BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73326)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Úc Châu và làn sóng người tỵ nạn Việt Nam

21 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 1860)
Úc Châu và làn sóng người tỵ nạn Việt Nam
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
 Trong lịch sử di dân của Úc, thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đi tìm tự do đã chiếm một vị trí đặc biệt. Họ đến Úc Châu bằng những chuyến hành trình dài, nguy hiểm nhất trên những con tàu mong manh nhất mà lại không đủ phương tiện hải hành.

Những con tàu ấy là những chiếc ghe đánh cá chở đầy những thuyền nhân Việt Nam gồm đủ mọi thành phần như ngư dân,nông dân, công nhân,quân cán chính miền Nam đi tìm tự do sau khi Cộng Sản Bắc Việt xé bỏ Hiệp Định Balê 1973 và xua quân cưỡng chiếm miền Nam vào tháng 4 năm 1975.

Những cuộc hành trình xuyên đại dương với muôn vàn nguy hiểm, bất trắc, trong đó không có biên giới giữa sự sống và chết, bất cứ thuyền nhân nào cũng biết điều nầy, nhưng rồi họ vẫn chấp nhận để ra đi. Cuối cùng cũng có một số đã vượt qua và đến được bến bờ tự do xa xôi là Úc Đại Lợi.



Trong Bảo Tàng Viện Hàng Hải Quốc Gia Úc (The Australian National Maritime Museum) được thành lập vào cuối năm 1991 tại Darling Harbour, Sydney đã trưng bày tất cả mọi sử liệu liên quan về hàng hải nước Úc, trong đó có những sử liệu nói về những đợt thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn đầu tiên đổ bộ lên bờ biển DARWIN (Bắc Úc) vào những năm 1977 và 1978. Một trong những chiếc ghe vuợt biển có tính cách lịch sử này đã được tàn trử, bảo trì và neo tại cầu tàu của Bảo Tàng Viện. Đó là chiếc ghe đánh cá HỒNG HẢI mang số đăng bộ VNKG 0054ADC dài 20 thước, bằng gổ, kiến trúc theo kiểu truyền thống vùng Phú Quốc ( thông thường người địa phương gọi là ghe Kiên Giang) đã chở 38 thuyền nhân Việt Nam đến Darwin vào năm 1978.

Chiếc ghe HỒNG HẢI (hình1) được kéo về từ Darwin và đã được tu sửa để có lại những điều kiện ban đầu của nó với sự đóng góp tích cực của Gia Đình Hải Quân Hàng Hải tiểu bang NSW và sự góp ý của chính thuyền trưởng của nó – Ông Trương văn Sỏi (hình 2).


 Hình 1 



Hình 2


Trong làn sóng người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản đi tìm tự do đến Úc, phải kể đến 31 thuyền nhân can đảm trên chiếc ghe đánh cá mang số đăng bộ VNKG 1062 ADC đã đến Darwin sớm nhất vào ngày 21/11/1977 mà người dân Úc đã đặt cho một tên đầy ý nghĩa là TỰ DO (The South Vietnamese Exfishing Boat TỰ DO). Ngoài ra, một chiếc ghe đánh cá khác đầy ấp thuyền nhân mang số đăng bộ VNKG 3402 ADC cũng đã đến Darwin cùng ngày 21/11/1977.

Những thuyền nhân trên những chiếc ghe đánh cá mong manh trực tiếp đến Úc, tất cả họ đã phải làm một chuyến hải hành dài chừng 6.500 cây số xuyên qua nhiều quốc gia Đông Nam Á. Họ đã từng bị hải tặc tấn công, đã từng bị nhiều quốc gia đan tâm từ chối tư cách tỵ nạn, họ đã từng bi cấm đoán đổ bộ lên bờ , họ đã từng bị trục kéo ra biển khơi trong một tình huống hết sức tuyệt vọng thiếu nước uống, thiếu lương thực, thiếu dầu cặn, không thuốc men, tình trạng máy móc hư hỏng, lường ghe bị rò rỉ.

Có một điều đáng nói ra đây là qua những chuyến đi định mệnh đầy thương tâm và hải hùng đó, đa số thuyền nhân khi được hỏi tới số đăng bộ ghe, họ không còn nhớ mà chỉ ghi nhận được một con số hên là số 9 ( chín nút) có nghĩa là số cộng lại các con số đăng bộ đã sơn trên mũi ghe. Đó là con số may mắn mà họ linh cảm sẽ thượng lộ bình an khi họ bước chân lên ghe để bắt đầu một cuộc vượt biển trốn chạy chế độ cộng sản mà họ biết rỏ là phải đổi bằng chính sinh mạng của họ và người thân yêu của họ. Điều ngẫu nhiên là số đăng bộ của các chiếc ghe vượt biên đến Úc an toàn đều là 9 nút - Quả là con số may mắn.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay số 9 đích thật là con số may mắn?

Trương thanh Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn