bữa điểm tâm ngoài đường. Họ mua thịt nguội về cất tủ lạnh ăn dần bánh mì hoặc mua bún, hủ tíu... về chế biến bữa sáng ở nhà. Tuy mất công nhưng rõ ràng tiết kiệm được món tiền không nhỏ.

Phụ nữ làm văn phòng có được một tiếng rưỡi nghỉ trưa nên họ dậy sớm nấu cơm ăn sáng ở nhà rồi bới gà-mên mang theo như ngày xưa. Nấu cơm chứ không phải chiên cơm nguội sẽ đỡ tốn phần dầu mỡ. Một số cơ quan mua lò vi ba để nhân viên có thể hâm cơm vào buổi trưa. Một ngày ăn cơm ba bữa được xem là rẻ tiền nhất.









 
 Hàng rau chỉ bán các loại rau quả thông thường. (Hình: Nguyên Đức/Người Việt)

Một tô phở từ hai chục lên hai mươi lăm. Ly trà đá từ hai lên ba ngàn đồng.

Một tô hủ tíu ở khu bình dân năm ngoái mười hai ngàn, Tết lên mười lăm và bây giờ là mười tám ngàn. Đó là món điểm tâm thường của sinh viên, học sinh, xe ôm, tài xế taxi, dân nhập cư từ miền Bắc và miền Trung vào chuyên bán rong kẹp tóc, đĩa hát, quà vặt... nhưng giờ đây đã thành món ăn khó với. Họ thay thế bằng gói xôi hay bánh mì.

Lò bánh mì cho biết vẫn ổ bánh không ruột nhẹ bâng chỉ tăng thêm một ngàn thôi. Hàng cháo lòng chợ Xã Tây vẫn bán mười lăm ngàn một tô nhưng cháo và lòng ít hẳn đi. Bà bán hàng chỉ vào tủ kính bày lơ thơ ít gan, phèo...:

“Tất cả nguyên liệu nấu nồi cháo đều tăng giá. Chỗ lòng này tôi phải mua thêm cả trăm ngàn nhưng lại không tăng tiền tô cháo được. Hàng bình dân, tăng giá thì không ai tới ăn. Vì vậy tôi bớt nửa vá cháo, bớt dồi đi. Tô lớn nhưng cháo chỉ còn hai phần ba thôi. Người mua biết vậy. Họ chấp nhận tô cháo ít đi chứ không thể trả thêm tiền.”

Đó là cách ứng phó chung của hầu hết người bán hàng.

Rất nhiều cửa hàng tăng giá nhưng không sửa bảng giá. Ở chợ Bà Hoa bảng đề một ly rau má năm ngàn đồng nhưng uống xong tính tiền sáu ngàn. Khách chỉ lên tấm bảng thì bà chủ nói nho nhỏ là chưa kịp kêu người sửa.

Dĩa mì xào giòn bình dân hẻm Võ Văn Tần từ bốn chục lên bốn mươi lăm nhưng cũng thấy lớp nhưn đổ bên trên mặt ít đi: ba con tép còn hai, thêm miếng gan thay miếng mực...

Ai cũng méo mặt. Dưa cải, dưa giá... là thứ thêm. Nay bữa ăn chỉ tập trung vào một hai món chính nên phải muối ít đi kẻo bán chậm, dưa thành chua gắt.

Các hàng trái cây đều giảm số lượng mua vào. Chuối từ xưa là loại rẻ tiền quen thuộc nhất luôn bán nải nhưng lâu nay đã chuyển sang bán ký. Khách mua mấy trái, chủ hàng xẻ ra, cân lên. Bảy trái mười hai ngàn. Tính ra gần hai ngàn đồng một trái chuối tiêu.

Hàng quà vặt ế thê thảm. Mọi người tập trung vào thực phẩm thiết yếu nên thói quen ăn thêm bữa vặt vào lúc xế chiều và tối khuya đều bị cắt giảm.

Quả vậy, bịch chè đậu tăng hai ngàn đồng, bánh da lợn tăng ba ngàn... Trước kia, hai, ba ngàn coi như tiền lẻ cho chén tàu hủ, cái bánh bò... mà không thấy hao hụt ngân quỹ. Giờ đây, quà vặt không còn giá tiền lẻ đó nữa và người ta cũng tính toán so đo từng ngàn để dành cho những thứ cần thiết hơn.

Chiều người ta ít ra ngoài. Tối nếu đói, họ đỡ dạ bằng bịch mì gói, túi cháo ăn liền mặc dù trọng lượng gói mì cũng cũng nhẹ hẳn đi. Hoặc đổi sang những món quà vặt rẻ tiền nhưng no hơn. Buổi chiều rao bán rong qua xóm là xe xôi bắp và bắp luộc thay vì bò viên và cá viên chiên. Dĩa cá viên chiên từ mười lên mười hai ngàn nhưng cũng bớt đi một viên...

Đối với người đi làm tiền lương cố định thì chợ búa là bài toán căng thẳng. Lương không bao giờ lên kịp giá. Bao giờ giá cũng tăng rất lâu, lương mới từ từ điều chỉnh sau. Khi lương lên thì giá đã lại vọt lên xa từ hồi nào.

Nghe nói Tháng Năm lương tăng. Nếu lương tăng thì giá sẽ tiếp tục phi mã trước. Lương không bao giờ đuổi kịp giá, nhất là giá trong những cơn bão lốc như thế này!
Nguyên Đức/Người Việt

16-03-2011

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn