BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73211)
(Xem: 62209)
(Xem: 39386)
(Xem: 31146)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị quản thúc tại gia

07 Tháng Bảy 200812:00 SA(Xem: 807)
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị quản thúc tại gia
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Hiền Vy: Thưa lý do nào mà ông bị quản thúc tại gia?

 

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa


 Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghiã: Ngày mùng 6 tháng 7, tôi đã bị cưỡng ép lên đồn công an của quận sở tại. Ở đấy, người ta đọc cho tôi một cái lệnh miệng, ra lệnh cho tôi nằm im tại nhà, từ thời điểm đó, tức là ngày mùng 6 cho đến ngày 16 tháng 7, đúng thời điểm mà chúng tôi sẽ vận động một cuộc biểu tình, nếu nhà nước cho phép.

Cái lệnh miệng này, khi tôi hỏi họ, văn bản giấy tờ đâu, lệnh của ai ký, thì những người công an này cho tôi biết rằng, đây là cái lệnh không có người ký, và không có văn bản giấy tờ. Một cái lệnh chưa có tên, nhưng áp dụng đối với những người xâm phạm đến an ninh quốc gia.

Hiền Vy: Thưa ông làm gì mà xâm phạm đến an ninh quốc gia?

Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghiã: Căn nguyên là cô Phạm Thanh Nghiên, tôi, Nguyễn Xuân Nghĩa và ông Vũ Cao Quận, đã cùng đứng đơn xin phép Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cho chúng tôi tổ chức một cuộc biểu tình. Như quí vị biết, tình trạng lạm phát tại ViệtNam hiện nay vô cùng trầm trọng. Đời sống của nhân dân và những người lao động nghèo khổ vô cùng khó khăn do giá cả tăng vọt. Thế mà chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng không có biện phát hữu hiệu, để làm giảm thiểu lạm phát, cứu nguy đời sống kinh tế của đất nước, cũng như ổn định đời sống của người dân lao động.

Nhìn vào hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng tôi thấy điều 69, có đề cập tới Việt Nam có quyền biểu tình, vì vậy chúng tôi đã làm đơn xin biểu tình. Hậu quả của việc chúng làm đơn xin biểu tình đã xảy ra là hiện nay chúng tôi bị quản chế tại nhà và bị công an xách nhiễu.

Hiền Vy: Vậy là nhà nước từ chối, không cho các ông đi biểu tình?

Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghiã: Họ đã từ chối, mà còn dùng luật của họ, gọi là “luật không có tên” để quản chế chúng tôi tại nhà, và đối với cô Phạm Thanh Nghiên họ đã dùng “xã hội đen” để dằn mặt cô sau 2 vụ; một vụ là họ đã đánh cô Phạm Thanh Nghiên khi cô ấy từ nhà tôi trở về nhà cô ấy và ngày hôm qua, một người đi xe gắn máy, đã quệt xe gắn máy vào người nhà của cô ấy gây ra tai nạn giao thông.

Hiền Vy: Thưa ông, trong tai nạn giao thông đó có ai bị thương tích gì không ạ ?

Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghiã: Một cháu gái của cô Phạm Thanh Nghiên mới 4 tuổi đã bị xây xát mặt mày và sau khi đi bệnh viện sơ cứu thì đã được băng bó và hiện nay cháu rất đau đớn.

Hiền Vy: Thưa ông, khi bị từ chối, không cho đi biểu tình, thì theo ông, nhà nước làm vậy có đúng không ?

Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghiã: Nhà nước sai! Nhà nước làm ra hiến pháp, tức là quốc hội đại diện cho nhân dân của quốc gia, làm ra hiến pháp, trong đó có điều 69, nói rằng công dân có quyền biểu tình, nhưng khi chúng tôi làm đơn xin biểu tình thì qua đại diện của họ, là Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nhà nước đã bác bỏ đơn của chúng tôi.

Hiền Vy: Thưa ông, khi bị bác bỏ như vậy thì các ông có định sẽ làm gì nữa không ?

Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghiã: Chúng tôi đã nhận được công văn bác bỏ và nhận được cả sự khủng bố của nhà nước thông qua các lực lượng công an, thông qua những người ủng hộ họ, đóng vai là xã hội đen, nhưng bởi vì căn cứ vào hiến pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại lên toà án để minh định rõ hơn cái quyền của chúng tôi và để tòa án xử vụ này, bởi vì căn cứ vào hiến pháp thì chúng tôi được phép biểu tình.

Và trong đơn xin phép biểu tình, chúng tôi đã hứa làm đúng theo các điều khoản trong luật pháp, nghĩa là không gây mất trật tự công cộng, không gây mất an ninh cho xã hội.

Hiền Vy: Trước tin Hòa Thượng Thích Huyền Quang viên tịch, thưa ông có dự định tham dự đám tang của Ngài không ạ ?

Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghiã: Tin dữ Hoà Thượng Thích Huyền Quang viên tịch làm chúng tôi rất đau đớn. Cá nhân tôi, ở thời điểm bình thường luôn luôn dự định đi dự đám tang của những người hoạt động trong phong trào dân chủ, thế nhưng hiện nay tôi đang bị công an thành phố Hải Phòng giam giữ tại nhà, bằng luật miệng mà họ nói rằng luật này không có tên, không có người ký và không có trong văn bản.

Sáng nay vào lúc 8 giờ, 2 người bạn của tôi đã đến đây và chúng tôi có rủ nhau ra 1 quán trà gần nhà tôi, nhưng khi chúng tôi mới bước ra vỉa hè, thì bản thân tôi đã bị 4 công an, nhảy xô đến và đẩy tôi vào nhà, rồi đe doạ rằng: “Đừng để cho chúng tôi phải dùng những biện pháp mạnh hơn.”

Đấy là tình trạng của tôi hiện nay. Do tình trạng như thế này thì tôi không thể đi dự đám tang của Hòa Thượng Thích Huyền Quang được. Nhưng tôi sẽ có biện pháp để khiếu nại lên cấp trên về cái lệnh quản chế mà họ gọi là lệnh không có trên văn bản này.

Hiền Vy: Thưa ông có muốn nhắn nhủ gì với người dân trong nước cũng như với người Việt hải ngoại không ?

Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghiã: Cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam đang bước sang những giai đoạn rất là mới, trong đó nhóm chúng tôi nghĩ rằng phải đấu tranh dành lại quyền lợi cụ thể là quyền biểu tình, quyền tự do đi lại, quyền tự do hội họp, và đây là những sự việc cụ thể mà chúng tôi nghĩ là phải làm cho nhà nước công nhận đúng tinh thần hiến pháp của nhà nước.

Thế nhưng hiện chúng tôi đang gặp khó khăn, vì vậy chúng tôi sẽ dựa vào hiến pháp của nhà nước để đấu tranh theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, cũng như dựa vào sự ủng hộ của các cá nhân, các tổ chức, các quốc hội của những nước dân chủ văn minh để làm cho những điều khoản tiến bộ trong hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà quốc hội đã thông qua, được thực thi đúng đắn để đảm bảo quyền lợi cho tất cả công dân mà hiến pháp đã qui định.

Hiền Vy, thông tín viên đài RFA
07/07/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn