BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72827)
(Xem: 62104)
(Xem: 39204)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

VN: Chính quyền ngăn giới hoạt động trước 2/9

31 Tháng Tám 20186:22 SA(Xem: 1496)
VN: Chính quyền ngăn giới hoạt động trước 2/9
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Chính quyền nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đang lo ngăn chặn biểu tình mà họ gọi là 'tụ tập đông người' dịp Quốc Khánh 2/9.

Nơi ở của một số nhà hoạt động được an ninh Việt Nam canh gác nghiêm ngặt trước 2/9.

Cùng lúc, chính quyền chỉ đạo cho công an các thành phố Hà Nội, TP HCM và nhiều đô thị khác "đảm bảo an ninh, trật tự trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9".

Các văn bản công bố ở Hà Nội nói công an thành phố này có nhiệm vụ "chống hoạt động tập trung đông người, tuần hành, biểu tình trái pháp luật gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố, nhất là trong dịp 2/9.

conganvietcong
Chính quyền ở Việt Nam kêu gọi tăng cường lực lượng an ninh để ngăn 'tụ tập đông người' ngày Quốc Khánh 2/9



Từ Sài Gòn, nhà báo tự do Sương Quỳnh nói với BBC hôm 31/8 là an ninh đã "đặt chốt" trước nhà của bà từ trưa:

"Những ngày có xảy ra biểu tình hay xét xử những người bất đồng chính kiến thì công an mặc thường phục vẫn đến canh nhà tôi. Thường họ đi theo nhóm từ 4-5 người. Lúc cao điểm khi đang biểu tình hay xử án thì lên đến hàng chục người. "

"Nếu họ cho phép tôi đi ra khỏi nhà thì sẽ cử 2 -4 người đi theo canh phòng. Có dịp họ còn cử hàng chục người gồm an ninh, dân phòng, thậm chí cả người của Hội phụ nữ tới canh gác cả ngày, chia ca kíp."

Bà Sương Quỳnh đã từng tham gia các vụ biểu tình phản đối Trung Quốc, Formosa, ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa, kêu gọi thả tù nhân lương tâm.


Cũng từ Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Viện, cho hay ông được trưởng công an phường trực tiếp 'mời cà phê' hôm 30/8.

"Cách làm việc thân thiện. Họ nhờ 'giúp' bằng cách không ra khỏi nhà vào hôm 2/9 và 4/9."

Cũng tương tự, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm nói ông được cán bộ PA67 của Bộ Công an 'mời cà phê' hôm 30/8 tại Sài Gòn để 'hỏi han'.

"Họ hỏi tôi mùng 2/9 có kế hoạch gì? Có đi ra đường không? Họ khuyên tôi không nên đi ra ngoài hôm 2/9 coi chừng bị 'hốt' và nói "Những bài ông viết, những việc ông làm bọn tôi đều biết," ông cho BBC Tiếng Việt từ Bangkok hay.

Ngăn ngừa, tuyên truyền và vận động

Giới chức ở nhiều địa phương cũng tăng cường biện pháp tuyên truyền khác như đi phát tờ rơi, đi vận động từng nhà.

Bà Phạm Thị Tuất ở phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) được dẫn lời trên báo Quân đội Nhân Dân ngày 28/8, nói trong những lần họp tổ dân phố, cán bộ thường tuyên truyền cho dân đọc thông tin "từ những trang báo chính thống thay vì tin tức trên mạng xã hội để hạn chế tối đa việc niềm tin nhầm chỗ, nghe theo lời xúi giục của những phần tử phản động, cơ hội".

Tài liệu tuyên truyền được tổ dân phố phát từng nhà trước 2-9-2018
Tài liệu tuyên truyền được tổ dân phố phát từng nhà trước 2/9

Trần Văn Quang, 16 tuổi, ở phường Phú Tài, TP Phan Thiết (Bình Thuận) thì nói, cũng trên tờ báo này, rằng vào 10/6 - thời điểm xảy ra biểu tình ở nhiều nơi trên cả nước và bạo động ở Bình Thuận - em được thuê ném đá vào công an với giá 200 ngàn đồng,"'ném bom xăng thì được từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng".

Bài báo cũng về lòng yêu nước và kêu gọi cảnh giác với "mọi âm mưu thủ đoạn thâm độc của thế lực thù địch".

Hệ thống viễn thông nhiều địa phương đã vào cuộc để phục vụ tuyên truyền dịp 2/9.

VNPT tại Long An nhắn tin cho người dân "không nghe xúi giục, kích động của đối tượng xấu', làm 'ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của địa phương".

Tại Vĩnh Yên, báo tỉnh đăng hình công an kiểm tra xe máy ngoài đường, để "bảo đảm an ninh trật tự dịp Quốc khánh 2/9".

Hôm 27/8, chủ tịch UBND Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, yêu cầu công an không để xảy ra tình trạng "tụ tập đông người, quá khích dịp lễ Quốc khánh".

Biểu tình các dịp cuối tuần

Các vụ biểu tình tự tổ chức đã xảy ra nhiều lần, thường vào cuối tuần, từ nhiều năm qua ở Việt Nam, như phản đối Giàn khoan HD981 của Trung Quốc hồi 2014.

Trong tháng 6 năm nay, có thêm các cuộc biểu tình ở các đô thị lớn phản đối hai luật An ninh mạng và Đặc khu kinh tế.

Một đánh giá hồi tháng 6/2018 của Viện Lowy tại Úc về các vụ việc đó viết:

"Đa số công chúng tin rằng tham nhũng trong bộ máy công quyền là kinh niên ở Việt Nam. Dù chiến dịch chống tham nhũng được ủng hộ rộng rãi, điều này khó tạm thu hút niềm tin trong công chúng về các chính sách mới nhất".

Ngoài ra, yếu tố phản đối Trung Quốc về biển đảo hoặc các vấn đề khác thường xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam những năm qua.

Cùng lúc, luật biểu tình đã bị trì hoãn nhiều lần cũng khiến khác biệt quan điểm chỉ có cách thể hiện qua tuần hành bất chấp lệnh cấm ngoài đường phố.

Vào cuối tháng 8, một nhóm nhân sỹ ở Việt Nam nói họ dự kiến công bố bản kiến nghị chính phủ về việc bỏ vĩnh viễn Luật đặc khu kinh tế và Thông tư 19 cho phép lưu hành đồng nhân dân tệ ở các tỉnh giáp Trung Quốc.

Ngoài ra, có một số lời kêu gọi biểu tình lan truyền mạng xã hội mà không rõ mục đích đến từ người Việt ở hải ngoại, theo một nhà hoạt động tại Sài Gòn.

Biểu tình ở Saigon11 tháng 5-2016. Yếu tố phản đối TQ về biển đảo thường xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt
Biểu tình ở TPHCM 11 tháng 5/2016. Yếu tố phản đối TQ về biển đảo thường xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam những năm qua

Tuy nhiên, theo ông Dương Đại Triều Lâm thì kêu gọi từ giới hoạt động hay từ bên ngoài không phải là yếu tố chính.

"Nhận thức của người dân nay cũng đã khác. Ví dụ như ngày 10/6 vừa qua, các nhà hoạt động mà chính quyền đã 'quen mặt', đều bị canh gác gắt gao, không thể ra khỏi nhà, nhưng biểu tình vẫn diễn ra ở khắp nơi," ông Dương Đại Triều Lâm nói với BBC.

31/8/2018
Nguồn BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn