BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cuộc vượt biển kinh hoàng của một gia đình với mười người con

21 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 2035)
Cuộc vượt biển kinh hoàng của một gia đình với mười người con
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Để sửa soạn cho cuộc vượt biên ra nước ngoài, gia đình tôi thay phiên vào rừng sâu đốn cây, xẻ gỗ để tự đóng tầu. Ròng rã suốt 4 năm, cả gia đình chúng tôi phải chịu đựng biết bao gian khổ, làm việc cực lực không kể ngày đêm trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. . . bằng mọi giá chúng tôi phải đóng cho được một tầu nhỏ (chiếc ghe thì đúng hơn). Cuối cùng, con tầu bé nhỏ đã hoàn thành với chiều dài 9m, ngang 2. 50 m, gắn máy "Một Lốc", được trang bị chài lưới, giả dạng đi đánh cá, buôn than, chở củi. v. v. . . để bảo mật, dò đưng và rút tỉa kinh nghiệm hầu mong con tầu thoát ra khỏi cửa biển Vũng Tàu.

Mọi việc chúng tôi đã chuẩn bị xong, chỉ chỉ còn lo bãi bến, bốc dầu, lương thực và người. Nhưng thời tiết xấu. Nhiều trận bão cứ liên tiếp cả tháng trời. Nguy cơ bị bại lộ thì rất nguy ngập cho bản thân tôi và đứa con lớn trốn lính bộ đội sắp phải đi Campuchia và 2 đứa con trai kế sắp phải đi nghĩa vụ (quân dịch).

Không thể chần chừ, chúng tôi nhất định cảm tử và ấn định ngày ra đi vào tối ngày 14 rạng ngày 15. 08. 1979, là ngày lễ kính Đức Mẹ Linh hồn và xác lên Trời. Chúng tôi luôn cầu khẩn và cậy trông vào Mẹ và dâng trọn chuyến đi định mệnh này cho Mẹ. Cơn bão số 9 vừa dứt, ngày giờ ấn định cũng vừa đến thì tàu chúng tôi nhổ neo. Khi ra đến cửa biển Vũng Tàu thì trời vừa sáng vì việc bốc dầu và đưa người ra bị trục trặc. Đã trễ quá, nước lên mạnh cứ đẩy con tàu trở lại; tàu không có tài công, không ai có kinh nghiệm về biển cả, cha con chúng tôi đã hành động liều lĩnh, và sự kinh hoàng nơi cửa biển ập đến, nước chảy xiết đã đưa con tầu nhỏ yếu đuối suýt vào giàn đáy cá. May mắn kịp lúc phát hiện được hai cây cột khổng lồ của giàn đáy thì tàu vừa lách ra khỏi! Thật hú hồn.

Mọi người vừa hoàn hồn thì một biến cố khác lại tiếp tới: Khi vừa ra khỏi cửa Vũng Tàu thì nghe nhiều loạt súng từ chiếc ghe khác bắn gọị. Tình thế nguy to. Tàu Công An? Tôi liền cho tàu chạy hết ga, hy vọng thoát được. Nhưng súng nổ càng lúc càng gần. Trong vài phút là tàu chúng tôi bị bắt lại. Công an làm dữ, đòi kéo tàu vào bờ. Tôi bình tĩnh và khéo léo thương lượng, đưa 10 cây vàng và năn nỉ. . . công an giả bộ từ chối. Ai cũng sợ xanh mặt. Tôi liếc thấy chúng nháy nhau, tôi biết ý nên đưa thêm cho quỷ dữ 5 cây nữa thì chúng vui vẻ nhận và cho tầu đi. Mọi người an tâm. Tàu trực chỉ hướng Tây-Nam, ra khơi mỗi lúc một êm sóng, tàu ngon trớn chạy nhanh.

Màn đêm xuống, trời về khuya, tôi đột nhiên phát hiện những đốm sáng lớn, rồi một vùng sáng có thêm ánh đèn pha. Nguy to rồi. Tôi ra lệnh tắt đèn, giảm ga và đổi hướng đi. Phút chốc đã qua vùng nguy hiểm. Có lẽ đó là đảo Côn Sơn, có công an biên phòng. Sáng hôm sau, tàu đã bình yên tiến vào vùng biển nước đen.

Trong suốt cuộc hành trình dài hai tuần lễ, hầu như ngày nào lúc mặt trời vừa mọc thì chúng tôi cho tàu bỏ leo để đọc kinh cầu nguyện và tạ ơn Chúa, Mẹ Maria. Sau đó nghỉ ngơi, ăn uống, coi lại dầu mỡ và máy móc chừng một giờ đồng hồ rồi tiếp tục cuộc hành trình. Có lần bỏ neo trúng vùng nước cạn, nơi đó là đảo san hô chỉ sâu vài thước. Chúng tôi sợ tàu mắc cạn và gấp rút di chuyển đi nơi khác.

Có một lần tàu chúng tôi đang ngon trớn thì bị cuốn vào vùng nước xoáy, cứ chạy vòng vòng mấy ngày mà không tài nào ra được, máy càng lúc càng yếu, ai lấy đều lo sợ: lương thực và nước đã hết, dầu đã cạn mà nhiềâu người lại bắt đầu ốm đau đói khát, ngất xỉu. . . Rồi vào một chiều, giông bão nổi lên, mưa to gió lớn, có nhiều lần sóng phủ ngập tàu, mọi người luôn cầu khẩn Mẹ cứu giúp cùng phó thác linh hồn trong tay Chúa và chờ chết!!! Tầu tắt máy, để bỏ mặc cho dòng nước cuốn con tàu đi theo chiều gió lốc!!!

Đúng là phép lạ rồi!!! Khi mặt trời mọc đã cao, mọi người tĩnh lại thì thấy con tầu nằm yên trong vùng biển phẳng lặng. Ai lấy đều mừng rỡ, cùng cất tiếng hát "Tung hô" để cảm tạ ơn Chúa và Mẹ Maria. Mọi người hoàn hồn, biết mình còn sống… Sau khi xem lại máy móc, xếp đặt mọi thứ tàu lại tiếp tục đi về hướng Singapore. . . vì thời điểm này Thái Lan, Mã Lai đều xua đuổi tàu tỵ nạn đến nước họ. Chỉ vài giờ sau thì xa xa hiện ra một vài tàu lớn, một chiếc chạy thẳng đến tàu chúng tôi; chúng tôi tưởng là tàu hàng đến cứu vớt, ai lấy mừng rỡ lấy áo quần ra vẩy vẩy và bắn hỏa pháo làm hiệu. Khi vừa đến gần tàu chúng tôi thì nhiều người nhảy qua dùng dao uy hiếp. Thì ra đó là bọn cướp Thái Lan. Chúng cướp của, vàng, nữ trang; đánh đập tra khảo. Cứ như vậy, đến lần bị cướp thư 4 thì trên tầu không còn gì cả. Chúng bắt mọi người lên tàu, tiếp tục đánh đập khảo của và đòi phá máy, bắt giữ nữ giới nhốt riêng. Cũng may, tôi còn cất giấu được 5 cây vàng giả, tôi đưa ra để thương lượng với bọn cướp, chúng chịu tha cho mọi người và còn cho cá ăn và nước uống, rồi chỉ đường cho tàu chúng tôi vào Mã Lai vì nơi đây gần biên giới Thái – Mã.

Tàu tiếp tục đi trong đêm tối nhờ ánh sao trời. Vì mọi dụng cụ đều bị phá, đánh cướp, cả bản đồ hải trình và hải bàn. Trong lúc mọi người đều mong và thành tâm tiếp tục cầu khấn cùng phó dâng nốt cuộc hành trình hãi hùng nơi Mẹ… Thì một vùng sáng xuất hiện, rồi những cột đèn đỏ cao nhấp nhô; nhờ vậy, chúng tôi biết được đường vào bờ biển Mã Lai, khoảng 2 giờ sáng ngày 30. 09. 1979. Tôi ra lệnh tắt đèn và bất động chờ trời sáng. Khi mặt trời đã lên cao chúng tôi bồng bế đổ bộ lên bờ ngay khu vực bãi tắm của du khách số đông là người ngoại quốc nên được họ giúp đỡ, hỏi han và cho lương thực. . . Sau cùng tôi nhờ họ gọi cảnh sát đến để tiếp nhận chúng tôi. Trước khi rời tàu, tôi ra lệnh phá máy và đánh chìm tàu vì sợ người Mã Lai đuổi chúng tôi trở ra biển như đã đối phó với nhiều ghe tàu đến trước.

Sau cùng, cảnh sát đến tiếp nhận và cho làm lều tạm trú ở một khu rừng gần bờ biển, phỏng vấn, lập danh sách và chờ cấp trên, chờ đến mấy ngày chúng tôi mới được nhập trại tỵ nạn vùng giáp Thái Lan, trại Kotaharu. Chúng tôi sống ở trại tỵ nạn này gần một năm thì phái đoàn Úc nhận cho định cư tại Úc Châu qua một Hội Từ Thiện bảo trợ. Ngày 30. 04. 1980, gia đình chúng tôi đặt chân lên đất Úc-Đại-Lợi và được định cư tại vùng bờ biển phía Bắc thành phố Sydney. Là một gia đình gồm cha mẹ và mười anh chị em từ 5 đến 25 tuổi, gồm 6 trai, 4 gái và một cô con dâu tương lai 22 tuổi.

Trích : Cuộc di tản hãi hùng và Vượt biển kinh hoàng của một Gia đình với mười người con của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn