BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Miền Trung sau lũ cần trợ giúp khẩn cấp

13 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 973)
Miền Trung sau lũ cần trợ giúp khẩn cấp
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trận lũ lụt quét qua các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua đang cho thấy mức độ tác hại dữ dội của nó.


Cứu trợ mưa lũ gây ngập nhà ở Quảng Bình hôm 05 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO



Đói khát, bệnh tật


Người dân trong vùng thiên tai nay đang phải đương đầu với đói khát, bệnh tật và đang rất cần sự giúp đỡ để có thể sinh hoạt trở lại bình thường như trước khi lũ lụt ập đến.

Truyền thông trong nước tiếp tục thông tin về tình cảnh của người dân tại những nơi nước lũ cuốn qua. Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương Việt nam, trong báo cáo nhanh phổ biến vào chiều ngày 11 tháng 10 cho hay tính đến lúc đó số nạn nhân thiệt mạng và mất tích trong đợt lũ lụt vừa qua tại khu vực bắc miền trung Việt Nam đến 83 nạn nhân.

Tại hai tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất: Hà Tĩnh và Quảng Bình thì ở Hà Tĩnh không còn nơi nào bị ngập, riêng Quảng Bình còn hai xã và hai thôn thuộc ba huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh.

Tổng số thiệt hại vật chất được ước tính lên đến gần 2.600 tỷ đồng; trong đó Quảng Bình chịu gần 1.400 tỷ đồng.

Đến sáng ngày 12 tháng 10, một người dân tại xã Thạch Thanh, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết tình hình tại địa phương như sau:

“Bốn gia đình có người thân bị thiệt mạng họ đang hoang mang, lý do họ là những gia đình nghèo, họ mới lập gia đình mà người chồng là trụ cột bị chết, con còn nhỏ, nhà bị lũ đánh cho tan hoang. Hiện chúng tôi đang khắc phục từ từ; gần đây bên chính quyền cũng có phân phát một số mì tôm.”

Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, một tổ chức lâu nay luôn đi hàng đầu trong mọi công tác cứu trợ tại những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, tham gia vào hoạt động này cứu giúp cho người dân tại những vùng lũ lụt của Việt Nam ra sao? Ông Đặng Văn Tạo, một đại diện của hội này tại Hà Nội cho biết:


Mưa lũ ngập nhà ở Quảng Bình hôm 05 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO.


“Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam được sự hỗ trợ 150 ngàn đô la của Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế; chúng tôi sẽ nhanh chóng mua gạo, thuốc lọc nước để chuyển vào cho bà con. Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cũng ra lời kêu gọi trong nước, và các tổ chức nhân đạo trong nước để tiến hành giúp đỡ bà con. Từ ngày 14 Hội Chữ Thập Đỏ Thành phố Hồ Chí Minh cùng Hội Chữ Thập Đỏ các tỉnh từ Huế cho đến Hà Tĩnh sẽ cứu trợ khẩn cấp cho người dân trong giai đoạn này.

Đây là lần đầu tiên Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam sử dụng phương pháp gây quĩ thông qua tin nhắn, để ủng hộ bà con bị lũ lụt ở miền Trung.

Chúng tôi cùng tham gia các tổ chức phi chính phủ, và cơ quan điều phối viện trợ nhân dân của Việt Nam để đánh giá nhu cầu chung.Sáng hôm nay chúng tôi chia sẻ đánh giá chi tiết về nhu cầu, đề xuất các biện pháp can thiệp và gíup đỡ cho bà con, nhất là tại hai tỉnh bị thiệt hại nặng Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Lá lành đùm lá rách


Tổ chức Caritas của giáo phận Vinh từ hôm 4 tháng tư vừa qua cũng bắt đầu tham gia hoạt động cứu trợ cho người dân vùng lũ lụt trong giáo phận. Đến sáng ngày 12 tháng 10, linh mục phụ trách Phê Rô Nguyễn Văn Vinh cho biết sự tham gia của những nhóm từ các giáo phận khác đến cứu giúp:

“Giai đoạn cấp cứu đã qua rồi, nước rút rồi. Bây giờ chúng tôi đi đến các vùng, các làng để cung cấp một số lương thực, hàng gia dụng, nhu yếu phẩm cho dân.

Chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ của các giáo phận khác. Hôm qua tôi đã dẫn phái đoàn của Đức Cha Yến, phó chủ tịch Ủy ban Bác ái của Giáo hội Việt Nam, rồi cha Quế giám đốc Caritas giáo phận Hà Nội đi thăm một số vùng ở Hương Khê. Bây giờ tôi đang đi với đoàn của giáo phận Lạng Sơn lên thăm giáo xứ Thọ Vực, Vạn Căn ở Hương Khê. Hôm nay cũng có phái đoàn của giáo phận Thanh Hóa vào thăm.

Như thế chúng tôi một mặt kết hợp với các đoàn của các giáo phận cung cấp lương thực, quần áo, đồ gia dụng cho các nạn nhân; một mặt chúng tôi yêu cầu các giáo xứ lập danh sách và thống kê con số thiệt hại cụ thể để bước tiếp theo chúng tôi có thể giúp phần nào cho người dân khắc phục hậu quả lũ lụt. Chúng tôi có thể giúp dựng lại nhà cửa, mua lại trâu bò, hoặc phương tiện sản xuất.

Nguồn kinh phí của chúng tôi ít so với nhu cầu lớn lao, nên chúng tôi phải nhờ sự cộng tác tích cực của các giáo xứ để được dẫn đến các địa phương và giao đến tận tay cho những người cần nhất.

Sau này chúng tôi sẽ phân loại ưu tiên loại một, hai , ba… theo mức độ cần thiết trước.”

Tinh thần ‘lá lành đùm lá rách’ của người dân Việt Nam trong cơn hoạn nạn lại được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên mong mỏi của nhiều người là làm sao việc cứu trợ được kịp thời đến đúng đối tượng; không để cho những kẻ thừa cơ nước đục thả câu nuôi béo bản thân như trong nhiều lần cứu trợ trước đây.

Gia Minh, biên tập viên RFA

12-10-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn