BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73328)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

BIỂN NHỚ

27 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 6119)
BIỂN NHỚ
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57

Chương 1: Sửa soạn ra khơi


Trưa ngày 8 tháng 6, vừa ở phòng mổ ra, bà y tá trưởng đến cho tôi hay có hội Médecins du Monde gọi và nhắn kêu lại gấp. Đoán là có công tác, tôi bâng khuân xét lại lòng mình, nhận hay từ chối ? Không phải tôi sợ, nhưng gia đình mới sang, tài chánh chưa được ổn định.

Nếu đi vớt đồng bào tỵ nạn như đã bàn, từ chối sao đành ?

Hình ảnh những ghe vượt biên bị hải quân Mã Lai kéo ra khơi, bất chấp sự đói khát của thuyền nhân, bệnh hoạn của trẻ em…, những bức thư đầy nước mắt của chồng tìm vợ yêu ; của con xa mẹ hiền bị bọn cướp Thái hãm hiếp trước mắt rồi bắt đi ; và biết bao thảm cảnh khác của người đồng hương trở lại quây quần trong đầu, giúp tôi lấy quyết định.

Điện thoại lên Paris, cô thơ ký của Hội cho biết sẽ đi vớt người Việt vượt biển.

Tôi hỏi :

- Với tàu Ile de Lumière (Đảo Ánh Sáng) ?

- Không tàu Goelo chỉ là tàu chở hàng nhỏ, mà đã tốn một triệu quan mỗi tháng rồi. May kiếm được mối chở qua Singapore để trang trải chi phí phần nào. Tàu sẽ tới trong vòng năm ngày nữa, Patrick đã qua trước coi việc sửa sang.

Vài hôm sau tôi đến trụ sở hội thảo như mỗi thứ sáu tối. Sau khi bàn qua tình hình quốc tế sôi nổi đây đó với những tường thuật sống động của người mới đi công tác về, và nghe những chỉ dĩ-n cho người đi sau, bác sĩ Kouchner trình bày vấn đề Boat People :

- Tàu Goelo đã tới, hàng hóa giao xong nhưng còn vài vấn đề bất ngờ : tàu quá nhẹ, khi ra khơi gặp sóng to gió lớn, sẽ lắc nhiều, e không an toàn. Mình cần phải mua sõi đá thêm dưới hầm cho đằm tàu.

Một người bàn vào :

- Chắc không đến nỗi nào đâu. Mấy anh ráng chịu say sóng chút đỉnh, chứ ngân quỹ không đủ. Tàu có chìm thì còn ghe để thoát thân.

Tôi lưu ý :

- Những người tỵ nạn anh bỏ lại à ?

Sau nửa giờ thảo luận, mọi người đồng ý chỉ mua năm tấn sõi đá. Trách nhiệm được phân chia xong, riêng tôi phải phụ tất cả mấy « xếp » kia, vì nói được tiếng Việt.

Khi nhận vé máy bay và sổ thông hành, lòng tôi cảm thấy nôn nao vô cùng. Trở về Á Châu yêu dấu, dù không phải là quê hương xứ sở, nhưng sống lại trong một xã hội cùng tập quán, với cảnh vật tương tự, có lẽ sẽ xoa dịu được phần nào nỗi nhớ nhà từ chín năm qua ?

18 tháng 6, tới Singapore, ngủ được vài tiếng đồng hồ ở Rafles Hotel, Patrick đánh thức tôi, cho hay đêm qua có trộm lên tàu nhưng bị phátgiác. Tôi phải đi gấp kiểm lại thuốc, lương thực… dể chiều mua kịp những gì còn thiếu, vì tối nay tàu nhổ neo.

Phần mệt, phần thất vọng không viếng thành phố được, tôi hơi tỏ vẻ bất bình sao lại bị chỉ định ? Nhưng tôi nhịn, vì người ngoại quốc làm sao hết lòng giúp đỡ một dân tộc không cùng màu da, tiếng nói ? Tôi gọi cô y tá đi phụ cho nhanh công chuyện.

Suốt đường ra hải cảng, tôi nóng lòng thấy tàu Goelo nên không để ý nhiều đến cảnh vật. Đại khái, Singapore rất tân tiến và sạch không thua gì thành phố Âu Mỹ. Đến nơi, ghe nhỏ đưa chúng tôi ra. Nhìn từ xa, tàu trông hơi cũ kỹ, nhỏ hơn các tàu chung quanh. Tám mươi sáu thước bề dài, mười một thước bề ngang, sơn màu xanh lá cây lợt với ba cột buồm cao. Tàu lắc lư trên sóng như chào mừng chúng tôi.

Lòng bùi ngùi, tôi thầm nghĩ : phải chi là chủ, tôi sẽ sơn màu vàng, một màu vàng tươi thắm tình thương, và ba cột kia màu đỏ. Như thế những hương sẽ đỡ bỡ ngỡ : bỏ quê mẹ ra đi, hai bàn tay trắng, gặp được ngoài khơi màu cờ của tổ tiên đất nước, hẳn những khổ nhọc sẽ giảm đi nhiều ?

Thủy thủ đoàn Pháp ra chào hỏi chúng tôi. Thuyền trưởng dẫn đi viếng phòng máy, phòng ăn…

- Còn phòng ngủ đâu ? – cô y tá hỏi.

- Chưa dọn xong, phía sau nhà bếp có phòng riêng cho cô… Còn đàn ông chịu khó ngủ chung !

Chúng tôi nhìn nhau mỉm cưòi như hiểu ý nhau.

Sau đó ông đưa ra phía trước. Một số nhân công đang hàn trên mui hầm tàu ba cái containers (loại thùng sắt lớn, xe vận tải dùng để chở hàng hóa). Một container sẻ dùng làm phòng y tế, hai chiếc kia làm phòng ngủ cho bác sĩ và ký giả (có thể chứa mười hai người với giường chồng đôi). Ngoài ra còn chất nào là thùng chứa dầu ăn, bao gạo, áo quần cũ xin được. Chữ ổ chuột sẽ không diễn tả đúng sự bừa bãi và mùi hôi trong đó.

Vào phòng y tế, tôi ngao ngán nhìn sự đổ tháo hàng trăm hộp thuốc, cởi áo ra bắt tay vào việc. Xế chiều, hai cầu thang cây đã hàn xong, tôi xuống hầm đếm số ghế bố còn lại. Tàu có hai hầm riêng biệt, rộng mênh mông, nhưng hơi ngợp vì thiếu ống thông hơi. Hầm trước có thể chứa được hai trăm người, phía sau ba trăm.

Hội chỉ mua một trăm ghế bố cho trẻ em, bệnh nhân và một trăm tấm ván cho phụ nữ lót lưng đỡ bị cộm trên sõi. Một tấm ván không tốn bao nhiêu tiên, mà nhân phẩm còn được tôn trọng phần nào. Nhưng biết nói gì ? Tiền hội không đủ. Tôi cảm thấy buồn trước sự bất công của đời : người nhà cao cửa rộng, đi nghỉ mát đạy đó, kẻ bần cùng đi tìm bát cơm thơm và manh chiếu ấm mà chẳng được !

19 giờ, phái đoàn trở lên tàu. Sau buổi ăn là màn « rót đầy ly cạn, uống cạn ly đầy ». Kouchner đem rượu Champagne đãi :

- Tôi cảm ơn sự hiện diện của tất cả các bạn. Mong chuyến đi sẽ hữu ích cho dân Việt Nam, một dân tộc khao khát tự do, bất chấp gian nguy trên đại dương, bất chấp sự dã man của cướp Thái… Tôi tin chắc rằng, sau khi đã mãn công tác, các bạn cũng sẽ cảm thấy quyến luyến như tôi với người Á Đông !

Ông còn cho biết, chánh phủ Pháp phái tàu hải quân Le Balny cộng tác vài tuần. Hiện giờ tàu le Balny đã bắt đầu hoạt động ở vịnh Thái Lan, cứu được tuần rồi gần hai trăm thuyền nhân. Theo kế hoạch đã định, tàu hải quân vớt ghe phía hải phận Thái, nhằm dọa luôn bọn cướp vô lương tâm, Le Goelo sẽ chạy dọc bờ biển Việt Nam cứu đồng bào vừa ra khỏi.

Liên Hiệp Quốc đã cung cấp cho Hội địa điểm tất cả những thuyền vượt biển đã được vớt, và vị trí ghe hay bị cướp Thái hành hung. Theo đó, chúng tôi quyết định lộ trình : Goelo sẽ lên vịnh Thái Lan gặp Balny, trở xuống mũi Cà Mau, vòng lên ngoài khơi Sài Gòn, rồi sẽ trở lại gặp Balny trước khi tàu hải quân trở về Tahiti.

Đêm xuống, lên boong tàu nhìn lại hải cảng Singapore thật là thần tiên. Hàng trăm ngàn ánh đèn tạo ra cảm tưởng một thành phố nổi trên nước. Mọi người im lặng nhìn như muốn thưởng thức những hình ảnh cuối cùng của văn hóa loài người trước khi ra khơi.

Đất liền rồi chỉ còn hiện như một lằn sáng lu dần trong màn sương mù của đại dương.

Ngay đêm đầu, chúng tôi phải giải quyết nhiều khó khăn. Tàu trung bình lắc 40 độ, dù không bảo ; giường ngủ lại chồng đôi, không gắn được vào vách tường sắt nên hay tuột khiến người nằm trên mãi sợ té. Sáng sớm, mặt mày bơ phờ, chúng tôi nhìn nhau khẽ trách :

- Tối mày ngáy quá, đổi phòng đi.

- Còn mày hút thuốc ngợp chết mẹ !

Tắm rửa xong, tôi lên phòng lái ngắm sự mênh mông của biển cả. Bầu trời trong sáng, chung quanh không còn hình dạng một tàu nào. Tôi cảm thấy khoan khoái vô cùng.

Giờ qua giờ, không có báo đọc như mọi sáng, không truyền hình xem, mà cũng chẳng có máy phát thanh để nghe, chúng tôi có cảm tưởng như sống trong một thế giới khác mà thời gian không còn ý nghĩa nữa ngoài giờ ăn ngủ. Không ai nói ra chứ mọi người mong sớm vào vùng vớt ghe. Tàu vẫn bình thản chạy khoảng 25 cây số giờ.

Để bớt nhàm chán, chúng tôi đi theo các thủy thủ xem họ làm việc, và nếu cần, giúp họ đôi chút. (Lao động là vinh quang đấy mà !).

Thật ra tàu Goelo cần đến mười tám thủy thủ, nhưng Hội chỉ muốn có mười hai người vì không đủ tiền bạc, cho nên bác sĩ và ký giả đều được thuyền trưởng mời « tình nguyện » nào là khiên gạo (bao năm mười ký) đem vào kho, nào rửa hầm, nào lau chén lau ly…

20 tháng 6, gió lên đến cấp 3, cấp 4. Vài ký giả bị say sóng, ăn uống không được, sanh ra nói nhảm :

- Chắc tao chết, vái trời sớm gặp ghe đặng về bờ !

Một phóng viên khác bàn :

- Chưa đủ, phải còn bi thảm để quay phim, vậy mới xin tiền được !

Anh bạn kia đáp lại :

- Có gì khó đâu. Kêu họ đục tàu chìm. Mình quay phim xong vớt lên. Về Pháp đăng báo là ghe tỵ nạn tuyệt vọng không được vớt bao lần, khi thấy tàu Goelo đến gần, tự đục chìm để được cứu !

- Nghe cũng có lý, nhưng họ có chịu làm không ?

- Chắc chắn là chịu, nếu không mình dọa không vớt.

- Còn trẻ con không biết lội thì sao ?

Anh chàng mỉm cười nhưng vẫn chưa chịu thua :

- Rước trẻ em trước, rồi làm như vậy…

- Bin đang động, thuyền nhân còn đủ sức bơi chống lại sóng to không ? Rủi cá mập, họ sẽ càng hoảng hốt !

Đấu lý một hồi, anh chàng mới chịu thua.

Sau buổi cơm tối, chúng tôi bắt thăm phiên gác vì khuya sẽ vào vùng vớt. Mỗi phiên là hai tiếng, có một bác sĩ hay y tá và một phóng viên. Tất cả là sáu nhóm luân phiên. Kouchner giảng sơ cách phân biệt đèn. Đèn sáng là đèn của tàu buôn, đèn dầu lu mờ là đén ghe tỵ nạn hay phao lưới cá… Dù sao có gì nghi ngờ thì mọi người phải được kêu dậy. Ngoài ra, thuyền trưởng cho thêm chỉ thị là sau tám giờ tối, không được mở cửa sổ có đèn sáng vì tuần tiểu hải quân Việt Nam có thể bắn, hay cướp Thái tấn công như tàu Cap Anamur của Tây Đức đã bị một lần. 

Ý kiến bạn đọc
31 Tháng Bảy 20107:00 SA
Khách
"Hội từ thiện con mẹ gì mà đối đải với mình như chó ghẻ; ăn không ngon mà cũng chẳng no; ghế bố thì ngưới có người không": sau này, khi biết được có những ghe không còn lương thực, phải ăn thịt nhau... những người nở lòng thốt ra câu này có thấy ăn năn chút nào không? Và có thấy rằng mình đã được Ông Trời ban phước cho mình quá nhiều rồi không? " Lên tàu này là 1 sự nhục nhã cho dân VN, anh biết không? Thà gia đình tôi chết dưới biển còn hơn!"... như con thuyền ma ở đoạn sau, có lẻ anh nầy sẽ cảm thấy "còn hơn"! "Phải mà, anh được mấy thằng Tây cho ăn ngon, ngủ kỷ nên mặc kệ tụi tôi": đương sự nầy không thấy được chân giá trị của những người vì lòng nhơn đạo mà hi sinh cái riêng tư của mình; tôi cũng tự hỏi, cho đến thời điểm nầy, đương sự nầy có làm được điều gì cho người khác vui vẻ hay không?... mà bạo miệng xài xể người khác quá vậy! Và sau khi được cứu và định cư ở nuưóc nào đó, có làm được điều gì giúp người khác không? Hay chỉ cho gia đình mình mà thôi [!] "Lẫn quẩn chỉ nghe những câu chưởi thề giánh ăn": đã nói rồi, cái ăn "trượng" đến như thế đấy! "Phải chi không lên tàu thì giờ nầy tới đảo rồi": hoặc làm chiếc thuyền ma [!] "Ở dưới ghe tôi ăn cơm ngon hơn, còn cả trăm trái dừa và cam tươi": ôi miếng ăn trọng đến thế sao! 35 năm sau, khi làm việc với các tổ chức Cộng Đồng, tôi vẫn thấy đồng hương ta vẫn không có gì thay đổi: "sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi", đồ ăn free thì lảnh cho thật nhiều - ăn không hết thì liệng vào sọt rác- bới xách đem cả về nhà nữa, mà không chịu móc túi ra đóng góp 1 xu, ăn xong là bồng bế nhau ra về! "Chuyện dọn dẹp không phải là việc của tôi"! "Thuyền vẫn trôi, yên lặng trở vào sương mù, mang theo cả sự huyền bí... để lại nơi chúng tôi nhiều thắc mắc về số phận những thuyền nhân trên ghe kia. Có thể họ đã chết trong cơn bảo tố, nhưng sao ghe không chìm? Có thể họ chết vì đói khát, nhưng xác họ đâu? Giả thuyết gần sự thật nhất có lẻ là họ đã bị cướp Thái bắt cóc và thủ tiêu tất cả rồi?": riêng những người vượt biển đã được ở trên tàu Goelo thì có những cảm nghĩ gì khi thấy con thuyền ma nầy? "Tôi cũng hơi bực là các bà mẹ sanh nạnh, đổ lỗi cho nhau, không chịu đem trả bình sửa khi các cháu bú xong. Chỉ có 10 bình cho 20 em, nên họ lại đổ thừa đứa nầy uống trước đứa kia uống sau, đứa nầy bú nhiều, đứa kia bú ít..." "Nhưng trật tự không kềm nổi sự hổn độn trên tàu: kẻ tò mò muốn xem, người viện cớ đến nhìn bà con..." "Nhưng họ vẫn chịu "ăn đòn" hơn là nghe chỉ thị ban trật tự" "Dạ...em kiếm ống thuốc lào đâu mất rồi! Chịu nổi không?": những con người nầy thật làm xấu hỗ người VN! Hởi "Con rồng cháu Tiên", đâu hết cả rồi? Như tác giả đã từng viết rằng, cũng có những người tốt; nhưng ít quá và yên lặng quá! Trong thời điểm hiện nay July 2010, nếu người tốt vẫn miệng câm như hến, thì không bao lâu nữa, Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại chúng ta sẽ không mất cơ hội nghe được quốc ca VC và "Như có chó hồ trong ngày vui đại thắng" ngay tại đất Mỹ nầy: ăn năn thì đã quá muộn rồi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn